Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau đến khả năng hình thành nốt sần

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lá và photpho đến sinh trưởng phát triển, năng suất đậu tương giống đvn6 vụ xuân 2014 tại thanh miện, hải dương (Trang 66)

Rễ cây đậu tương cũng bên cạnh tác dụng nâng đỡ cây, hấp thu nước, các chất dinh dưỡng nuôi cây mà còn có khả năng cố định đạm từ nguồn N2 tự do trong không khí thông qua mối quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn cố đạm Rhizobium Japonicum trong rễđậu tương. Lượng đạm cố định được sẽ cung cấp phần lớn nhu cầu đạm cho cây, vì vậy việc tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho mối quan hệ cộng sinh tốt hơn sẽ có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất. Phun bổ sung phân bón lá cũng là một biện pháp giúp cây sinh trưởng tốt hơn, nguồn hydratcacbon tích lũy trong cây sẽ thúc đẩy mối quan hệ này.

Số lượng nốt sần và hoạt động cốđịnh đạm chịu ảnh hưởng của điều kiện

đất đai, điều kiện ngoại cảnh, điều kiện canh tác và bản chất của giống.

Qua theo dõi chúng tôi thấy, khả năng hình thành nốt sần và khối lượng nốt sần thay đổi qua từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Đến thời kỳ quả mẩy, số lượng và khối lượng nốt sần đạt là cao nhất. Kết quả nghiên cứu được ghi lại tại bảng 3.13 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐVN-6 Công thức Thời kỳ bắt đầu ra hoa Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ quả mẩy SLNS

(nốt/cây) NSHH (g/cây) (nSLNS ốt/cây) NSHH (g/cây) (nSLNS ốt/cây) (g/cây) NSHH

Đ/c (phun nước lã) 25,13 0,24 29,57 0,61 36,77 0,90 Organic 27,20 0,27 31,63 0,66 40,55 0,91 Ferti 27,47 0,29 33,30 0,67 47,33 0,98 Super 27,07 0,26 32,23 0,64 41,26 0,96 CV% 5,8 LSD0,05 4,5 Qua bảng 3.13 cho thấy:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 - Thời kỳ cây bắt đầu ra hoa: Kết quả thu được từ các công thức số

lượng nốt sần dao động từ 25,13 – 27,47 nốt/cây, thấp nhất tại công thức đối chứng với 25,13 nốt/cây, công thức phun phân bón lá Ferti có số lượng nốt sần cao nhất là 27,47 nốt/cây. Khối lượng nốt sần trong thời kỳ này dao động từ 0,24 - 0,29 g/cây, nhìn chung giữa các công thức có sự sai khác không rõ về số lượng nốt sần và khối lượng nốt sần.

- Thời kỳ ra hoa rộ: số lượng nốt sần dao động từ 29,57 - 33,30 nốt/cây, khối lượng nốt sần từ 0,61 - 0,67 g/cây, cao nhất là công thức phun phân bón lá Ferti amino (33,30 nốt/cây và 0,67 g/cây).

- Thời kỳ quả mẩy: là thời kỳ số lượng nốt sần và khối lượng nốt sần đạt

được cao nhất, số lượng nốt sần từ 36,77 – 47,33 nốt/cây, cao nhất thuộc về công thức phun Ferti Amino (đạt 47,33 nốt sần/cây), cao hơn công thức phun nước (đối chứng) và phun Organic, Super ở mức tin cậy 95%. Khối lượng nốt sần đạt từ 0,9 – 0,98 g/cây. Ở thời kỳ này khối lượng nốt sần của công thức đối chứng là thấp nhất (0,90 g/cây), các công thức còn lại đều cao hơn đối chứng từ 0,01 – 0,08 g/cây, sự sai khác này là không nhiều.

Trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của giống đậu tương ĐVN-6, công thức phun phân bón lá Ferti amino là công thức cho số lượng và khối lượng nốt sần cao nhất, điều này có thể khẳng định lượng đạm do vi khuẩn Rhizobium cộng sinh với cây đậu tương cung cấp cho cây khi phun phân bón Ferti là lớn nhất. Như vậy việc phun phân bón lá đã kịp thời bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng như Bo, Mo, Fe..và các axit amin góp phần hỗ trợ, thúc đẩy quá trình cố định

đạm trong bộ rễ giúp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

3.2.5. nh hưởng ca vic phun phân bón lá đến mc độ nhim sâu bnh hi ca ging đậu tương ĐVN-6 trng trong v xuân 2014

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lá và photpho đến sinh trưởng phát triển, năng suất đậu tương giống đvn6 vụ xuân 2014 tại thanh miện, hải dương (Trang 66)