Ảnh hưởng của phân lân đến khả năng tích lũy chất khô của đậu tương

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lá và photpho đến sinh trưởng phát triển, năng suất đậu tương giống đvn6 vụ xuân 2014 tại thanh miện, hải dương (Trang 49)

Sự tích lũy chất khô của cây trồng là kết quả của hai quá trình cơ bản đó là quá trình quang hợp và quá trình hô hấp. Động thái tích lũy chất khô của cây thể

hiện đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây. Trong quá trình sống cây xanh hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ. Một phần nhỏ chất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 hữu cơ tạo thành được sử dụng cho các hoạt động sống, tạo nên cấu trúc cơ quan mới và các hoạt động khác của cây. Phần còn lại được biến đổi, vận chuyển và tích lũy trong quá trình sinh trưởng để tạo ra năng suất và phẩm chất cây trồng. Cây trồng qua các thời kỳ khác nhau có khả năng tích lũy chất khô khác nhau. Thời kỳ phát triển thân lá tích lũy chất khô không cao, do cây tạo năng lượng đi xây dựng cơ thể. Thời kỳ hình thành cơ quan sinh trưởng sinh thực thì quá trình tích lũy vật chất mới thực sự tăng nhanh làm tăng khối lượng chất khô trong cây. Do vậy sự tích lũy chất khô thể hiện tiềm năng năng suất của cây trồng.

Khả năng tích lũy chất khô càng nhiều thì cây trồng cho năng suất càng cao. Khả năng tích lũy chất khô phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh trưởng của cây, đặc điểm di truyền của giống, ngoại cảnh, yếu tố dinh dưỡng…

Theo dõi khả năng tích lũy chất khô của cây đậu tương giống ĐVN-6 dưới tác động của phân bón chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.7 và hình 3.

Qua bảng 3.7 ta thấy: khả năng tích lũy chất khô của cây liên tục tăng qua các thời kỳ từ phân cành - ra hoa rộ cho tới thời kỳ quả chắc.

Ở thời kỳ phân cành, thân lá của cây đậu tương mới phát triển nên khả

năng tích lũy chất khô còn thấp và dao động từ 1,2 - 1,3 gam/cây. Trong đó khả

năng tích lũy chất khô của công thức bón 90 kg P2O5/ha (CT2) và công thức bón 120kg P2O5/ha(CT3) cho cao hơn (đạt 1.3 g/cây). Tuy nhiên sự sai khác giữa các công thức về tích lũy chất khô của cây đậu tương ở thời kỳ phân cành là không nhiều (không có ý nghĩa thống kê).

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân lân đến khả năng tích lũy chất khô

Đơn vị: gam/cây

Giai đoạn sinh trưởng

Công thức Phân cành Hoa rộ Quả chắc

1. Đối chứng 1,2 4,0 8,5 2 1,3 4,5 10,7 3 1,3 4,6 11,0 4 1,2 4,3 9,3 LSD0,05 0,2 0,43 1,3 CV% 6,5 5,3 6,7

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Ghi chú:

+ Công thức 1: 30kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha (Đ/C) + Công thức 2: 30kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha + Công thức 3: 30kg N + 120kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha

+ Công thức 4: 30kg N + 150kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha

Thời kỳ ra hoa rộ, khả năng tích lũy chất khô tăng bởi lúc này bộ lá phát triển mạnh, khả năng tích lũy chất khô tăng nhanh (giao động từ 4,0 – 4,6 g/cây). Trong đó cao nhất thuộc công thức 3 (bón 120kg P2O5/ha) với 4,6 g/cây, sau là công thức 2 (bón 90 kg P2O5/ha) với 4,5 g/cây, công thức 4 (bón 150kg P2O5/ha)

đạt 4,3 g/cây và công thức 1 (bón 60kg P2O5/ha) tích lũy chất khô thấp nhất (đạt 4,0g/cây). Sự sai khác về tích lũy chất khô của CT2 và CT 3 so với công thức đối chứng (CT1) ở mức có ý nghĩa thống kê ( với mức tin cậy 95%).

Như vậy, các công thức được bón phân lân với lượng cao đều có khả năng tích lũy chất khô tăng song chỉ có giới hạn đến 120 kg P2O5/ha, nếu cao hơn thì khả năng tích lũy chất khô của cây lại có xu hướng giảm.

3.1.8. nh hưởng ca phân lân đến kh năng chng chu mt s sâu, bnh hi chính trên cây đậu tương ging ĐVN-6

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lá và photpho đến sinh trưởng phát triển, năng suất đậu tương giống đvn6 vụ xuân 2014 tại thanh miện, hải dương (Trang 49)