Ảnh hưởng của phân lân đến các yếu tốc ấu thành năng suất vàn ăng suất

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lá và photpho đến sinh trưởng phát triển, năng suất đậu tương giống đvn6 vụ xuân 2014 tại thanh miện, hải dương (Trang 54)

* Các yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất giống đậu tương được tạo thành bởi các yếu tố: tổng số quả/ cây, tỷ lệ quả chắc, khối lượng 100 quả, khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ hạt của giống. Các yếu tố này có mối tương quan thuận chặt chẽ với năng suất. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân bón khác nhau tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống đậu tương ĐVN-6. Kết quả được trình bày trong bảng 3.9 và hình 4.

* Tổng số quả trên cây

Tổng số quả trên cây là chỉ tiêu quan trọng cho biết tỷ lệđậu quả trên cây và biểu hiện số quả hữu hiệu trên cây. Đó là nhân tốđầu tiên ảnh hưởng đến năng suất đậu tương. Số quả trên cây nhiều hay ít phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống cũng như điều kiện khí hậu, thời tiết và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân lân bón đến sự hình thành số quả trên cây cho thấy: các công thức được bón lân cao hơn 60 kg P205/ha có tổng số quả/cây

đạt cao. Tổng số quả/cây trong ở các công thức thí nghiệm giao động từ 10,8 – 12,9 quả/cây. Công thức 3 (bón 120 kg P205/ha) đạt số quả/cây lớn nhất (12,9 quả/cây), công thức đối chứng (bón 60 kg P205/ha) đạt số quả thấp nhất - 10,8 quả/cây. Từ số liệu bảng 3.9 cho thấy, CT2 và CT3 có số quả/cây cao hơn CT1 (đối chứng) và CT4 (bón 150 kg P205/ha), sự sai khác này ở mức có ý nghĩa thống kê LSD0,05

* Quả chắc

Quả chắc là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới năng suất. Tỷ lệ quả chắc có liên quan đến khả năng đậu hoa đậu quả, quá trình vận chuyển và tích lũy các sản phẩm đồng hóa về cơ quan dự trữ là quả và hạt… của cây. Nó phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn từ ra hoa đến quả chín của cây đậu tương, thời kỳ này diễn ra rất nhiều biến đổi sinh lý, sinh hóa phức tạp khác nhau. Sản phẩm quang hợp một phần cung cấp cho cơ quan sinh trưởng của cây, phần còn lại

được vận chuyển về quảđể tạo hạt. Quá trình này trước hết bị chi phối bởi đặc tính di truyền của giống, sau đó là các điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Kết quả thu được ở các công thức thí nghiệm trong bảng 3.9 cho thấy: tỷ lệ

quả chắc ở các công thức được bón lân ở mức cao hơn 60 kg P205/ha có tổng số

quả chắc/cây cao hơn công thức bón 60 kg P205/ha (đối chứng). Tỷ lệ quả chắc cao nhất ở công thức 3 (bón 120 kg P205/ha) đạt 72,9 %, sau đó lần lượt là công thức 2 (bón 90 kg P205/ha) đạt 69,4 % và công thức 4 (bón 120 kg P205/ha) đạt 67,3 %, thấp nhất là công thức 1- đối chứng (bón 60 kg P205/ha) đạt tỷ lệ quả chắc là 63,1 %. Số quả chắc/cây ở CT2 và CT3 cao hơn CT1 (đối chứng) và CT4 ở mức có ý nghĩa thống kê LSD0,05

* Khối lượng 100 quả

Khối lượng 100 quả là một trong những chỉ tiêu có tương quan chặt chẽ

với năng suất đậu tương. Khối lượng 100 quả phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống và đặc trưng cho từng giống. Bên cạnh đó khôi lượng 100 quả cũng bị

chi phối bởi yếu tố môi trường và điều kiện canh tác. Cùng một giống trồng ở

vùng, các vụ có điều kiện ngoại cảnh khác nhau hoặc trồng ở cùng một vùng, một vụ nhưng điều kiện chăm bón khác nhau thì khối lượng 100 quả cũng thay

đổi. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của lượng phân lân bón đến khối lượng 100 quả, giống đậu tương ĐVN-6 trồng vụ xuân 2014 cho thấy: các công thức bón phân khác nhau có khối lượng 100 quả biến động từ 109,8 – 113,9 gam, trong đó công thức đối chứng (bón 60 kg P205/ha) có khối lượng 100 quả thấp nhất – 109,8 gam, cao nhất là công thức 3 (bón 120 kg P205/ha) đạt 113,9 g, công thức 2 (bón 90 kg P205/ha) đứng thứ 2 với khối lượng 100 quả là 113,3 gam, thứ 3 là công thức 4 (bón 150 kg P205/ha) đạt 113,3 g.

Như vậy trong giới hạn bón phân lân từ 90 kg – 120 kg P205/ha cho đậu tương xuân trồng tại Thanh Miện – Hải Dương có tác dụng làm tăng khối lượng 100 quảđậu tương, nếu bón cao hơn 120 kg P205/ha thì khối lượng 100 quả có xu hướng giảm. Tuy nhiên, sự sai khác về khối lượng 100 quả giữa các công thức bón lân là không rõ ràng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương ĐVN-6

Chỉ tiêu Công thức Tổng quả/cây (quả/cây) Số quả chắc (quả/cây) Tỷ lệ quả chắc (%) Khối lượng 100 quả (g) Khối lượng 1000 hạt (g) Tỷ lệ hạt (%) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1. Đối chứng 10,8 6,8 63,1 109,8 523,0 66,7 28,5 21,0 2 12,5 8,7 69,4 113,3 542,0 67,8 37,7 22,9 3 12,9 9,4 72,9 113,9 546,0 68,9 41,1 25,5 4 11,3 7,6 67,3 112,5 538,0 67,8 32,7 22,4 LSD0,05 0.9 1,1 2,6 2,2 CV% 3.9 7,0 5,1 5.7 Ghi chú:

+ Công thức 1: 30kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha (Đ/C)

+ Công thức 2: 30kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha

+ Công thức 3: 30kg N + 120kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột/ha

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 28.5 37.7 41.1 32.7 21.0 22.9 25.5 22.4 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 tạ/ha NSLT NSTT Năng suất 1 2 3 4

Hình 3.1: Ảnh hưởng của phân lân đến năng suất của giống đậu tương ĐVN-6.

* Khối lượng 1000 hạt

Đây là chỉ tiêu cấu thành năng suất đậu tương hạt, có ý nghĩa quan trọng trong xuất khẩu, hạt to và vỏ lụa trắng hồng được thị trường ưa chuộng. Khối lượng 1000 hạt càng cao thì năng suất đậu tương hạt càng cao. Trong cùng một giống bằng các biện pháp kỹ thuật tác động khác nhau cho năng suất và chất lượng đậu tương khác nhau. Qua bảng 3.9 cho thấy, khối lượng 1000 hạt ở công thức 3 (bón 120 kg P205/ha) cho giá trị cao nhất (đạt 546,0 g), tiếp theo là các công thức 2 (bón 90 kg P205/ha) đạt khối lượng 1000 hạt là 542,0 g và công thức 4 (bón 150 kg P205/ha) đạt 537,0 gam, công thức 1 (đối chứng) bón bón 60 kg P205/ha cho khối lượng 1000 hạt thấp nhất (đạt 523,0 g).

* Tỷ lệ hạt

Đây là chỉ tiêu quyết định trực tiếp đến năng suất đậu tương hạt. Nó ảnh hưởng lớn đến giá trị thương phẩm của đậu tương. Đậu tương có tỷ lệ hạt cao sẽ

có giá cao hơn và được ưa chuộng hơn. Quảđậu tương có tỷ lệ hạt cao thì quả sẽ

chắc mẩy hơn, điều này liên quan chặt chẽ đến quá trình sinh trưởng và phát triển, khả năng vận chuyển và tích lũy vật chất về quả và hạt của cây đậu tương. Kết quả từ bảng 3.9 cho thấy công thức bón bón 120 kg P205/ha (CT3) cho tỷ lệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 hạt cao nhất (68,9 %), các công thức khác có tỷ lệ hạt giao động từ 66,7 – 67,8 %. Như vậy ở các mức bón lân khác nhau cho cây đậu tương không có sự khác nhau rõ về tỷ lệ hạt.

* Năng suất lý thuyết (NSLT)

Năng suất lý thuyết nói lên tiềm năng cho năng suất của giống bởi nó là cơ

sở trực tiếp để tính năng suất thực thu của cây trồng khi thu hoạch. Biết được các chỉ

tiêu liên quan đến năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết cho phép ta có cơ sởđể xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng cho năng suất cao của giống.

Kết quả nghiên cứu cho thấy (bảng 3.9), năng suất lý thuyết của các công thức bón lân khác nhau giao động từ 28,5 – 41,1 tạ/ha. Công thức bón 120 kg P205/ha (CT3) cho cao nhất (đạt 41,1 tạ/ha), thấp nhất là công thức đối chứng (CT1) với 28,5 tạ/ha. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác giữa các công thức bón lân khác nhau có ý nghĩa ở mức LSD0,05 về năng suất lý thuyết và các công thức bón lân ở mức từ 90 – 150 kg/ha cao hơn công thức bón 60 kg/ha (đối chứng) ở mức có ý nghĩa.

* Năng suất thực thu (NSTT)

NSTT là lượng sản phẩm thực tế thu được trên một đơn vị diện tích, nó phản ánh xác thực sự sai khác về năng suất của các công thức trong cùng một

điều kiện môi trường sinh thái. Năng suất thực thu cao hay thấp là do đặc tính di truyền và khả năng phù hợp của giống với cơ cấu mùa vụ, biện pháp kỹ thuật tác

động và điều kiện sinh thái của từng vùng.

Kết quả về năng suất thực thu được trình bày trong bảng 3.9 cho thấy: NSTT cuả các công thức bón phân lân khác nhau cho cây đậu tương giống ĐVN-6 trồng vụ xuân 2014 tại Thanh Miện – Hải Dương giao động từ 21,0 – 25,5 tạ/ha. Trong

đó, công thức bón 120 kg P205/ha (CT3) cho NSTT cao nhất (đạt 25,5 tạ/ha); đứng thứ 2 là CT2 (bón 90 kg P205/ha) cho 22,9 tạ/ha và thứ 3 là công thức bón 150 kg P205/ha (CT4) đạt 22,4 tạ/ha. Công thức 1 (bón 60 kg P205/ha) cho NSTT thấp nhất (đạt 21,0 tạ/ha). Như vây, công thức 3 (bón 120 kg P205/ha) cho NSTT cao hơn các công thức khác ở mức có ý nghĩa thống kê LSD0,05. Các công thức còn lại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 nếu so sánh về năng suất thực thu thì giữa chúng không có sai khác ở mức có độ

tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón lá và photpho đến sinh trưởng phát triển, năng suất đậu tương giống đvn6 vụ xuân 2014 tại thanh miện, hải dương (Trang 54)