Đăng ký kết hôn tại khu vực biên giới

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài (Trang 56)

5. Bố cục đề tài

2.2.2.Đăng ký kết hôn tại khu vực biên giới

Do những đặc thù về phong tục, tập quán, quan hệ giao lưu có từ lâu đời giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước láng giềng sinh sống trong cùng một khu vực biên giới, ngoài ra nhà nước ta cũng muốn thể hiện thái độ hảo hữu với các nước láng giềng, nên pháp luật quy định về việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài sinh sống ở khu vực biên giới có nhiều khác biệt lớn so với các trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thông thường. Các khác biệt này đa phần đều nhầm đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới có thể kết hôn với nhau được dể dàng.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 51 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

Lãnh Thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Trong đó, chỉ có biên giới đất liền là có công dân Việt Nam và công dân các nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới. Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 34/2014/NĐ-CP Về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giải thích: “Khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là khu vực biên giới đất liền) bao gồm xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền”. Đoạn 1 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định Việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam do Chính phủ quy định. Chính phủ cũng đã ban hành một số quy định của pháp luật để quy định về vấn đề này như sau:

2.2.2.1. Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn

Điều 26 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP quy định: “Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật về đăng ký hộ tịch”. Như vậy, thay vì phải đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài khi muốn kết hôn tại cơ quan quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam thì chỉ cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã để đăng ký. Quy định trên có nhiều điểm phù hợp với thực tế. Khu việc biên giới thường cách xa trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, đường xá và phương tiện đi lại thường không thuận tiện, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên thường phải đến nơi có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn nhiều lần mới hoàn thành được hồ sơ đăng ký kết hôn. Do đó, Để cho người dân ở khu vực biên giới đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có nhiều thuận tiện hơn. Hơn nữa, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ dể dàng nắm bắt được tình hình cụ thể của hai bên đương sự hơn là Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, việc kết hôn vì vậy sẽ hạn chế được những sai sót ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân.

Tóm lại, quy định công dân Việt Nam khi kết hôn với người nước ngoài chỉ cần thực hiện việc đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã là một quy định phù hợp với tình hình thực tế. Nó vừa mang lại nhiều thuận lợi cho người dân trong việc đăng ký kết hôn, vừa mang lại nhiều thuận lợi cho cơ quan nhà nước trong việc giải quyết đăng ký kết hôn.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 52 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

Hồ sơ đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam với người nước tại khu vực biên giới được quy định tại Điều 27 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP gồm các loại giấy tờ sau:

- Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định)

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân đối với công dân Việt Nam; giấy tờ để chứng minh về tình trạng hôn nhân của công dân nước láng giềng do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp. Giấy tờ quy định tại điểm này được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.2.2.3. Thủ tục nộp, nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn

Trình tự thủ tục nộp, nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn được quy định tại khoản, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 27 Nghị định 24/2013/NĐ-CP như sau:

- Đương sự sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, đượng sự phải đến Ủy ban nhân dân cấp xã để nộp hồ sơ. Khi đi, các đương sự phải mang theo các loại giấy tờ sau đây để người có trách nhiệm kiểm tra:

+ Giấy chứng minh nhân dân biên giới đối với công dân Việt Nam; trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân biên giới thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới kèm theo giấy tờ tùy thân khác.

+ Giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ khác đối với công dân nước láng giềng do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp để chứng minh người đó thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ. Sau khi đã thẩm tra hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã có công văn, kèm theo bản sao 01 bộ hồ sơ (bản sao không cần chứng thực) gửi Sở Tư pháp để xin ý kiến.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 53 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

- Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho hai bên nam, nữ, trong đó nêu rõ lý do.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký kết hôn như đối với trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

2.2.2.4. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn

Thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ở khu vực biên giới không được quy định thành riêng một điều luật như trường hợp kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh. Tuy nhiên, tổng hợp từ khoản 4 Điều 27 nghị định số 24/2013/NĐ-CP thì có thể tính được thời hạn này là không quá 27 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp Xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.2.2.5. Lễ đăng ký kết hôn

Khoản 6 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP quy định Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ở khu vực biên giới như đối với trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước. Vì vậy lễ đăng ký kết hôn trong trường hợp này sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản quý hộ tịch như sau: “Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng”.

2.2.3. Đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nƣớc ngoài

2.2.3.1. Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam cứ trú, làm ăn ,sinh sống ở nước ngoài thực hiện việc kết hôn, nhà nước đã đặt ra quy định cho phép những người này có thể đăng ký hôn tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự (gọi chung là cơ quan

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 54 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

đại diện) của Việt Nam. Quy định này được thể hiện tại khoản 2 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và hướng dẫn cụ thể tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP như sau: “cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại; trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký việc kết hôn, nếu có yêu cầu”.

Khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hoàn xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 2009 giải thích: “Cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán; Cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán”. Như vậy trong trường hợp công dân Việt Nam tạm trú hoặc thường trú tại nước ngoài mà muốn kết hôn với người nước ngoài thì họ có thể đến Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán hoặc Lãnh sự quán của Việt Nam ở nước ngoài để đăng ký kết hôn. Quy định này được đặt ra đã thể hiện được sự linh hoạt của nhà nước ta. Thứ nhất, nó tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam dễ dàng đăng ký kết hôn bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ngay tại nước ngoài, không phải tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để về nước thực hiện việc kết hôn. Thứ hai, nó giúp cho công dân Việt Nam bảo vệ quyền lợi của mình, bởi vì khi công dân Việt nam kết hôn tại cơ quan đại diện của Việt Nam thì cả người Việt Nam và người nước ngoài đều phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, thêm vào đó người Việt Nam tìm hiểu pháp luật Việt Nam để chuẩn bị đăng ký kết hôn sẽ dể dàng hơn nhiều so với việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài.

2.2.3.2. Hồ sơ đăng ký kết hôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy định về hồ sơ đăng ký kết hôn trong trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài được áp dụng như đối với trường hợp kết hôn tại Ủy Ban nhân dân cấp Tỉnh. Hồ sơ này gồm các loại giấy tờ sau:

- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định, Mỗi bên phải làm Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định), ghi thông tin của hai bên nam, nữ; ký, ghi rõ họ tên của người làm Tờ khai. Trường hợp cả hai bên có mặt khi nộp hồ sơ thì chỉ cần làm 01 (một) Tờ khai đăng ký kết hôn, ghi thông tin của hai bên nam, nữ; ký, ghi rõ họ tên của hai người. Nếu Tờ khai đăng ký kết hôn đã có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tình trạng hôn nhân của đương sự, thì không phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Nếu đã có Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì không phải xác nhận vào Tờ khai đăng ký kết hôn.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 55 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;

+ Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.

+ Người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, ngoài việc phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó có quốc tịch hoặc thường trú cấp, còn phải nộp giấy xác nhận đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định cấp loại giấy tờ này.

+ Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (không đồng thời có quốc tịch nước ngoài) nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện tại nước mà người đó cư trú cấp hoặc giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, nơi người đó cư trú cấp.

+ Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (đồng thời có quốc tịch nước ngoài) phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó có quốc tịch cấp và Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

+ Người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú cấp.

- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài).

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 56 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, ngoài các loại giấy tờ đã nêu trên đây công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cần phải có thêm một số giất tờ khác trong hồ sơ đăng kí kết hôn như sau:

- Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài (Trang 56)