Các giải pháp điều kiện

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình (Trang 103)

4.2.3.1. Ổn định môi trường kinh tế

Môi trƣờng kinh tế là điều kiện tiền đề cơ bản và quan trọng cho sự tăng trƣởng kinh tế của cả nƣớc nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng. Để ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô cần chú ý những vấn đề sau :

Thực hiện nhất quán các đƣờng lối, chủ trƣơng và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

- Đẩy mạnh quá trình cải cách kinh tế: Cần đẩy mạnh tiến trình cải cách kinh tế theo đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc nhằm đạt tốc độ tăng trƣởng cao hơn, tạo khả năng cạnh tranh tốt hơn cho nền kinh tế.

- Xử lý đúng đắn các cân đối kinh tế vĩ mô phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

4.2.3.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đáp ứng yêu cầu chính đáng của các nhà đầu tư

Cải cách thủ tục hành chính đối với đầu tƣ là vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Cần tiếp tục thúc đẩy cải cách theo chiều sâu qua đó tạo môi trƣờng thuận lợi để phát triển sản xuất và thu hút đầu tƣ và nhất là góp phần nâng cao sức cạnh tranh với các địa phƣơng khác. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hƣớng quy trình gọn hơn, thủ tục đơn giản hơn, bảo đảm tính công khai, minh bạch, phục vụ tốt nhất nhu cầu đầu tƣ phát triển kinh tế. Theo hƣớng này, cần nghiên cứu hoàn hiện cơ chế quản lý trƣớc, trong và sau khi cấp phép đầu tƣ theo hƣớng một cửa, một đầu mối. Theo đó, cần tập trung vào các vấn đề sau đây:

quyết thủ tục đầu tƣ, rà soát các vƣớng mắc về thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực, các cấp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phép đầu tƣ mới và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tƣ, các thủ tục liên quan tới triển khai dự án đầu tƣ nhƣ thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, cấp dấu, xử lý tranh chấp. Đồng thời, cần quan tâm xử lý các vấn đề vƣớng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

- Tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, xây dựng và ban hành quy định về trình tự thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ theo hƣớng phân định rõ ràng quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ, thời gian hoàn thành công việc đƣợc giao của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến đầu tƣ phát triển nhằm loại bỏ sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, bảo đảm thời gian giải quyết, phòng chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng, tạo môi trƣờng đầu tƣ lành mạnh, thông thoáng, cởi mở, minh bạch, quy định cụ thể về phối hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ trong cả 3 giai đoạn trƣớc, trong và sau khi cấp phép đầu tƣ. Thực hiện chế độ giao ban định kỳ giữa các cơ quan quản lý có liên quan, để kịp thời xử lý những vƣớng mắc phát sinh do thủ tục hành chính gây ra.

- Kiên quyết xử lý nghiêm khắc những trƣờng hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực, vô trách nhiệm của cán bộ có liên quan đến hoạt động đầu tƣ. Xóa bỏ tình trạng "phép vua thua lệ làng" đang tồn tại lâu nay ở nhiều cấp quản lý.

- Ban hành quy định thống nhất trình tự, thủ tục giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tƣ trong một văn bản, mô hình hóa các bƣớc công việc trong thực hiện cơ chế "một cửa". Rà soát, tập hợp các chính sách khuyến khích đầu tƣ của tỉnh đã ban hành, đồng thời nghiên cứu bổ sung

Bình. Để chính sách thu hút đầu tƣ phát triển phản ánh đƣợc nguyện vọng của giới đầu tƣ, ngoài việc sử dụng tập hợp các thông tin của các tổ chức hiệp hội, ngành nghề, tỉnh cần lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của giới đầu tƣ khi ban hành chính sách.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp: tiếp tục rà soát, kiện toàn bộ máy các cơ quan nhà nƣớc theo hƣớng tinh gọn, linh hoạt, giảm đầu mối, giảm khâu trung gian, không bỏ sót hoặc chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, đổi mới tác phong, lề lối làm việc, tăng cƣờng kỷ luật hành chính, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nƣớc cho cấp huyện và cơ sở.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng. Thái độ thiện chí, sự cởi mở của các cán bộ cơ quan nhà nƣớc ở tỉnh (kể từ nhân viên bảo vệ cho đến lãnh đạo) là yếu tố quan trọng góp phần làm tăng thiện cảm của nhà đầu tƣ đối với chính quyền. Tính minh bạch có vai trò quan trọng, vì khi lập một dự án đầu tƣ, nhà đầu tƣ phải tính toán đƣợc bài toán về chi phí, vốn và lợi nhuận. Một trong những lo ngại của nhà đầu tƣ hiện nay là không ƣớc tính đƣợc khoản đầu tƣ ban đầu chính xác do có quá nhiều khoản chi phí không đƣợc công khai, nhiều thủ tục không nằm trong quy trình chính thức. Nhiều nhà đầu tƣ thƣờng không thể tin vào những con số nhƣ giá thuê đất, chi phí giải phóng mặt bằng do cơ quan nhà nƣớc công bố mà phải tìm thông tin từ các doanh nghiệp đi trƣớc hay các công ty tƣ vấn. Sự cam kết mạnh mẽ ủng hộ phát triển doanh nghiệp tƣ nhân là động lực quan trọng có tác dụng khích lệ tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp. Cam kết ủng hộ phát triển doanh nghiệp rất cần thể hiện bằng những hành động tích cực. Bên cạnh các hội nghị hàng năm để biểu dƣơng các doanh nghiệp kinh doanh tốt, lãnh đạo tỉnh cần tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp gặp

khó khăn theo từng vấn đề cụ thể nhƣ đất đai, thuế để hỗ trợ, tháo gỡ giúp doanh nghiệp.

4.2.3.3. Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn

Tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ là yếu tố tiên quyết để các nhà đầu tƣ xem xét và đƣa ra quyết định đầu tƣ. Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn là một trong các điều kiện tạo tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân ngày càng vững mạnh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc, chủ động phòng ngừa và đấu tranh với các thủ đoạn của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội, trong mọi tình huống, tạo ra môi trƣờng xã hội ổn định phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tăng cƣờng lực lƣợng, biện pháp, tổ chức đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, tiếp tục làm giảm phạm pháp hình sự, giảm trọng án, đẩy lùi tệ nạn xã hội, không để xảy ra các vụ án nghiêm trọng và hoạt động của tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu “xã hội đen”.

4.2.3.4. Tăng cường thu hút, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp

Phát triển nguồn nhân lực là giải pháp đảm bảo tính bền vững của phát triển nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện để tăng tính hấp dẫn đối với việc thu hút đầu tƣ.Trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

- Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng và phƣơng pháp sử dụng cán bộ hợp lý để huy động đƣợc tiềm năng kỹ thuật cao và lao động chất xám của đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia, trí thức công tác trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc đào tạo cán bộ và lao động nông nghiệp có trình độ cao, đáp ứng đòi hỏi của các nhà đầu tƣ.

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề, theo hƣớng liên kết với các Công ty xuyên quốc gia đƣa ngƣời ra nƣớc ngoài đào tạo nhằm cung cấp những chuyên gia có trình độ tay nghề cao cả về kỹ thuật và quản lý.

- Tiếp tục củng cố, sắp xếp, quy hoạch mạng lƣới cơ sở đào tạo, dạy nghề, đầu tƣ tăng cƣờng nguồn lực cho các trƣờng dạy nghề theo hƣớng đào tạo nhiều cấp độ nghề: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề. Tuyển chọn, đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên trong các trƣờng dạy nghề.

Để mở rộng thu hút đầu tƣ, tỉnh Quảng Bình một mặt phải giáo dục nâng cao ý thức lao động và trách nhiệm công dân cho ngƣời lao động và nhà đầu tƣ, mặt khác, phải có cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật chặt chẽ. Kiên quyết xử nghiêm các nhà đầu tƣ vi phạm pháp luật đối với ngƣời lao động, nhƣng mặt khác cũng phải xử nghiêm các hành vi bãi công, đình công và kích động bãi công, đình công vô nguyên tắc, thiếu tôn trọng kỷ luật lao động. Ổn định môi trƣờng pháp lý trong lĩnh vực tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực. Hạn chế và chấm dứt tình trạng đình công, bãi công vô nguyên tắc là tạo điều kiện để mở rộng và thu hút đầu tƣ phát triển nông nghiệp.

4.2.3.5. Tăng cường vận động xúc tiến đầu tư

- Nghiên cứu, xây dựng chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ dài hạn (5 năm, 10 năm) và kế hoạch hành động ngắn hạn từng năm trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đồng thời thực hiện nghiêm túc theo đúng kế hoạch và chiến lƣợc đã đề ra. Đây là công việc rất quan trọng, đòi hỏi sự đầu tƣ nghiêm túc, có

tính đến cả việc mời cơ quan tƣ vấn có uy tín trong nƣớc và quốc tế cùng tham gia xây dựng nhằm tạo ra kim chỉ nam cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ.

- Tăng cƣờng hỗ trợ, tuyên truyền và đối xử thân thiện với các nhà đầu tƣ đã và đang hoạt động ở Quảng Bình để biến họ thành những ngƣời vận động đầu tƣ có hiệu quả cho tỉnh.

Hàng năm, tỉnh cần dành một khoản ngân sách đủ lớn cho công tác xúc tiến đầu tƣ, bao gồm: tổ chức hội nghị, hội thảo tuyên truyền (kể cả tổ chức ở nƣớc ngoài), giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tƣ, các chủ trƣơng, chính sách thu hút đầu tƣ và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, lập các dự án trọng điểm cần kêu gọi đầu tƣ, cử các đoàn công tác ra nƣớc ngoài để nghiên cứu tình hình kinh tế, môi trƣờng đầu tƣ, các chính sách đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các nƣớc, các tập đoàn kinh tế lớn...

- Ban hành chính sách thƣởng cho cá nhân hoặc tập thể có thành tích trong việc vận động các nhà đầu tƣ vào đầu tƣ trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu để từng bƣớc hình thành Quỹ xúc tiến đầu tƣ.

- Tăng cƣờng xúc tiến vận động đầu tƣ thông qua sự hỗ trợ của các cơ quan Trung ƣơng, phối hợp chặt chẽ giữa xúc tiến đầu tƣ và xúc tiến thƣơng mại. Phải thƣờng xuyên đổi mới về nội dung và phƣơng thức vận động, xúc tiến đầu tƣ, chuyển mạnh sang hình thức vận động đầu tƣ. Vận động đầu tƣ phải đƣợc thực hiện theo ngành, lĩnh vực, địa bàn các dự án và đối tác cụ thể, hƣớng vào các đối tác có tiềm lực về tài chính và công nghệ cao.

- Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến thƣơng mại, vận động đầu tƣ, thu hút các chuyên gia giỏi về lĩnh vực đàm phán, pháp luật thƣơng mại quốc tế và ngoại ngữ để làm tƣ vấn cho các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Việc tăng cƣờng khả năng thu hút vốn đầu tƣ trong tổng thể chiến lƣợc phát triển và tăng trƣởng kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng trong giai đoạn hiện nay là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. ở một góc độ nào đó có thể nói rằng, việc thực hiện mục tiêu tăng trƣởng nhanh, bền vững mà Việt Nam đang theo đuổi với điểm xuất phát thấp phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết nhiệm vụ nói trên.

Quảng Bình là một tỉnh phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp, do đó phát triển nông nghiệp góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2020. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới là yêu cầu bức thiết, đòi hỏi phải có những giải pháp khác nhau, trong đó nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tƣ phát triển cho nông nghiệp là một trong những giải pháp rất quan trọng.

Với tinh thần đó, luận văn đạt đƣợc một số kết quả chủ yếu sau: Một là, đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tƣ, các nguồn vốn đầu tƣ và vai trò của vốn đầu tƣ đối với phát triển nông nghiệp; phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp và tác động của quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh đối với thu hút vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp trên địa bàn; Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình từ năm 2009 đến 2013. Trên cơ sở đó, đồng thời căn cứ vào định hƣớng phát triển nông nghiệp và những yêu cầu đặt ra đối với thu hút vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020, luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ nhằm thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển chung về kinh tế, xã hội trên địa bàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2001. Chiến lược tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Hà Nội.

2. Cục Thống kê Quảng Bình, 2012. Niên giám thống kê 2009-2011. Quảng Bình: Nhà xuất bản Thống kê .

3. Cục Thống kê Quảng Bình, 2013. Niên giám thống kê 2010-2012. Quảng Bình, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Cục thống kê Quảng Bình, 2014. Niên giám thống kê 2011-2013. Quảng Bình, Nhà xuất bản Thống kê .

5. Mai Ngọc Cƣờng, 2000. Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu

tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)ở Việt Nam.

6. Nguyễn Văn Dũng, 2014. Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế- xã hội

vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Luận

án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội.

7. Minh Đức, 2014. Quy mô vốn đầu tƣ phát triển. Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2013-2014- Việt Nam và thế giới.

8. Đề tài KX-03-07,2003. Luận cứ khoa học của việc đổi mới các chính sách và cơ chế quản lý tài chính trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Bộ tài chính, Viện khoa học tài chính.

9. Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2008. Giáo trình kinh tế

phát triển. Hà Nội : Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

10. Đặng Thanh Mai, 2008. Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông

nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá. Luận văn thạc sĩ

11. Ngô Quang Minh, 2004. Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh

13. Chu Tiến Quang, 2005. Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát

triển kinh tế nông thôn- Thực trạng và giải pháp,Hà Nội, Nhà xuất bản chính

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)