5. Bố cục đề tài
1.5.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975
14 123Doc, Lịch sử phát triển của pháp luật về hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, Nông Quốc Bình, http://123doc.vn/document/1166683-bao-cao-lich-su-phat-trien-cua-phap-luat-ve-hon-nhan-co-yeu-to-nuoc-ngoai-tai- viet-nam-potx.htm?page=4, [truy cập ngày 20-9-2014].
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 22 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân
Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1975 là thời kì Việt Nam bị chia cắt làm hai miền Nam Bắc. Miền Bắc làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,sau đó tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiến hành cuộc cách mạng giải phóng để thống nhất nước nhà. Pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự nói chung và điều chỉnh quan hệ hôn nhân nói riêng ở mỗi miền có khác nhau.
Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở miền Bắc
+ Từ năm 1945 đến năm 1958
Trong giai đoạn này, bản Hiến Pháp được nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua ngày 9/11/1946 có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội Việt Nam. Tại điều 9 Hiến Pháp năm 1946 quy định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Nội dung này là cơ sở pháp lý về quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong quan hệ hôn nhân, là nguyên tắc để giải quyết các quan hệ hôn nhân trong chế độ mới. Mà ngay sau đó, nguyên tắc này đã được thể hiện rõ trong một số sắc lệnh liên quan tới hôn nhân được ban hành trong thời kì này. Ví dụ: Sắc lệnh số 159-SL được ban hành ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước quy định về vấn đề ly hôn, Sắc lệnh số 97-SL ngày 25/05/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trọng dân luật . Bên cạnh việc sửa đổi một số quy định về hôn nhân và gia đình. Sắc lệnh 97-SL đã tuyên bố bải bỏ ba bộ luật dân sự (Bộ luật dân sự Bắc kì năm 1931,Bộ luật dân sự trung kì năm 1936, Bộ dân luật giản yếu năm 1883)
Mặc dù các văn bản pháp luật trên có nhiều quy định tiến bộ về hôn nhân nhưng không có quy định nào đề cặp vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
+ Từ năm 1959 đến năm 1975
Trong giai đoạn nay, bản Hiến pháp mới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 31/12/1959. Về vấn đề liên quan tới quan hệ hôn nhân, đoạn 1 điều 24 Hiến pháp năm 1959 quy định như sau: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”, đoạn 4 điều 24 hiến pháp năm 1959 quy định: “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”
Cùng với sự ra đời của hiến pháp năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 29/12/1959. Điểm đáng lưu ý là việc ra đời của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã tách quan hệ hôn nhân và gia đinh ra khỏi
GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 23 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân
ngành luật dân sự, trở thành một ngành luật độc lập. Tuy nhiên, luật hôn nhân và gia đình năm 1959 không có quy phạm nào quy định về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở miền Nam
Ở miền Nam, các quan hện dân sự nói chung và các quan hệ hôn nhân nói riêng trong thời kì này vẫn chịu sự điều chỉnh của các quy định trong Bộ dân luật giản yếu nam kì năm 1883. Phải đến ngày 02/01/1959 chính quyền Ngô Đình Diệm mới công bố Luật gia đình. Trong đó quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài được ghi nhận tại các điều 24, 25, 70. Nội dung của các điều khoản này đã có quy định về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài (quy định về thủ tục và tính hợp pháp của hôn thú lập ở nước ngoài)
Tháng 11 năm 1963 chính quyền Ngô Đình Diệm bị phế truất. Luật gia đình năm 1959 bị thay thế bởi sắc luật số 15/64. Đến ngày 20/12/1972 Bộ dân luật được ban hành thay thế cho sắc luật số 15/64 và các văn bản sửa đổi bổ sung. Trong bộ dân luật này quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài được quy định tại điều 125 quy định về điều kiện và thủ tục để hôn thú được lập ở nước ngoài có giá trị tại miền nam Việt Nam lúc bấy giờ.