3.2.6.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu tương ĐVN-6
Như ta đã biết, năng suất giống đậu tương phụ thuộc vào các chỉ tiêu: tổng số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, số quả chắc/cây, tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt và khối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 lượng 1000 hạt (P1000). Để nâng cao năng suất đậu tương thì việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong đó có biện pháp cung cấp dinh dưỡng qua lá (phun phân bón lá) được sử dụng rất hiệu quả và phổ biến tại các vùng trồng đậu tương trên thế giới.
Theo tác giả A.P. Mallarino và Cs (2009), tổng kết các kết quả từ năm 1994-2005 khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá N-P2O5-K2O có chứa các nguyên tố vi lượng B, Fe, Zn với các tỷ lệ 3-18-18, 8-0-8, 10-10-10,
được phun với các nồng độ từ 3 - 6 galons/acre (11,355 - 22,71lít/ha) vào các giai
đoạn của cây đậu tương thì kết quả thu được làm tăng năng suất đậu tương lên 15-30% tùy thuộc vào giai đoạn phun và tùy từng năm. Tác giả cũng cho biết khi phun đến nồng độ 6galons/acre thì xuất hiện 5% lá có triệu chứng bị tổn thương và đưa ra khuyến cáo việc phun với nồng độ cao hơn sẽ gây cháy lá. Còn Theo tác giả Bünyamin Yildirim và Cs (2008), khi phu phức hợp phân bón lá (N 1.2%, P2O5 939 ppm, K2 O 16.2%, Mn 4.5%, Na 3%, Fe 52 ppm, Mg 2050 ppm, Zn 15 ppm, Cu 2.8 ppm, B 43 ppm and Mo 13 ppm), với lượng phun lần lượt là 500 g/ha, 1000 g/ha, 1500g/ha, 2000g/ha, phun vào giai đoạn cây có 4 lá, giai
đoạn bắt đầu nở hoa, giai đoạn làm hạt thì thấy công thức phun lượng 2000g/ha cho năng suất cao nhất là 1376,8 kg/ha, trong khi đối chứng không phun chỉ đạt 1054,8kg/ha. Kết quả của nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng khi chỉ phun phân bón lá cho từng giai đoạn nhất định thì năng suất cũng cao hơn so với đối chứng không phun. Đặc biệt trong tác phẩm nổi tiếng về dinh dưỡng cho cây đậu tương của tập đoàn phân bón Agroliquid của Mỹ, tác phẩm Soybean (2011), khi nghiên cứu vềảnh hưởng của các liều lượng và loại phân bón lá với cây đậu tương (được trồng vào thời gian từ giữa tháng 5 và thu hoạch vào giữa tháng 10, với mật độ
trung bình 150.000 cây/ha, đã chỉ ra rằng khi sử dụng phân bón lá Sure-K + dinh dưỡng lá tổng hợp với tỷ lệ 2 gal/A+1gal/A ( tương đương 7,57 lít/ha + 3,785 lít/ha) hoặc phun bổ sung riêng rẽ vi lượng Mn Flavonol với lượng 1qt/A (tương
đương 0,94 lít/ha ), phun vào giai đoạn V5 – R3, làm tăng năng suất đậu tương lên khoảng 8 bu/A (tương đương 203,2 kg/ha).
Như vậy chúng ta có thể thấy được các kết quả nghiên cứu trên chỉ ra rằng phun phân bón lá phải có liều lượng giới hạn để tránh gây tổn thương lá đồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 thời giai đoạn phun thường được khuyến cáo phun vào giai đoạn V4-V5 và R3 của cây đậu tương để phát huy tối đa hiệu quả của các chất dinh dưỡng trong phân bón. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý để vận dụng phù hợp với các giống
đậu tương tại Việt Nam nói chung và các giống trong đề tài nói riêng vì giai đoạn V5 ứng với thời gian 35-40 ngày sau trồng, khi cây đậu tương được 4-5 lá thật (với giống dài ngày), tương ứng với các giống đậu tương trong thí nghiệm đạt 4- 5 lá thật sau trồng 22-29 ngày tùy từng giống. Bắt đầu ra hoa (R1-60 ngày sau trồng), chỉ tương đương 36 ngày sau trồng với các giống đậu tương tại Việt Nam, giai đoạn vào chắc quả R5 (khoảng 100 ngày sau trồng) ứng với giai đoạn 60-70 ngày sau trồng đối với các giống đậu tương tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất
được trình bày tại bảng 3.15.
- Tổng số quả chắc trên cây và tỷ lệ quả chắc: Các công thức được phun phân bón lá đã làm tăng tỷ lệ quả chắc trên cây (95,67 – 97,38%), so với công thức đối chứng đạt 94,74%, do được cung cấp thêm nhiều nguyên tố đa lượng và vi lượng dễ hấp thu nên cây sinh trưởng phát triển tốt hơn, quá trình tích lũy chất hữu cơ diễn ra thuận lợi tạo điều kiện tích lũy các chất hữu cơ về
hạt. Số lượng quả chắc trên cây đạt giá trị cao nhất tại công thức phun phân bón lá Ferti amino. Như vậy việc cung cấp bổ sung các chất vi lượng và axit amin trực tiếp vào lá thông qua phân bón lá chắc chẵn sẽ cho năng suất cao hơn, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định được ưu điểm của việc bón phân qua lá trong sản xuất.
- Tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt: Tỷ lệ quả một hạt, 2 hạt, 3 hạt phản ánh rất rõ tiềm năn năng suất của giống đậu tương. Cây có số quả 2 hạt, 3 hạt càng cao, số quả 1 hạt càng thấp thì khả năng cho năng suất càng tăng. Qua theo dõi các chỉ tiêu này ở các công thức thí nghiệm kết quả cho thấy: tỷ lệ quả 1 hạt của các công thức phân bón đạt thấp nhất ở công thức phun phân bón lá Ferti amino (5,31% số quả), cao nhất ở công thức đối chứng chỉ phun nước lã (7,18% số
quả); tỷ lệ quả 3 hạt tại các công thức phân bón tới giống đậu tương ĐVN6 dao
động từ 20,76 % - 25,52%. Việc phun bổ sung phân bón lá đã làm tăng tỷ lệ quả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 - Khối lượng 1000 hạt: kết quả thu được tại các công thức trong thí nghiệm biến động trong khoảng 152,65 - 157,82 g. Công thức phun phân bón lá Ferti có khối lượng 1000 hạt đạt cao nhất (157,82g).
Như vậy việc phun phân bón lá đã nâng cao hơn các yếu tố cấu thành năng suất trên giống đậu tương ĐVN6 trong vụ xuân 2014, từ kết quả này chắc chắn sẽ làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu tương ĐVN-6 Công thức Tổng số quả (quả/cây) Tổng số quả chắc (quả/cây) Tỷ lệ quả chắc (%) Tỷ lệ quả 1 hạt (%) Tỷ lệ quả 2 hạt (%) Tỷ lệ quả 3 hạt (%) M1000 hạt (g) Đ/c (phun nước lã) 46,27 44,30 94,74 7,18 72,06 20,76 152,65 Organic 47,60 45,54 95,67 6,68 71,03 22,29 154,76 Ferti 50,73 49,40 97,38 5,31 69,17 25,52 157,82 Super 48,27 46,49 96,31 6,27 70,81 22,92 152,67 CV% 8,7 LSD0,05 7,6
3.2.6.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá khác nhau đến năng suất giống đậu tương ĐVN-6
Ron Gehl và các cs (2011) và nhiều tác giả, nhóm tác giả đã khẳng định phun phân bón lá có tác dụng làm tăng năng suất và tăng giá trị kinh tế, giá trị
dinh dưỡng của sản phẩm đậu tương. Kết quả thực nghiệm trong đề tài về ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất đậu tương được trình bày trong bảng 3.16.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của phân bón lá khác nhau đến năng suất giống đậu tương ĐVN-6 trong vụ xuân 2014.
Công thức NS cá thể (g/cây) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Đ/c (phun nước lã) 7,65 29,3 22,1 Organic 88 9,18 38,3 23,5 Ferti amino 11,57 42,2 26,7 Super 8-8-8 9,36 33,4 23,7 CV% 5,6 5,6 LSD0,05 1,0 2,5
- Năng suất cá thể: Năng suất cá thể là chỉ tiêu nói lên tiềm năng năng suất của giống, năng suất cá thể càng cao, tiềm năng cho năng suất càng lớn. Theo dõi các chỉ tiêu này kết quả cho thấy, ảnh hưởng của các loại phân bón lá tới năng suất cá thểở các công thức phân bón có sự sai khác giữa các công thức biến động từ 7,65 – 11,57 g/cây. Công thức phun phân bón ferti amino cho năng suất cá thể cao nhất đạt 11,57 g/cây, tiếp đến công thức phun phân bón Super đạt 9,36 g/cây, công thức đối chứng đạt 7,65 g/cây.
- Năng suất lí thuyết: Năng suất lí thuyết được tính toán dựa trên các công thức và một phần các số liệu thu thập được trong quá trình thực hiện đề tài. Năng suất lý thuyết là một trong các chỉ số phản ánh rõ nhất, chính xác nhất tiềm năng năng suất của giống. Nó có mối tương quan thuận với các yếu tố cấu thành nên năng suất (mật độ, số quả/cây, P1000 hạt, NSCT...). Theo dõi chỉ tiêu này kết quả cho thấy, năng suất lí thuyết tại các công thức tương đối cao, biến động từ 29,3 – 42,2 tạ/ha. Đạt cao nhất là công thức phun phân bón Ferti (42,2 tạ/ha).
- Năng suất thực thu: Năng suất thực thu là yếu tố quan trọng giúp người trồng đậu tương hạch toán kinh tếđể đưa ra quyết định cuối cùng trong sản xuất. Số liệu thu được cho thấy: các công thức phun phân bón lá đều cho năng suất cao hơn đối chứng (phun nước) nhưng chỉ có công thức phun phân bón lá ferti amino có năng suất thực thu đạt 26,7 tạ/ha là sai khác có ý nghĩa ở chỉ số thống kê
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 LSD0,05 so với năng suất thực thu ở công thức đối chứng (đạt 22,1 tạ/ha). Giữa các công thức phun phân bón lá sai khác không có ý nghĩa thống kê về năng suất thực thu.
3.2.7. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá đối với cây đậu tương giống ĐVN-6 trồng trong vụ xuân 2014 tại Thanh Miện, Hải Dương