Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài (Trang 29)

5. Bố cục đề tài

1.5.3.Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986

Sau khi đất nước thống nhất, quan hệ xã hội nói chung và quan hệ hôn nhân nói riêng ở hai miền Nam-Bắc cùng được điều chỉnh bởi các băn bản pháp luật của nhà nước Việt Nam thống nhất.

Tại Kì họp quốc hội khóa VI, Quốc hội đã đặt tên nước là Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý để thống nhất về mặt nhà nước và pháp luật trên phạm vi cả nước. Quan hệ hôn nhân và gia đình trên phạm vi cả nước trong thời gian này được điều chỉnh bởi luật hôn nhân và gia đình năm 1959 ( luật hôn nhân và gia đình được áp dụng ở miền Bắc trước khi thống nhất)

Tại kì họp thứ 7, Quốc hội khóa VI đã thông qua hiến pháp năm 1980 của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Bản Hiến pháp này quy định nhiều nguyên tắc cho việc ban hành các văn bản pháp luật đối với tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Vấn đề hôn nhân được ghi nhận tại điều 63 và điều 64 của Hiến pháp. Trong đó quy định nam nữ có quyền ngang nhau trong quan hệ hôn nhân và gia đình; hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đăng; Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Các nguyên tắc này cùng với Luật hôn nhân và gia đình năm

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 24 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

1959 là cơ sở pháp lý để điều chỉnh quan hệ hôn nhân nói chung và quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói riêng cho đến khi Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực.

Như vậy, có thể nói rằng trong giai đoạn này chưa có các quy phạm pháp luật được quy định riêng để điều chỉnh vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Các quy phạm điều chỉnh quan hệ hôn nhân được áp dụng chỉ để giải quyết các vấn đề liên quan tới chủ thể là công dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài (Trang 29)