Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 25)

Việc nâng cao hiệu quả là mục tiêu chung, chủ yếu xuyên suốt mọi quá trình sản xuất của xã hội. Tuỳ theo nội dung của hiệu quả mà có những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả khác nhau ở mỗi thời kỳ phát triển KT-XH khác nhau. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là một vấn đề phức tạp và có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độđáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các nguồn tài nguyên, sựổn định lâu dài của hiệu quả (FAO, 1990).

Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có thể xem xét ở các mặt sau:

+ Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đối với toàn xã hội là khả năng thoả mãn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng cho xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra.

Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là mức đạt được các mục tiêu KT-XH, môi trường do xã hội đặt ra như tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm, thoả mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững (FAO, 1990).

+ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có đặc thù riêng, trên 1 đơn vịđất nông nghiệp nhất định có thể sản xuất đạt được những kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất, ảnh hưởng môi trường ít nhất. Đó là phản ánh kết quả quá trình đầu tư sử dụng các nguồn lực thông qua đất, cây trồng, thực hiện quá trình sinh học để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường xã hội với hiệu quả cao (FAO, 1990).

+ Các tiêu chuẩn được xem xét với việc ứng dụng lý thuyết sản xuất cơ

bản theo nguyên tắc tối ưu hoá. Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hoá chi phí các yếu tốđầu vào, theo nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lượng nông sản nhất định, hoặc thực hiện cực đại hoá lượng nông sản khi có một lượng nhất

định đất nông nghiệp và các yếu tốđầu vào khác (FAO, 1990).

+ Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nông nghiệp, đến những ngư-

ời sống bằng nông nghiệp (FAO, 1990). Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào 3 tiêu chuẩn chung như sau:

* Bền vững về mặt kinh tế.

Loại cây trồng nào cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển ổn định thì được thị

trường chấp nhận. Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp là thực hiện tập trung, chuyên canh kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm (Nguyễn Thị Vòng và cs, 2001).

Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, củi, hạt, củ, quả,... và tàn dư để lại). Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường. Mặt khác, chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và hướng tới xuất khẩu tuỳ theo mục tiêu của từng vùng.

Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tếđối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai

đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức của vùng thì nguy cơ người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng (Nguyễn Thị Vòng và cs, 2001).

* Bảo vệ về môi trường:

Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ phì đất, ngăn ngừa sự thoái hoá đất bảo vệ môi trường sinh thái.

Độ phì nhiêu của đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Độ che phủ phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn

độc canh,...) (Đỗ Nguyên Hải, 2001).

* Bền vững về mặt xã hội:

Thu hút được nguồn lao động trong nông nghiệp, tăng thu nhập, tăng năng suất lao động, đảm bảo đời sống xã hội. Đáp ứng được các nhu cầu của nông hộ

là điều cần quan tâm trước tiên nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường...). Sản phẩm thu được phải thỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu hàng ngày của người nông dân.

+ Tiêu chuẩn đảm bảo hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong cung cấp tư liệu sản xuất, xử lý chất thải có hiệu quả (Nguyễn Đình Hợi, 1993).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 25)