Phương pháp phân vùng và chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 41)

- Cách tính thứ hai:

2.4.1. Phương pháp phân vùng và chọn điểm nghiên cứu

- Việc phân chia các tiểu vùng tại Yên Châu được căn cứ vào tình hình thực tế

trên địa bàn huyện và dựa trên các tiêu chí sau :

+ Đặc trưng khí hậu: Lượng mưa, nhiệt độ, tổng lượng bốc hơi… + Đặc điểm địa hình, địa mạo: độ cao, độ dốc…

+ Đặc điểm thổ nhưỡng, thủy văn: loại đất và phạm vi phân bố của các lưu vực sông suối tự nhiên

+ Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội theo từng vùng - Điểm nghiên cứu được lựa chọn theo tiêu chí sau:

+ Thể hiện tính đại diện của vùng + Đa dạng về các loại hình sử dụng đất. + Đa dạng về chủ thể tham gia sử dụng đất.

- Dựa vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện và tiêu chí phân vùng có thể phân thành 2 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp:

+ Tiểu vùng I: Vùng lòng chảo dọc quốc lộ 6 gồm có 9 xã và 1 thị trấn, có

độ cao trung bình 400 - 600 m so với mặt nước biển, vùng này phát triển mạnh về trồng cây lương thực, cây công nghiệp cây ăn quả nhiệt đới như: Lúa, ngô,

khoai lang, mía, lạc, chè... một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như dưa chuột, khoai lang và cây ăn quả như: xoài, chuối... Tiểu vùng I bao gồm: xã Chiềng

Đông, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Chiềng Khoi, Sập Vạt, Chiềng Hặc, Tú Nang và Thị trấn Yên Châu. Để đảm bảo tính khách quan, khái quát và đại diện được cho vùng nghiên cứu chúng tôi chọn xã: Viêng Lán, Sập Vạt, làm

điểm nghiên cứu.

+ Tiểu vùng II: Vùng cao biên giới gồm có 6 xã, vùng này có khí hậu mát mẻ với độ cao trung bình từ 900 đến 1.000 m so với mặt nước biển. Đây là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn hơn 200, với địa hình phiêng bãi chạy dài nhưng không liên tục, khu vực này chiếm phần lớn diện tích đất sản xuất trong vùng. Đất vùng này chủ yếu thuộc nhóm đất vàng nhạt trên đá cát và đất mùn vàng nhạt trên đá cát, đây là vùng sản xuất cây lương thực như lúa, ngô, sắn, và cây rau màu như: lạc, đậu tương, cây công nghiệp như: Chè, mía; cây ăn quả

nhiệt đới như: Xoài, chuối,.... Các xã thuộc tiểu II: Mường Lựm, Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, Chiềng Tương, Chiềng On, Yên Sơn. Đểđảm bảo tính khách quan, khái quát và đại diện được cho vùng nghiên cứu chúng tôi chọn xã: Lóng Phiêng, Yên Sơn làm điểm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)