5. Bố cục đề tài
2.1.4. Điều kiện về nghi thức kết hôn
Nghi thức kết hôn là trình tự tiến hành chính thức nhằm xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. Do có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, phong tục tập quán mà pháp luật của các nước có quy định khác nhau về nghi thức kết hôn. Trên thế giới có nhiều loại nghi thức kết hôn như: Nghi thức kết hôn dân sự, nghi thức kết hôn tôn giáo, nghi thức kết hôn được kết hợp giữa nghi thức kết hôn dân sự và nghi thức kết hôn tôn giáo. Nghi thức kết hôn dân sự là nghi thức kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu các bên kết hôn đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan có thẩm quyền của nhà nước sẽ vào sổ đăng ký kết hôn và cấp giấy đăng ký kết hôn cho các bên kết hôn. Nghi thức kết hôn tôn
22
Đất Việt, Con số thống kê người đồng tính ở Việt Nam, Hoàng Thanh, http://baodatviet.vn/doi-song/con-so-thong-ke- nguoi-dong-gioi-o-viet-nam-2346945/, [truy cập ngày 11-10-2014].
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 43 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân
giáo là hình thức kết hôn được tiến hành trước những người đại diện cho tôn giáo theo thủ tục và quy định của tôn giáo đó.23 Hôn nhân không đáp ứng được đầy đủ hai tiêu chí về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn sẽ không được pháp luật bảo vệ.
Ở Việt Nam, việc kết hôn được tiến hành theo nghi thức dân sự. Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về nghi thức kết hôn như sau: “Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt của hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên”. Đối với quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, pháp luật Việt Nam cũng quy định về nghị thức kết hôn tương tự như kết hôn trong nước. Luật hôn nhân gia đình năm 2000 và các văn bản pháp luật điều chỉnh về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện hành vẫn chưa có một quy định điều chỉnh về việc lựa chọn pháp luật áp dụng đối với nghi thức kết hôn. Trong thực tế, nghi thức kết hôn chính là một thủ tục kết hôn. Do đó, khi việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì sẽ áp dụng nghi thức kết hôn theo pháp luật của Việt Nam. Trong trường hợp việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài thì khoản 1 Điều 16 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP quy định như sau: “Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không quy phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.
Trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam”. Căn cứ vào điều luật này, ta có thể thấy nếu người Việt Nam kết hôn với công dân nước ngoài ở nước ngoài sẽ được công nhận tại Việt Nam, nếu như việc kết hôn tuân thủ đúng pháp luật về điều kiện và nghi thức kết hôn của nước ngoài, đồng thời công dân Việt Nam không vi phạm các quy định về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Ngược lại thì hôn nhân không có giá trị pháp lý .
23
Ts. Nông Quốc Bình – Ts. Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ Hôn nhân và Gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006, trang 196-197.
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 44 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân
Nghi thức kết hôn là một vấn đề quan trọng trong quá trình kết hôn, thông qua nghi thức kết hôn, cơ quan tiến hành đăng ký kết hôn có thể kiểm tra các điều kiện kết hôn, đặc biệt là điều kiện về sự tự nguyện. Nếu như việc kết hôn được tiến hành ở Việt Nam thì trải qua nghi thức kết hôn là một điều kiện bắt buộc để có một quan hệ hôn nhân được hợp pháp, và được nhà nước thừa nhận.