Đơn vị tính: cm/cành Công thức T3 T4 T5 T6 T8 T10 1. (Đối chứng) 2,5 7,5 10,4 15,0 19,4 29,6 2 2,7 8,2 11,7 16,4 21,9 33,9 3 2,5 8,0 11,6 16,9 23,5 35,9 4 2,7 7,3 10,6 16,1 21,5 32,7 LSD0,05 4,1 CV% 6,2
Ghi chú: T số tuần sau gieo
+ Công thức 1: 30kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha (Đ/C) + Công thức 2: 30kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha + Công thức 3: 30kg N + 120kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha
+ Công thức 4: 30kg N + 150kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha
Như vậy bón phân lân ở mức 120 kg P2O5/ha là phù hợp cho cây đậu tương phát triển chiều dài cành cấp 1 làm cơ sở cho việc tạo quả nhiều/cây.
3.1.4. Ảnh hưởng của phân lân đến động thái ra lá trên thân chính của cây đậu tương giống ĐVN-6 đậu tương giống ĐVN-6
Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp ở thực vật nói chung và cây đậu tương nói riêng. Quang hợp là quá trình mà cơ thể thực vật biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Các sản phẩm này được sử dụng để nuôi cây tạo ra các bộ phận mới và một phần
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
được dự trữ trong thân lá, rễ sau đó được vận chuyển vào quả và hạt…. Tổng số
lá là đặc điểm khá ổn định do yếu tố di truyền quyết định có quan hệ chặt chẽ với thời gian sinh trưởng, tốc độ ra lá chịu sự chi phối của ngoại cảnh cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác, đặc biệt phân bón có vai trò quan trọng. Kết quả
theo dõi sự ra lá của cây đậu tương dưới tác động của phân lân với liều lượng khác nhau được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân lân đến động thái ra lá của câyđậu tương giống ĐVN-6 trồng vụ xuân 2014
Đơn vị: lá/cây Tuần theo dõi Công thức T3 T4 T5 T6 T8 T10 Đối chứng 4,3 6,9 9,3 10,2 11,5 13,3 2 4,4 7,3 9,4 11,3 12,3 15,6 3 4,3 7,9 10,4 12,6 13,5 16,0 4 4,3 6,9 9,8 10,4 12,0 14,8 LSD0,05 1,2 CV% 5,8
Ghi chú: T số tuần sau gieo
+ Công thức 1: 30kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha (Đ/C) + Công thức 2: 30kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha + Công thức 3: 30kg N + 120kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha + Công thức 4: 30kg N + 150kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha
Qua bảng 3.4 chúng tôi có nhận xét: số lá trên thân chính ở tất cả các công thức bón lân đều tăng song hiệu lực của lân đối với cây đậu tương xuân về số
lá/cây không biểu hiện rõ ở các tuần theo dõi từ tuần 3 – tuần 8, sự sai khác giữa các liều lượng bón lân khác nhau (các công thức) về sự ra lá của cây không nhiều (giao động từ 0,8 – 2,0 lá/cây đến tuần theo dõi thứ 8). Đến tuần theo dõi thứ 10 sự khác biệt rõ hơn về số lá/cây ở các công thức bón lân liều lượng khác nhau (giao động từ 13,3 – 16,0 lá/cây). Trong đó công thức bón lân với liều lượng 120kg P2O5/ha cho số lá/cây đạt cao nhất (16 lá/cây), tiếp đến là công thức bón
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 90kg P2O5/ha (đạt 15,6 lá/cây), công thức bón 150kg P2O5/ha đạt 14,8 lá/cây, thấp nhất là công thức bón 60kg P2O5/ha (đạt 13,3 lá/cây). Như vậy lượng bón lân tăng từ 90 – 120kg P2O5/ha thì số lá/cây tăng song nếu cao hơn liều lượng này (150kg/ha) thì số lá/cây có chiều hướng giảm.
3.1.5. Ảnh hưởng của phân lân đến khả năng hình thành nốt sần của đậu tương ĐVN-6 trồng vụ xuân tại Hải Dương