Từ chối, công nhận và hủy bỏ việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣờ

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài (Trang 65)

5. Bố cục đề tài

2.3. Từ chối, công nhận và hủy bỏ việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣờ

đăng ký kết hôn tại Việt Nam, các đương sự còn có thể lựa chọn cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài để thực hiện việc đăng ký kết hôn. Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP quy định: “Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

Trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam”. Theo quy định này, nếu công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc kết hôn này cũng được nhà nước Việt Nam thừa nhận nếu nó phù hợp với pháp luật nước nơi đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, khi đăng ký kết hôn, công dân Việt Nam ngoài việc tuân thủ pháp luật của nước nơi đăng ký kết hôn còn phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn hợp pháp.

Qua quy định trên có thể thấy, pháp luật Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân Việt Nam nếu họ muốn kết hôn với người nước ngoài, đảm bảo quyền lợi cho công dân Việt Nam cho dù họ đang ở nước ngoài. Ngoài ra, nó cũng thể hiện được sự tôn trọng của Nhà nước Việt Nam đối với pháp luật của các quốc khác.

2.3. Từ chối, công nhận và hủy bỏ việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài ngoài

2.3.1. Từ chối đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

Khi công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, các cơ quan này có thể từ chối đăng ký kết hôn nếu xét thấy việc kết hôn này vi phạm vào Điều 9 và Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được quy định cụ thê hơn tại Điều 12 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP bao gồm những trường hợp sau đây:

+ Một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam;

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 60 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

+ Bên kết hôn là công dân nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú đối với người không quốc tịch;

+ Việc kết hôn không do nam, nữ tự nguyện quyết định; + Có sự lừa dối, cưỡng ép kết hôn;

+ Một hoặc cả hai bên kết hôn là người đang có vợ, đang có chồng; + Một hoặc cả hai bên kết hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;

+ Các bên kết hôn là những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời;

+ Các bên kết hôn đang hoặc đã từng là cha, mẹ nuôi và con nuôi, bố chồng và con dâu, mẹ vợ và con rể, bố dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng;

+ Các bên kết hôn cùng giới tính (nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ). + Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.

Kết hôn không chỉ là vấn đề của hai người với nhau mà nó còn liên quan tới cả xã hội. Chính vì vậy, nhà nước luôn quan tâm bảo vệ tới quan hệ kết hôn, do đó, trong quá trình thực hiện việc đăng ký kết hôn, cơ quan nhà nước có quyền từ chối nếu việc kết hôn đó là vi phạm pháp luật. Việc làm này vừa bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, điều chỉnh quan hệ kết hôn đi đúng hướng, đồng thời cũng là để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia kết hôn.

Quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP cũng có điểm không được rõ ràng, không khả thi trong việc áp dụng đó là trường hợp kết hôn vì mục đích trục lợi khác. Đây là kiểu quy định cầu toàn, khá thường gặp trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Các điều luật có tính liệt kê thường hay được quy định theo kiểu này nhằm hạn chế thiếu sót trong việc liệt kê và các tình huống không dự trù được có thể phát sinh trong tương lai. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào giải thích về kết hôn vì mục đích trục lợi khác, nên khi những người có thẩm quyền áp dụng luật, họ thường bỏ qua nội dung này. Trong khi đó việc kết hôn vì mục đích trục lợi lại là nguyên nhân chính để đi đến quyết định kết hôn của một lượng lớn các cuộc hôn nhân giữa công dân Việt Nam với

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 61 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

người nước ngoài hiện nay. Để đảm bảo tính khả thi và nghiêm minh của pháp luật, trong thời gian tới, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có sự giải thích về vấn đề này hoặc có những thay đổi cho phù hợp.

2.3.2. Công nhận việc kết hôn đƣợc đƣợc tiến hành ở nƣớc ngoài

Điều 16 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP quy định về việc công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành ở nước ngoài như sau: “1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

Trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.

2. Công nhận việc kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn theo thủ tục quy định tại Điều 17 của Nghị định này”.

Như vậy, Điều kiện đầu tiên để việc kết hôn này được nhà nước Việt Nam công nhận là nó phải phù hợp với pháp luật nơi đăng ký kết kết hôn. Điều kiện thứ hai là công dân Việt Nam phải đáp ứng được các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam vào thời điểm đăng ký kết hôn. Ngược lại, nếu việc kết hôn không đáp ứng được hai điều kiện nêu trên thì sẽ không được công nhận được nhà nước Việt Nam công nhận (hôn nhân vô hiệu tại Việt Nam). Tuy nhiên, có một số trường hợp hôn nhân chỉ vô hiệu tương đối, đó là những trường hợp có sự vi phạm về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn thì những vi phạm này đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam. Ví dụ như một phụ nữ Việt Nam 16 tuổi kết hôn với một nam công dân Pháp tại cơ quan nhà nước có thẩm của Pháp vào năm 2013, lúc này nữ công dân Việt Nam đã vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Đến năm 2015 thì người phụ nữ này yêu câu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc kết hôn của mình. Lúc này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam vẫn sẽ công nhận Việt kết hôn đã được tiến hành tại Pháp mặc dù vào thời điểm kết hôn nữ công dân

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 62 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

Việt Nam vi phạm điều kiện về kết hôn vì vào thời điểm yêu cầu công nhận việc đăng ký kết hôn thì các vi phạm này đã không còn nữa.

Để hoàn thành việc công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, một thủ tục không thể thiếu đó là ghi vào Sổ đăng ký kết hôn theo điều 17 nghị định số 24/2013/NĐ-CP. Thủ tục này cụ thể như sau:

- Một trong hai bên nộp hồ sơ trực tiếp Sở Tư pháp nơi công dân Việt Nam thường trú, nếu công dân Việt Nam chưa có hoặc không có nơi thường trú thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi tạm trú.

- Cơ quan đại diện thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn của công dân Việt Nam cư trú tại nước tiếp nhận.

- Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau:

+Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn (theo mẫu quy định, ban hành kèm theo Thông tư số 09b/2013/TT-BTP).

+ Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

+ Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.

+ Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu.

+ Trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Thời hạn giải quyết việc ghi vào sổ việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp hoặc cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 05 ngày làm việc.

- Trường hợp từ chối ghi vào sổ việc kết hôn, Sở Tư pháp trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.

- Sau khi thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho người yêu cầu Giấy xác nhận về việc đã ghi chú vào sổ các việc hộ tịch (theo mẫu quy định).

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 63 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

2.3.3. Hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài

Hủy bỏ việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là trường hợp việc kết hôn được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục do luật định, nhưng có sự vi phạm vào các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “1. Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác; 2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện chưa có quy định dành riêng cho trường hợp hủy bỏ việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Do đó, việc hủy bỏ vệc kết hôn này sẽ được áp dụng như trong trường hợp hôn nhân trong nước. Khi có trường hợp kết hôn trái pháp luật xảy ra, Điều 15 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định những người sau đây có quyền yêu cầu hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật : Bên bị cưỡng ép, bên bị lừa dối kết hôn, Viện kiểm sát, vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ, và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Việt kiểm sát yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Theo quy định tạo khoản 3 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Tòa án có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật là tòa án nhân dân cấp Tỉnh, trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì tòa cán có thẩm quyền là tòa nhân dân cấp huyện.

Ngoài ra, thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong việc hủy kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài còn được quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các nước như: Tiệp khắc, Cu Ba, Hunggari…. Trong các hiệp định này thẩm quyền xét xử của Tòa án được xác định theo quốc tịch của đương sự kết hợp với nơi thường trú chung của họ.24

24

Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, năm 2006, trang 324.

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương Trang 64 SVTH : Huỳnh Thanh Xuân

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2015 tới đây đã có nhiều thay đổi trong việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật so với luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó, Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này. Trong thực tế, có nhiều trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng về kết hôn như vi phạm nguyên tắc tự nguyện, tuy nhiên sau thời gian dài chung sống các bên đã thực sự yêu thương nhau, cho nên, để tạo điều kiện cho các bên tiếp tục có cuộc sống hôn nhân ổn định, tránh rườm rà trong các thủ tục, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã thừa nhận việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm điều kiện kết hôn nếu các vi phạm này không còn tồn tại vào thời điểm Tòa án giải quyết việc kết hôn trái pháp luật. Ngoài ra, các chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cũng được mở rộng hơn nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên và sự nghiêm minh của pháp luật.

Tóm lại, Quy định về sự hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật là quy định đáp ứng được yêu cầu thực tế. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài luôn có những sai phạm. Hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật sẽ khắc phục được những thiếu sót sai

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)