- Cách tính thứ hai:
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Châu là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La nằm dọc trục Quốc lộ 6. Trung tâm huyện cách Thị xã Sơn La 64 km và cách Thủ độ Hà Nội 240 km. Huyện có tọa độđịa lý từ 1040 10’ đến 1040 40’ kinh độ Đông và từ 210 07’ đến 210 14’ vĩđộ Bắc.
- Phí Bắc giáp huyện Bắc Yên. - Phía Đông giáp huyện Mộc Châu. - Phía Tây giáp huyện Mai Sơn.
- Phía Nam có đường biên giới giáp huyện Xiềng Khọ và huyện Sốp Bâu tỉnh Hủa Păn nước CHDCND Lào với 47 km.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Là một trong những huyện miền núi của tỉnh Sơn La, Yên Châu có địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá cao, hình thành 2 vùng địa hình rõ rệt:
- Vùng cao biên giới: Gồm có 6 xã, vùng này có khí hậu mát mẻ với độ cao trung bình từ 900 đến 1.000 m so với mặt nước biển. Đây là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn hơn 200, với địa hình phiêng bãi chạy dài nhưng không liên tục, khu vực này chiếm phần lớn diện tích đất sản xuất trong vùng. Đây là
điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới.
- Vùng lòng chảo (dọc trục quốc lộ 6): Gồm có 9 xã và thị trấn, có độ cao trung bình 400 - 600 m so với mặt nước biển, vùng này phát triển mạnh về trồng cây lương thực, cây công nghiệp cây ăn quả nhiệt đới và trồng rừng. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất đai trong vùng có độ dốc lớn và là điểm hạn chế chính trong việc đầu tư thâm canh các loại cây trồng.
3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu huyện Yên Châu thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng Tưđến tháng Chín; mùa khô từ tháng Mười đến tháng Ba năm sau. Mùa khô thường có rét đậm kéo dài, thường xảy ra sương muối ở
vùng cao biên giới. Do các yếu tố về vị trí địa lý, địa hình, độ cao đã phân chia huyện thành 2 vùng khí hậu khác nhau:
- Vùng lòng chảo (Dọc quốc lộ 6): Khí hậu khô nóng, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Có chếđộ nhiệt, số ngày nắng cao thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả nhiệt đới.
- Vùng cao, biên giới: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao mang tính chất á nhiệt
đới, thích nghi cho các loại cây trồng á nhiệt đới, chăn nuôi đại gia súc.
* Lượng mưa:
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm tỉnh Sơn La khoảng từ 1.300 - 1.400 mm/năm, huyện Yên Châu khoảng 1.200 - 1.300 mm/năm. Các tháng có lượng
mưa thấp là tháng Mười Hai, tháng Một, tháng Hai; thấp nhất là tháng Mười Hai với lượng mưa trung bình 9,4 mm. Các tháng có lượng mưa cao là tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám; cao nhất là tháng Tám với lượng mưa 284,9 mm/tháng.
Nếu so sánh về lượng mưa trung bình của Yên Châu với tỉnh Sơn La và với các vùng khác trong tỉnh thì thấy hầu hết các tháng trong năm huyện Yên Châu
đều có lượng mưa thấp hơn (trừ huyện Sông Mã).
* Nhiệt độ:
Với địa hình thấp, lòng chảo cùng với ảnh hưởng của gió Tây khô nóng đã tạo cho vùng có nền nhiệt độ trung bình năm cao nhất trong huyện. Trong khi nhiệt độ trung bình năm của huyện Yên Châu là 21 - 23 OC, của tỉnh Sơn La 20 - 22 OC, thì vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm 22 - 25 OC. Sự chênh lệch nhiệt
độ giữa ngày và đêm trung bình năm cao, trung bình 8,5 - 10,5 OC. Các tháng có nhiệt độ thấp là tháng Một, tháng Mười Hai; thấp nhất là tháng Một có nhiệt độ
trung bình 15,4 OC. Các tháng có nhiệt độ cao là tháng Năm, tháng Sáu, tháng Bảy; cao nhất là tháng Năm có nhiệt độ trung bình 26,6 OC.
*Độẩm không khí:
Huyện Yên Châu có độ ẩm trung bình hàng năm vào loại thấp so với các huyện khác trong tỉnh. Trong khi độ ẩm không khí của toàn huyện 80 - 82 % thì huyện Phù Yên có độẩm không khí 82 - 84 %; Mộc Châu 84 - 86 %; Bắc Yên 81 - 83 %. Thung lũng xoài có độ ẩm không khí trung bình hàng năm thấp nhất huyện, chỉ khoảng 76 - 79 %. Tháng Mười Một có độ ẩm không khí trung bình thấp nhất trong năm là 64,53 %. Các tháng có độ ẩm cao là tháng Bảy, tháng Tám, tháng Chín, cao nhất là tháng Tám có độẩm lên tới 86,1 %.
*Tổng lượng bốc hơi:
Tổng lượng bốc hơi hàng năm huyện Yên Châu khá cao so với toàn tỉnh. Từ
tháng Mười Hai đến tháng Năm năm sau lượng bốc hơi cao nhất so với các huyện khác trong tỉnh nhưng các tháng còn lại lượng bốc hơi chỉ vào loại trung bình.
Vùng lòng chảo có tổng lượng bốc hơi trung bình hàng năm cao nhất huyện. Các tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm có tổng lượng bốc hơi cao nhất trong năm; tháng Ba với tổng lượng bốc hơi 136,9 mm. Tháng Sáu có lượng bốc hơi
thấp nhất là 37,9 mm. Tổng lượng bốc hơi trung bình hàng năm vùng trồng xoài khoảng 1.000 - 1.100 mm.
* Gió:
Tốc độ gió trung bình năm của huyện Yên Châu khoảng 1,52 m/s; của vùng lòng chảo khoảng 1,48 m/s. Vào tháng Ba, tháng Tư huyện Yên Châu bị ảnh hưởng bởi gió Tây từ bên Lào sang.
* Tổng số giờ nắng:
Huyện Yên Châu là vùng có tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khá cao so với toàn tỉnh, phân bổ số giờ nắng trong các tháng khá đồng đều. Tất cả các tháng đều có số giờ nắng khá cao so với các huyện khác trong tỉnh. Tổng số giờ
nắng trung bình trong năm là 1.900 giờ. Bình quân số giờ nắng trong ngày là 5,2 giờ; cho phép nhiều loại cây phát triển và trồng được nhiều vụ trong năm.
0 50 100 150 200 250 300 350 400 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng L ư ợ ng m ư a (m m ) S«ng M Quúnh Nhai S¬n La Phï Yªn Yªn Ch©u
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ lượng mưa theo tháng tại một số trạm khí tượng tỉnh Sơn La
3.1.1.4. Đặc điểm đất đai
Tài nguyên đất được đánh giá về mặt số lượng và chất lượng đất:
- Theo địa giới hành chính 364, tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số
liệu thống kê đất đai năm 2013 (đến ngày 01/01/2014) có 85.937 ha, chiếm 6,07% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Sơn La.
- Theo kết quả tổng hợp, phân loại các loại đất từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1/100.000 và các tài liệu khác, trên địa bàn huyện Yên Châu có 6 loại đất chính sau:
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Chiếm khoảng 5% tổng diện tích. Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng thấp dọc theo Quốc lộ 6 giáp huyện Mai Sơn, thích hợp cho việc canh tác lúa, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đất Feralit mùn vàng nhạt trên đá cát: Chiếm khoảng 18% tổng diện tích. Phân bố chủ yếu ở xã Chiềng On và ở một số khu vực đất dốc thuộc vùng biên giới. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây ngắn ngày và khoanh nuôi bảo vệ rừng.
+ Đất Feralit đỏ nâu trên đá biến chất: Chiếm khoảng 24% tổng diện tích.
Đây là nhóm đất khá phổ biến trong huyện được phân bố khắp trên địa bàn, loại
đất này thường có tầng đất dầy, độ phì cao, tỷ lệ mùn lớn, phù hợp phát triển nhiều loại cây trồng.
+ Đất Đỏ nâu trên đá vôi: Chiếm khoảng 23% tổng diện tích, loại đất này tập trung ở các xã vùng biên giới giáp cao nguyên Mộc Châu, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, khoanh nuôi bảo vệ rừng.
+ Đất Vàng nâu trên đá phù sa cổ: Chiếm khoảng 9% tổng diện tích. Phân bố dọc theo các hệ thống suối lớn, thích hợp cho các loại cây lương thực, cây hàng năm.
+ Đất Feralit nâu vàng trên đá macmaaxít: Chiếm khoảng 21% tổng diện tích. Phân bố rải rác trên địa bàn toàn huyện, thích hợp phát triển nhiều loại cây trồng.