2.5.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng và phát triển:
- Thời gian từ gieo đến mọc: tính số ngày từ khi gieo đến khi có 50% số
cây có 2 lá mầm xòe trên mặt đất.
- Tỷ lệ mọc mầm (%): theo dõi 100 hạt ở giữa ô.
- Thời gian từ gieo đến bắt đầu ra hoa: tính số ngày từ gieo đến ngày có 50% số cây trong ô ra hoa đầu tiên.
- Thời gian ra hoa: từ khi bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa; mỗi công thức theo dõi 05 cây ngẫu nhiên ở cả 03 lần nhắc lại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 - Chiều cao thân chính (cm): được đo từ đốt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng ngọn; đo ngẫu nhiên 05 cây trong một công thức ở cả 03 lần nhắc lại; đo từ khi cây có 02-03 lá thật, sau đó cứ 07 đến 10 ngày đo một lần.
- Đường kính thân (mm): đo cách cổ rễ 5 cm khi thu hoạch.
2.5.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh lý:
- Diện tích lá (dm2/cây): lấy ngẫu nhiên 05 cây ở mỗi công thức, tiến hành bằng phương pháp cân trực tiếp ở 03 thời kỳ (bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và chắc quả). Cân toàn bộ lá của 5 cây được trọng lượng P1, cắt 1dm2 phần giữa các lá cân được trọng lượng P2.
- Diện tích lá (5cây) = P1 P2 - Chỉ số diện tích lá (LAI): LAI = Số cây/m2 x diện tích lá của một cây 1 m2 mặt đất
- Số nốt sần (nốt/cây): đếm tổng số nốt sần, số nốt sần hữu hiệu, cân nốt
sần của 05 cây ngẫu nhiên trên mỗi công thức ở 03 thời k ỳ (bắt đầu ra hoa, ra hoa
rộ và chắc quả).
- Tích lũy chất khô (g/cây): cân sau khi rửa sạch và đem sấy khô đến khối lượng không đổi của 05 cây trên mỗi công thức ở cả 3 lần nhắc lại.
2.5.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:
Trước khi thu hoạch lấy ngẫu nhiên 10 cây trên mỗi ô thí nghiệm, sau đó tiến hành thu thập các số liệu sau:
- Tổng số cành cấp1/cây.
- Sốđốt hữu hiệu trên thân chính.
- Chiều cao đóng quả (đo từđốt hai lá mầm đến đốt ra quảđầu tiên).
- Số quả trung bình / cây (Quả/cây) =
∑ Quả (quả)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 - Số quả chắc trung bình / cây (Quả/cây) =
∑ Quả chắc (quả)
∑ cây theo dõi (cây)
- Tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt (%): tính theo % so với quả chắc. - Khối lượng 1.000 hạt (g): M1000
- Năng suất cá thể (g/cây): khối lượng trung bình của 10 mẫu. - Năng suất lý thuyết (NSLT) - (tạ/ha):
Số hạt/cây x Số cây/m2 x M1000 x 10.000 m2 NSLT =
100.000
- Năng suất thực thu (NSTT) - (tạ/ha): tính trên cơ sở ô thí nghiệm
∑Năng suất ô thí nghiệm (kg) x 10.000 (m2) NSTT =
∑Diện tích ô thí nghiệm (m2) x 100
2.5.3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh
Được đánh giá theo tiêu chuẩn ngành QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT
a. Đánh giá khả năng chống chịu bệnh
Các bệnh trên lá như: gỉ sắt, sương mai được đánh giá theo tiêu chuẩn cấp bệnh; cụ thể: TT Cấp bệnh Tỷ lệ nhiễm TT Cấp bệnh Tỷ lệ nhiễm 1 Cấp 1 < 1% diện tích lá bị bệnh 4 Cấp 7 26-50% diện tích lá bị bệnh 2 Cấp 3 1-5% diện tích lá bị bệnh 5 Cấp 9 Trên 50% diện tích lá bị bệnh 3 Cấp 5 6-25% diện tích lá bị bệnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
b. Đánh giá khả năng chống chịu sâu
- Ruồi đục thân: đếm số cây bị hại/tổng số cây (%). - Sâu cuốn lá: đếm số con/m2 (con/m2).
- Sâu đục quả: đếm số quả bị sâu hại/tổng số quả trên cây (%).
2.5.3.5. Xác định lãi thuần của thí nghiệm:
Lãi thuần = Tổng thu -Tổng chi