Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống đổ cũng như các chỉ tiêu liên quan đến năng suất của giống. Quá trình sinh trưởng, phát triển chiều cao cây có mối quan hệ chặt chẽ đến tốc độ ra lá, khả năng hình thành cành, đốt hữu hiệu, hoa hữu hiệu trên cây.
Động thái tăng trưởng chiều cao cây một mặt phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, mặt khác phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh và điều kiện canh tác. Trong quá trình sản xuất, nếu chúng ta sử dụng bất kỳ một biện pháp kỹ
thuật nào đều tác động tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Trong giới hạn của đề tài, khi theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến
động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống đậu tương ĐVN-6 trong vụ xuân năm 2014, chúng tôi thu được các kết quảđược trình bày trong hình 3.5.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây giống đậu tương DT2008 trồng trong vụ
đông 2011 0 10 20 30 40 50 60 70 15 22 29 36 43 50 57 Thu hoạch Thời gian sau trồng (ngày) Chiều cao cây (cm)
Đ/c Organic Ferti Super
Hình 3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây đậu tương
Kết quả thu được cho thấy, trên cùng một nền phân bón, khi sử dụng các chế phẩm phân bón qua lá khác nhau bước đầu cho thấy có tác động tới động thái tăng trưởng chiều cao của giống đậu tương ĐVN-6. Tại các công thức có sử dụng phân bón lá thì chiều cao cây tăng nhanh hơn so với công thức đối chứng (phun nước). Chiều cao thân chính của cây tăng mạnh nhất tại công thức sử dụng phân bón lá Ferti Amino đạt trung bình 8,27 cm/tuần, cao hơn nhiều so với đối chứng chỉ đạt trung bình 7,58 cm/tuần. Chiều cao cây cuối cùng đạt giá trị lớn nhất 57,83cm tại công thức có sử dụng phân bón lá Ferti Amino.
3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón khác nhau đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của giống ĐVN-6 trồng vụ xuân năm 2014.