Quan điểm và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Yên Châu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 93)

- Nôn g lâm ngư nghiệp Tỷ đồng 256,28 233,84 180,

5. Chuyên màu và cây CN

3.5. Quan điểm và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Yên Châu

Yên Châu

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế trong thời gian tới một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ bị chuyển dần sang đất phi nông nghiệp để phát triển công nghiệp, dịch vụ, do vậy, định hướng phát triển đất nông nghiệp của huyện trong thời kỳ này như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng, đảm bảo nâng cao hệ số sử dụng đất nhằm nâng cao giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

- Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phát huy lợi thế khai thác tiềm năng vốn có để phát triển toàn diện và bền vững kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về rau quả, các loại thực phẩm sạch

và chất lượng cao cho nhân dân trong huyện, phục vụ cho thị trường tỉnh Sơn La và các vùng phụ cận. Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế lấy nông nghiệp làm ngành chủđạo đồng thời phát triển mạnh công nghiệp - xây dựng, du lịch và các ngành dịch vụ.

Trong nông nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt là 45%, chăn nuôi 44,5% và nuôi trồng thuỷ sản 10.5%, đầu tư thâm canh để đạt giá trị sản xuất bình quân 70 - 150 triệu đồng/ha đất canh tác vào năm 2015, diện tích gieo trồng lúa đạt 19.371 ha và sản lượng lúa đạt 90.068 tấn, tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt

đạt trên 272 tỷđồng.

Sau khi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, căn cứ

vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung và mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng, tôi dự kiến việc bố trí loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên các vùng như sau:

Vùng I: Do có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi có thể tập trung phát triển các LUT cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày mang lại hiệu kinh tế và môi trường cao như các LUT (III) 1 vụ lúa + 2 vụ màu, LUT (VI) 1 vụ lúa + 1 vụ

màu, LUT (V) Chuyên màu và cây CNNN và với thế mạnh là các loại rau vụ đông như, dưa chuột, su hào, bắp cải do đó diện tích các LUT trên được mở rộng sản xuất so với hiện trạng nhất là rau màu như su hào, bắp cải, dưa chuột.. cho hiệu quả kinh tế cao.

Vùng II: Mặc dù vùng bị hạn chế bởi điều kiện tự nhiên, đất đai cản trở

trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp... Tuy nhiên nên tập trung đầu tư thâm canh với một số cây trồng phù hợp như: Lúa, Ngô, Lac, Đậu tương, Khoai lang.... Ngoài ra cũng nên chuyển diện tích một số loại cây không còn giá trị kinh tế như, sắn, lúa nương để thay thế bằng một số cây mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn như trồng cây ăn quả lâu năm, và các mô hình nông lâm kết hợp. Trên các chân

đất quá nghèo cần mạnh dạn chuyển đổi sang đất sản xuất lâm nghiệp tận dụng thế mạnh của tiểu vùng.

Bảng 3.17. Dự kiến chu chuyển các loại hình sử dụng đất trong tương lai

Kiểu sử dụng đất Tiểu vùng I Tiểu vùng II

Hiện trạng Đề xuất Tăng(+)/Giảm(-) Hiện trạng Đề xuất Tăng(+)/Giảm(-)

1. Lúa nương 28,5 18,5 -10 410,9 260,9 -150

2. Lúa xuân - Lúa mùa 554,0 514 -40 222,4 162,4 -60

3. Đậu tương - Lúa mùa - Rau đông 72,6 112,6 40 56,3 116,3 60

4. Ngô xuân - Lúa mùa - Đậu các loại 66,2 116,2 50 -

5. Lạc - Lúa mùa - Đậu tương 68,2 108,2 40 25,8 95,8 70

6. Ngô xuân - Lúa mùa 122,0 142 20 138,2 118,2 -20

7. Dưa chuột - Lúa mùa 57,4 107,4 50 29,8 79,8 50

8. Bắp cải - Lúa mùa 44,6 74,6 30 19,9 79,9 60

9. Su hào - Lúa mùa 45,3 75,3 30 -

10. Ngô xuân 6.533,0 6253 -280 9.093,0 8833 -260

11. Ngô xuân – Ngô hè thu 2.084,0 1934 -150 1.434,2 1484,2 50

12. Ngô xuân - Khoai lang 54,7 204,7 150 30,4 110,4 80

13. Rau xuân - Rau đông 386,5 456,5 70 288,6 448,6 160

14. Sắn 89,3 39,3 -50 359,7 309,7 -50

15. Mía 628,0 528 -100 326,8 276,8 -50

16. Chè 76,0 106 30 157,6 97,6 -60

17. Chuối 206,5 266,5 60 138,5 198,5 60

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)