Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài (Trang 31)

5. Bố cục đề tài

1.5.6.Giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã đóng góp một phần to lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình Việt Nam trong suốt 13 năm đổi mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới của đất nước, một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung. Ví du: Nhiều quy định có tính nguyên tắc, khái quát cần được cụ thể hóa. Nhiều quy định chưa phù hợp với quan hệ hôn nhân và gia đình trong nền kinh tế thị trường…

Để đáp ứng yêu cầu trong nước và quốc tế trong giai đoạn mới, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc Hội thông qua ngày 9/6/2000 tại kì họp thứ 7 khóa X. Luật này có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2001 đồng thời nó cũng thay thế cho các văn bản đã được ban hành trước đó. Vấn đề hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại chương XI với 7 điều (từ Điều 100 đến Điều 106).

So với những văn bản pháp luật trước đây thì Luật hôn nhân gia đình năm 2000 có một số điểm đáng lưu ý sau: Luật hôn nhân và gia đình có nội dung phong phú và cụ thể hơn so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Trong luật hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ dừng lại ở việc quy định các vấn đề điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có tính khái quát chung. Trong khi đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có nội dung mở rộng hơn, liên quan tới các vấn đề khác như: Nguyên tắc bảo vện quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài (Điều 100), áp dụng luật (Điều 101), thẩm quyền giải quyết các hôn nhân có yếu tố nước ngoài (Điều 102).

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 26 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

Để tạo điều kiện cho việc áp dụng dể dàng và thống nhất các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình 2000 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đã được thông qua và ban hành. Sau đó, Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/072006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 cũng ra đời. Tuy nhiên, theo thời gian, hai văn bản trên đã bộc lộ nhiều hạn chế, không còn phù hợp nữa. vì vậy, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/03/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để thay thế cho hai văn bản trên. Nghị định này ra đời đã đánh dấu sự phát triển và đôi mới hơn các quy định cũng như hướng dẫn quan hệ hôn nhân có yếu nước ngoài trở nên nhanh chóng, thuận tiện, rõ ràng, đảm bảo hơn về quyền lợi của các đương sự, giúp cho việc quản lý nhà nước được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Ngày 19 tháng 6 năm 2014 Quốc hội đã thông qua Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2015 tới đây, luật này có một số thay đổi so với Luận hôn nhân và gia đình năm 2000 như điều kiện về độ, tuổi kết hôn, cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, áp dụng tập quán trong quan hệ hôn nhân và gia đình, v.v…Nhưng luật này vẫn dành riêng chương 8 với 10 điều để quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Tóm lại, cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được hình thành và phát triển trong từng giai đoạn lịch sử. Việc hình thành và phát triển của pháp luật kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài phản ánh xu thế khách quan trong quan hệ đối ngoại của Nhà nước ta trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Ngày nay, với sự ra đời ngày càng nhiều các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong tình hình mới.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 27 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

CHƢƠNG 2

PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƢỜI NƢỚC NGOÀI

2.1. Điều kiện kết hôn hợp pháp

Theo từ điển luật học, điều kiện kết hôn là “điều kiện để nhà nước công nhận việc kết hôn của các bên nam nữ”, hay nói cách khác, điều kiện kết hôn là những đòi hỏi của pháp luật đặt ra khi kết hôn. Chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó thì việc kết hôn mới hợp pháp và được pháp luật bảo vệ.15 Trong tư pháp quốc tế, do những đặc điểm về kinh tế, văn hóa, chính trị mà các quốc gia thường quy định về điều kiện kết hôn không giống nhau. Vì vậy, vấn đề lựa chọn pháp luật áp dụng lại được đặt ra. Các quốc gia thường dựa vào quốc tịch và nơi cư trú của đương sự để giải quyết xung đột pháp luật đối với vấn đề này. Theo đó, đương sự mang quốc tịch nước nào thì pháp luật nước đó sẽ được áp dụng để xem xét điều kiện kết hôn. Bên cạnh đó, các quốc còn tham gia vào các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các xung đột pháp luật được dể dàng, nhanh chóng hơn. Ví dụ: Công ước Lahay 1902 về kết hôn. Theo công ước này thì điều kiện kết hôn phụ thuộc vào nguyên tắc luật quốc tịch của các bên kết hôn. Do đó, nơi thường trú cũng như nơi đăng ký kết hôn của đương sự không ảnh hưởng đến việc kết hôn của đương sự. Tuy nhiên, nếu luật của nước mà đương sự mang quốc tịch có quy định những điều kiện nào trái với trật tự công cộng của nước sở tại (luật nơi đăng ký kết hôn) thì nước sở tại có quyền không chấp nhận những điều kiện ấy.16

Theo pháp luật Việt Nam, Việc lựa chọn pháp luật nước nào để xem xét điều kiện kết hôn được quy định tại khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”. Từ nội dung của điều luật này, việc áp dụng pháp luật về điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài có thể được chia ra làm hai trường hợp đó là: Trường hợp kết hôn được được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và trường hợp kết hôn không được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

15 TS. Nông Quốc Bình – TS. Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB Tư Pháp Hà Nội,2006, trang 173.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 28 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

Đối với trường hợp kết hôn không được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam( kết hôn được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài), công dân Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, người nước ngoài phải tuân thủ những quy định về điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch. Khoản 1 điều 16 Nghị định 24/2013/NĐ-CP quy định: “Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.” Như vậy, tuân thủ quy định về điều kiện kết hôn trong trường hợp kết hôn không được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là cơ sở quan trọng trong để các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận tính hợp pháp của việc kết hôn. Vấn đề liên quan giữa điều kiện kết hôn và công nhận việc kết hôn khi người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài sẽ được người viết phân tích cụ thể hơn trong một mục khác của chương này.

Đối với trường hợp kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, công dân Việt Nam đương nhiên phải tuân thủ điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam, người nước ngoài bên cạnh việc tuân thủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước mình còn phải tuân thủ Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 của Việt Nam.

Ngoài ra, theo quy định của điều 103 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì việc xác định điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nước nào phụ thuộc vào quốc tịch của đương sự, các đương sự mang quốc tịch nước nào thi trước hết phải đáp ứng được điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà mình mang quốc tịch. Điều này lại dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng pháp luật đối với người có hai hay nhiều quốc tịch, người không có quốc tịch. Hiện tượng người có nhiều quốc tịch hoặc không quốc tịch là hiện tượng thường gặp trong thực tiễn đời sống, nó là hiện tượng khách quan tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của quốc gia nào. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới sử dụng một số biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế hoặc loại bỏ những trường hợp một người mang nhiều quốc tịch vì họ có quan điểm cho rằng “Hiện tượng nhiều quốc tịch là hiện tượng tiêu cực, nó tiềm ẩn mâu thuẩn chính trong nội dung của nó và nó cũng là nguyên nhân và nguồn gốc của các

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 29 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

cuộc tranh chấp và xung đột quốc tế”. Mặc dù vậy, hiện tượng nhiều quốc tịch vẫn còn tồn tại trong thực tiễn quốc tế. Vì vậy, pháp luật các quốc gia đã xây dựng quy phạm pháp luật để xác định pháp luật áp dung đối với họ. Nói chung, pháp luật của các nước thường áp dụng hai nguyên tắc, thứ nhất, áp dụng pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch và thường trú, thứ hai, áp dụng pháp luật mà người đó có quốc tịch và có mối quan hệ gắn bó nhất (trong trường hợp người có nhiều quốc tịch không thường trú ở một trong các nước mà người đó mang quốc tịch). Tức là áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu. Nguyên tắc này, có thể xác định theo một sô dấu hiệu như nơi cư trú, nơi làm việc (kể cả quân sự và dân sự), nơi mà ở đó cá nhân thực tế đã sử dụng các quyền dân sự và chính trị, đôi khi nơi mà cá nhân có bất động sản nhiều nhất.17

Các nước trên thế giới có những quy định khác nhau về điều kiện kết hôn. Pháp luật Việt Nam quy định về điều kiện kết hôn như sau:

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài (Trang 31)