Các nghiên cứ uở trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 34)

- Cách tính thứ hai:

1.4.2.Các nghiên cứ uở trong nước

* Nghiên cứu quản lý sử dụng đất

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm châu Á, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số

lại đông, bình quân đất tự nhiên/người là 4.093,9m2, chỉ bằng 1/7 mức bình quân của thế giới. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 3.068,2m2 bằng 1/3 mức bình quân thế giới (Vũ Thị Phương Thụy, 2000). Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm. Theo dự

kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1,2% năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 và đến năm 2050 sẽ đạt ở mức cao 130-140 triệu người (Bộ

NN&PTNT, 2009). Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới.

Trong những năm qua, nước ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ

thuật và kinh tế nhiều công trình nghiên cứu cấp quốc gia đã được tiến hành, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung và ngày càng phát huy hiệu quả các vấn

đề như: lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả

nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1995).

Chương trình bản đồ canh tác do Uỷ ban khoa học Nhà nước chủ trì, cũng

đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệu quả trên các chân ruộng một vụ góp phần làm tăng năng suất sản lượng cây trồng các vùng sinh thái khác nhau.

Các đề tài nghiên cứu trong chương trình khuyến nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng Sông Hồng... nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đất đó. Trong đó phải kểđến các công trình như: Đánh giá các loại hình sử

trung tâm miền núi bắc bộ Việt Nam của tác giả Nguyễn Huy Phồn (1996); Đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của tác giả Vũ Năng Dũng (1997); Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh của tác giả Đỗ

Nguyên Hải (2001).

Tác giả Ðoàn Công Quỳ (2006) đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu như: giá trị

sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, giá trị sản xuất/lao động, giá trị gia tăng/lao động để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở các xã vùng đồng bằng huyện ThạchThất, tỉnh Hà Tây”.

Theo kết quả nghiên cứu (Phạm Vặn Dự, 2009) đồng bằng Sông Hồng có diện tích xấp xỉ 15.000 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 855 ngàn hecta, bằng 57% tổng diện tích. Tổng dân số là 17,6 triệu nguời, trong đó 13,4 triệu là dân số nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm qua, do các thửa ruộng manh mún, cách làm ăn cá thể, nhỏ lẻđã đẩy chi phí sản xuất lên rất cao, thậm chí bằng với giá bán. Trung bình mỗi hộ chỉ có 0,2 hecta đất nông nghiệp với từ 3-7 mảnh. Theo kết quảđiều tra năm 2006, bình quân thu nhập của nông dân chỉ là 506 nghìn đồng/tháng. Một trong những nguyên nhân cơ bản là quy mô đất đai của các nông hộ hiện nay quá nhỏ và manh mún đã ảnh huởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, không áp dụng được cơ giới hoá đồng bộ, không áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí. Theo (Bộ

NN&PTNT, 2009) để khắc phục tình trạng này, đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất như dồn điển đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ ruộng đất. Mỗi giải pháp đều gặp nhiều khó khan và có mặt trái của nó, như năng suất, điều kiện tự nhiên giữa các đồng đất không đều, đầu ra sản phẩm không ổn định, hậu quả xã hội khi nông dân mất ruộng, … Nghiên cứu này

đề nghị giải pháp xây dựng Tổ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tự

nguyện của các hộ, bỏ bờ thửa, cùng canh tác, đưa máy móc thiết bị vào sản xuất

đã giảm được đến 50% chi phí, được bà con nông dân đồng tình huởng ứng. Bên cạnh đó, vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lực đất đai, khí hậu, để bố trí cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng được nhiều tác giảđề cập.

Nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu cũng như thực tiễn sản xuất mới chỉ giải quyết được phần nào những vấn đề được đặt ra trong việc sử dụng

đất đai hiện nay. Có những mô hình cho năng suất cây trồng cao, bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả kinh tế thấp, có mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao trước mắt, song chưa có gì đảm bảo cho việc khai thác lâu dài, ổn định, đặc biệt có nơi còn làm huỷ hoại môi trường, phá huỷ đất.Vì vậy cần có sự nghiên cứu các giải pháp thích hợp hướng tới một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.

* Nghiên cứu quản lý sử dụng đất vùng đồi núi

Đất đồi núi việt nam là hợp phần quan trọng của quĩ đất, chiếm 3/4 lãnh thổ toàn quốc, tập trung ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong số 12,087 triệu ha đất chưa sử dụng thì đất đồi núi là 8,548 triệu ha, chiếm 70,72%. Như

vậy tiềm năng đất dốc còn khá phong phú (Nguyễn Tử Siêm, 1999).

Diện tích đất dốc nước ta khá lớn trong khi diện tích rừng của nước ta ngày càng thu hẹp do đó độ che phủđất giảm dần. Lượng mưa cao, cường độ mưa lớn và tập trung, cộng với lối canh tác không có biện pháp bảo vệđất của người dân làm cho đất dốc của nước ta ngày càng suy thoái mạnh mẽ. Vì vậy vấn đề sử dụng hợp lý hiệu quảđất dốc được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Vào những năm 60 các nghiên cứu về đất dốc có xu hướng hướng tập trung vào các vấn đề xói mòn. Năm 1962 Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Quý Khải, Cao Văn Minh xây dựng các thí nghiệm chống xói mòn ở Cầu Hai Phú Thọ. Năm 1965 Bùi Quang Toản xây dựng mô hình chống xói mòn tại ấp Bắc. Năm 1971 Hà Ngọc Ngô nghiên cứu vềảnh hưởng của biện pháp cắt dòng chảy và cây trồng phủ đất. Năm1978 Vũ Ngọc Tuyên đã nghiên cứu biện pháp xây dựng đồi nương và canh tác trên đất dốc. Năm 1980 Vũ Thành đã thử nghiệm đối với biện pháp tủ cỏ vào đất trồng dứa ở Hoà Vang trên đất dốc 100 - 150, kết quả cho thấy

độ ẩm tăng 1 - 3 %, độ xốp tăng từ 2- 3 % và giảm xói mòn 45 - 50 % so với không tủ. Từđó đến nay các nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc sử dụng hợp lý

đất dốc ngày một nhiều và mang lại những hiệu quảđáng kể.

Nghiên cứu về cơ cấu cây trồng và biện pháp canh tác chống xói mòn bảo vệđất dốc tại các địa điểm Ba Vì, Đắk Lắk, Lương Sơn kết quả cho thấy việc trả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lại hữu cơ cho đất trên đất đồi là biện pháp tốt nhất để từng bước phục hồi, giữ

gìn và cải thiện độ phì nhiêu đất. Mặc dù biện pháp trồng băng cây xanh chống xói có chiếm đi khoảng 10% diện tích cây trồng chính, xong năng suất cây trồng chỉ ảnh hưởng tới năm đầu của thí nghiệm, năng suất các năm sau tốt dần lên do

độ phì nhiêu dần dần được cải thiện (Thái Phiên, 1994).

Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến xói mòn trong lưu vực ở lưu vực thôn Đông Cao, xã Tiến Xuân, huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình kết quả cho thấy áp dụng các biện pháp bảo vệ đất, như trồng băng chắn xói mòn, trồng xen cây sắn với khoai sọđã giảm được 77 - 81% lượng đất trôi so với sắn thuần không có biện pháp bảo vệ, trồng xen cây sắn với cây lâm nghiệp (cây keo) đã giảm được 71 - 76% lượng đất xói mòn so với sắn thuần không có biện pháp bảo vệ (Trần Đức Toàn, 2001).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 34)