- Cách tính thứ hai:
2.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
* Hiệu quả kinh tế:
- Hiệu quả tính trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp các hệ thống chỉ tiêu bao gồm:
+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Giá trị sản xuất (GTSX) = Sản lượng x Đơn giá.
+ CPTG là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa GTSX và chi phí trung gian (CPTG), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. GTGT = GTSX – CPTG
+ Hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào sản xuất (HQĐV): là GTGT/CPTG
Đây là chỉ tiêu tương đối của hiểu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ
cao, thấp.
Để so sánh hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên các vùng,
đề tài tiến hành xác định các chỉ tiêu đánh giá dựa vào các căn cứ sau đây:
• Thu nhập thực tế trên mỗi ha hàng năm của các loại hinh sử dụng đất và giá thời điểm 2014.
• Mục tiêu của huyện đã được Đảng ủy và UBND huyện phê duyệt.
• Tham khảo ý kiến của các cán bộ trong UBND huyện.
Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất được xác
định như sau:
Bảng 2.1. Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất khu vực nghiên cứu
Hiệu quả của LUT Giá trị (triệu đồng) Hiệu qu(lảầđồn)ng vốn
GTSX GTGT Cao *** >80 >40 >2 Khá ** 40 - 80 20 - 40 1,2 - 2 Thấp * <40 <20 < 1,2 * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội: + Mức mức độ sử dụng lao động, tạo ra việc làm.
+ Giá trị của 1 ngày công lao động: GTGT/1 công lao động.
+ Mức độ chấp nhận của người dân thể hiện ở mức độ đầu tư (CPTG), ý kiến của nông hộ...
Cây trồng có hiệu quả kinh tế cao không chỉđòi hỏi đầu tư chi phí lớn mà còn đòi hỏi cả việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và khả năng nhạy bén với thị trường tiêu thụ của người nông dân. Vì vậy, trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu, với cây trồng chủ đạo là cây lúa và rau màu thì việc nâng cao trình độ sản xuất của nông dân về sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững là cần thiết. Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều hộ nông dân sản xuất giỏi, có thu nhập cao, phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở các xã Chiềng Đông, Lóng Phiêng, Tú Nang, Phiêng Khoài... Qua đó phần nào chúng ta có thể đánh giá được trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật và hiểu biết về thị
trường của nông dân trong huyện.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, đểđánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tôi sử dụng một số chỉ tiêu sau đây:
- Chi phí trung gian trong quá trình sản xuất
- Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm của kiểu sử dụng đất. - Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.
Đánh giá hiệu quả xã hội theo các Phân cấp sau đây:
Bảng 2.2. Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất khu vực nghiên cứu
Hiệu quả của LUT
CPTG
(triệu đồng) Số công LĐ
Giá trị ngày công (1.000đ)
Cao (***) >40 >700 >75
Khá (**) 20-40 450-700 50 - 75
Thấp (*) <20 <450 <50
* Các chỉ tiêu hiệu quả môi trường:
Hiệu quả môi trường phân tích thông qua các chỉ tiêu sau: + Mức độ sử dụng phân bón.
+ Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Khả năng luân canh cây trồng, giảm thiểu thoái hóa đất, bảo vệ nguồn nước của các loại hình sử dụng đất.
Đánh giá mức độảnh hưởng của việc sử dụng đất (sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật) và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là một vấn đề lớn, đòi hỏi phải có số liệu phân tích mẫu đất, nước và nông sản phẩm trong một thời gian dài. Do điều kiện và phạm vi nghiên cứu có giới hạn nên đề tài không đi sâu vào các thí nghiệm, thực nghiệm đểđánh giá ảnh hưởng, tác động của các LUT đến môi trường bằng các yếu tốđịnh lượng, vì vậy để làm rõ hiệu quả về mặt môi trường đề tài đề cập
đến vấn đề này trên quan điểm định tính và thông qua các chỉ tiêu đánh giá.
Bảng 2.3. Phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất khu vực nghiên cứu
Hiệu quả của
LUT Thoái hóa đất
Bảo vệ nguồn nước
Đa dạng cây trồng
Cao (***) Cải thiện được độ
phì nhiêu đất
Cải thiện nguồn sinh
thủy Luân canh
Khá (**) Duy trì độ phì nhiêu đất
Duy trì chất lượng
nguồn nước Chuyên canh
Thấp (*) Dễ gây thoái hóa
đất
Dễ gây ô nhiễm
nguồn nước Độc canh
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về môi trường được nghiên cứu dựa theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 343-98 và Quyết định số 195/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/12/1998 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp và thực tế sản xuất của địa phương được phân cấp trong bảng 2.3.
- Phương pháp tổng hợp các mức phân cấp dựa trên ưu thế trội của chỉ tiêu về
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp đánh giá chung các mức phân cấp về HQKT, HQXH, HQMT
HQKT HQXH HQMT
ĐG chung Cao Khá Thấp Cao Khá Thấp Cao Khá Thấp
*** *** *** Cao *** *** ** Cao *** ** *** Cao ** *** *** Cao *** ** ** Khá ** *** ** Khá ** ** *** Khá *** *** * Khá *** * *** Khá * *** *** Khá ** ** ** Khá *** ** * Khá *** * ** Khá * *** ** Khá ** *** * Khá * ** *** Khá ** * *** Khá ** ** * Khá ** * ** Khá * ** ** Khá *** * * Khá * *** * Khá * * *** Khá * * ** Thấp ** * * Thấp * ** * Thấp * * * Thấp