- Cách tính thứ hai:
1.4.1. Những nghiên cứu trên Thế giớ
* Nghiên cứu quản lý sử dụng đất
Diện tích đất đai có hạn trong khi dân số ngày càng tăng, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đểđáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn
đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các phương pháp đã được nghiên cứu, áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp được tiến hành ở các nước Đông Nam Á như: phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia... Bằng những phương pháp đó, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quảđối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng.
Hàng năm, các Viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao
hơn. Viện Lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ
thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử
dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật (Nguyễn Duy Tính, 1995).
Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng “quá trình phát triển của hệ thống nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sự phát triển đồng ruộng đi từ đất cao đến đất thấp”. Đó là quá trình hình thành của sinh thái đồng ruộng cây trồng phát triển trên đất cao trước, đất thấp sau. Nhà khoa học Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay
đổi về kỹ thuật, KT-XH. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi. Cường độ lao
động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm (Nguyễn Duy Tính, 1995).
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ
Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chếđộ
sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương”, đã thúc đẩy phát triển KT-XH nông thôn phát triển và nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp (Doãn Khánh, 2000).
Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệđất tốt hơn.
Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Theo Vũ Thị Phương Thụy (2000) (Vũ Thị Phương Thụy, 2000), ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD (chiếm 28,3% tổng thu nhập nông nghiệp), Canađa là 5,7 tỉ USD (chiếm 39,1%), Oxtraylia là 1,7 tỉ USD (chiếm 14,5%), Cộng đồng châu Âu là 67,2 tỉ USD (chiếm 42,1%), Nhật Bản là 42,3 tỉ USD (68,9%).
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Các nước châu Á đã rất chú trọng trong việc đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về
giống, phân bón, các công thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp. Một mặt phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh, môi trường.
* Nghiên cứu quản lý sử dụng đất vùng đồi núi
Việc nghiên cứu về quản lý đất đồi núi ở Châu Á đang được thực hiện ở
các nước Inđônêxia, Nêpan. Philiphin, Thái lan, Trung quốc và Việt Nam, những nước này có chung một thực trạng canh tác không hợp lý trên đất đồi núi nên đã gây ra thoái hoá đất (Thái Phiên, 1999).
Vùng đồi núi Trung Quốc có dốc 30 - 40%. Những loại hình sử dụng đất có hiệu quả gồm: Trồng cây theo băng và tạo băng chăn hỗn hợp giữa Tephrosia candida và Conronilla varia; Nông lâm kết hợp trồng cây lương thực xen với các dãi rừng bạch đàn. ở Indonesia, cơ cấu cây trồng gồm lạc - đỗ xanh - lúa đồi
được khuyến cáo trên đất dốc 8 - 18%, với các kỹ thuật trồng xen băng cây phủ đất, xữ lý tàn dư hữu cơ.
Để canh tác đất đồi núi bền vững nhiều tác giả nhận định đa dạng hoá cây trồng là tốt nhất, ngoài những cây trồng chính nên trồng xen các loại cây trồng thuộc bộđậu, vì nó có thể dùng làm cây phân xanh, làm thức ăn cho gia súc và tạo ra thu nhập.
Những năm gần đây tại khu vực Châu Á, các trung tâm nghiên cứu quốc tế và quốc gia đã tiến hành nghiên cứu về tình trạng và nguyên nhân đất bị xói mòn, thái hóa, mối liên hệ kiếu sử dụng đất canh tác và xói mòn. Các kết quả
nghiên cứu đưa ra 4 nguyên nhân gây thoái hóa đất đó là: - Nhân tố tự nhiên (khí hậu, độ dốc)
- Quản lí kém (khai thác rừng bừa bãi) - Gây cháy rừng