- Cách tính thứ hai:
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp: Tiến hành thu thập toàn bộ các tài liệu có liên quan từ các nguồn khác nhau như:
+ Số liệu khí tượng: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi… thu tại trạm khí tượng thủy văn của tỉnh Sơn La.
+ Số liệu về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện được thu thập tại phòng Tài nguyên và Môi trường và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Yên Châu - Tỉnh Sơn La và Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 huyện thu thập tại UBND huyện Yên Châu.
+ Các tài liệu và số liệu liên quan từ các ấn phẩm và cơ quan nghiên cứu chuyên môn.
- Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự lấy mẫu ngẫu nhiên với tổng số hộđiều tra là 100 hộ.
+ Nội dung điều tra:
• Tình hình cơ bản của hộ (số khẩu, tuổi chủ hộ, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ,...);
• Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ( diện tích đất nông nghiệp, các công thức luận canh, lịch thời vụ);
• Chi phí sản xuất và sản phẩm của cây hàng năm, cây lâu năm (giá một sốđầu vào chính; các tiến bộ kỹ thuật đuợc áp dụng, mức độ tiếp cận khoa học - kỹ thuật; mức độ tiếp cận thị truờng);
• Ý kiến chung của nông hộ về mức độ ảnh hưởng của các loại hình sử
dụng đất đối với xã hộ và môi trường;
• Tình hình tiêu thụ sản phẩm của gia đình (giá bán một số loại nông sản chủ yếu), Phiếu điều tra được xây dựng cho quy mô hộ gia đình.
+ Các bước tiến hành: Xây dựng phương án điều tra; Thiết kế bảng hỏi; Ðiều tra thử; Ðiều tra chính thức.
+ Số lượng điều tra: Toàn huyện được chia thành hai tiểu vùng là vùng cao biên giới (gồm 6 xã) với 58 phiếu tại 2 xã đại diện làViêng Lán, Sặp Vạt và vùng lòng chảo (gồm 10 xã thị trấn) với 42 phiếu tại 2 xã đại diện làLóng Phiêng, Yên Sơn.