Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình (Trang 53)

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

*) Vị trí địa lý

Tỉnh Quảng Bình nằm ở toạ độ địa lý 16056' đến 18005' vĩ độ Bắc và từ 105037' đến 107010' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.065 km2, chiếm 2,45% tổng diện tích tự nhiên cả nƣớc. Các đƣờng giao thông quan trọng nhƣ đƣờng quốc lộ 1 A, quốc lộ 15A, quốc lộ 12 A, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng sắt Bắc - Nam; tỉnh lộ 20, 16, 10, 14... tạo thuận lợi cho việc giao lƣu buôn bán với các tỉnh và các thành phố khác trong nƣớc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình. Phía Bắc Quảng Bình tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh- một tỉnh có kinh tế phát triển năng động trong những năm gần đây. Phía nam Quảng Bình tiếp giáp với tỉnh Quảng Trị. Quảng Bình có cửa khẩu quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu khác nối liền với nƣớc Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào.

Toàn bộ đặc điểm vị trí địa lý nêu trên trong bối cảnh phát triển dài hạn

có tác động hết sức mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng của tỉnh Quảng Bình xét trên các mặt:

- Tạo ra cơ hội và động lực quan trọng để phát triển trên cơ sở tận dụng mạng lƣới kết cấu hạ tầng phát triển, sự hỗ trợ về đào tạo và chuyển giao công nghệ từ các thành phố lớn ( Thành phố Vinh, thành phố Huế, Đà Nẵng)

- Tạo thuận lợi trong việc tiếp cận các thị trƣờng tiêu thụ lớn, đặc biệt là thị trƣờng tiêu thụ nông sản, thực phẩm, các sản phẩm công nghiệp…Tuy

nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, Quảng Bình cũng phải đối mặt với thách thức lớn, đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các địa phƣơng vốn có nền kinh tế phát triển hơn nhƣ Hà Tĩnh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng...

*) Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất

Tỉnh Quảng Bình có 806.527 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 82.831 ha, chiếm 10,27%; diện tích đất lâm nghiệp là 630.872 ha, chiếm 78,22%; diện tích đất chuyên dùng là 28.590 ha, chiếm 3,54%; diện tích đất ở là 5.495 ha, chiếm 0,68%; diện tích đất chƣa sử dụng là 34.664 ha, chiếm 4,3%. Đây là tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cải tạo đất và giống để tăng năng suất cây trồng. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên này là điều kiện quan trọng để Quảng Bình phát huy đƣợc thế mạnh nông nghiệp, qua đó góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Tài nguyên rừng

Ðến năm 2012, toàn tỉnh có 574.900 ha rừng, trong đó: Rừng tự nhiên là 481.944 ha, rừng trồng 92.956 ha. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý nhƣ lim, gụ, mun, thông... với trữ lƣợng gỗ lớn, khoảng 31 triệu m3. Về động vật có 493 loài, có nhiều loài thú quý hiếm nhƣ voọc, gấu, hổ, sao la, gà lôi đuôi trắng, trĩ...

Các khu bảo tồn thiên nhiên: Tỉnh có vƣờn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bảng, là di sản văn hoá đƣợc thế giới công nhận, nhờ có khu du lịch vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mà hàng năm Quảng Bình đã thu hút đƣợc lƣợng khách du lịch rất lớn trên khắp cả nƣớc cũng nhƣ khách du lịch nƣớc ngoài đến tham quan, góp phần phát triển kinh tế du lịch của tỉnh nói riêng, kinh tế- xã hội của tỉnh nói chung. Đồng thời làm tăng nguồn vốn đầu tƣ vào

- Tài nguyên biển

Tỉnh Quảng Bình có 116,04 km bờ biển, với 5 cửa sông, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, vịnh Hòn La. Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho tỉnh Quảng Bình có một ngƣ trƣờng rộng lớn với trữ lƣợng khoảng 10 vạn tấn cá, toàn bờ biển có khoảng 1.650 loài cá, trong đó có nhiều loại quý hiếm nhƣ tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô...là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản.

Mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông, tỉnh Quảng Bình có khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn. Tổng diện tích nuôi khoảng 15.000 ha, thuận lợi cho nuôi cá, tôm, cua góp phần phát triển sản xuất thuỷ hải sản.

- Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản có 2 loại: khoáng sản kim loại và phi kim loại. - Khoáng sản kim loại nhƣ quặng sắt, chì, kẽm có trữ lƣợng 500.000 tấn trên diện tích 59 km2. Vàng phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Vàng sa khoáng ở thƣợng nguồn sông Gianh, sông Long Ðại; vàng gốc ở Kim Thuỷ, Lâm Thuỷ huyện Lệ Thuỷ trữ lƣợng 9,7 tấn, vùng xung quanh hàng chục tấn. Chì, kẽm có trữ lƣợng 100.000 tấn ở ven biển.

- Than bùn có trữ lƣợng 903.000 tấn, đang khai thác để sản xuất phân bón vi sinh. Phốt pho rích trữ lƣợng 150.000 tấn; đá vôi trữ lƣợng 1.400 triệu tấn; nƣớc khoáng có 4 điểm, hiện đang khai thác nƣớc khoáng Bang (huyện Lệ Thuỷ), nguồn nƣớc nóng có giá trị cao. Nguồn tài nguyên tự nhiên này là điều kiện rất tốt tạo nên sức hấp dẫn thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để phát triển kinh tế.

3.1.1.2 Đặc điểm kinh tế

Quảng Bình là tỉnh có điểm xuất phát thấp về kinh tế, nền kinh tế chủ yếu phát triển từ ngành nông nghiệp, tuy nhiên với lợi thế lớn về vị trí địa lí

cũng nhƣ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản đã tạo sức thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào tỉnh Quảng Bình. Đồng thời với sự phấn đấu nổ lực của Đảng và Nhà nƣớc cùng với sự quyết tâm của ngƣời dân mà trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình vẫn duy trì mức ổn định .

Năm 2013, Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) đạt 7,1%, cơ cấu kinh tế: nông, lâm, thuỷ sản chiếm 20,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 36,3%; dịch vụ chiếm 43,2% (kế hoạch 21% - 36,5% - 42,5%);

- Kết cấu hạ tầng:

Nhờ việc tập trung huy động mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển , hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh từng bƣớc đƣợc hình thành đồng bộ bao gồm đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng hàng không. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đƣợc mở rộng, bộ mặt đô thị đƣợc chỉnh trang; hệ thống trƣờng học, các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, trạm y tế xã đƣợc kiên cố hoá, nâng cấp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập, khám và chữa bệnh của nhân dân; bƣu chính viễn thông phát triển khá, đƣợc trang bị hiện đại đảm bảo thông tin thông suốt; điện lực phát triển khá đồng bộ, việc đƣa đƣờng dây 220 KV vào hoạt động đã cơ bản đảm bảo điện năng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hiện nay, cũng nhƣ trong tƣơng lai, lƣới điện tiếp tục đƣợc đầu tƣ mở rộng đến các thôn bản... Nhiều công trình, dự án trọng điểm, quy mô lớn đƣợc đƣa vào khai thác sử dụng nhƣ: cầu Nhật Lệ, cầu Kiến Giang, Cảng Hòn La , sân bay Đồng Hới, nâng cấp Quốc lộ 12A, tỉnh lộ 11, cầu Quảng Hải, hồ Rào Đá, sông Thai... góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

3.1.1.3.Đặc điểm xã hội và nhân văn

*) Thuận lợi:

chiếm 17,96%; nhóm tuổi từ trên 45 chiếm 37,04%; số lƣợng lao động nữ: 29.960 ngƣời, chiếm 50,39% trong tổng số lao động toàn tỉnh.

- Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ cấp tỉnh đến cấp xã đƣợc nâng lên. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học ngày càng tăng.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực đƣợc chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lƣợng giáo dục toàn diện và chất lƣợng mũi nhọn chuyển biến rõ rệt. Nhóm ngƣời lao động có trình độ giáo dục phổ thông bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tăng liên tục, năm 2010 là 64,5%, tăng 4,5% so với năm 2005; tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2010 đạt 40%, tăng 18,5% so với năm 2005; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 22%, tăng 11% so với năm 2005.

- Bên cạnh công tác đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tỉnh đã quan tâm công tác tạo việc làm cho ngƣời lao động. Các nguồn lực, các chƣơng trình, dự án để giải quyết việc làm đƣợc tập trung huy động và lồng ghép cùng Chƣơng trình quốc gia giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động. Mỗi năm, toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho 2,5 vạn ngƣời lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động ngày càng đƣợc nâng lên. Điều kiện chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe của ngƣời lao động ngày càng tốt hơn; thể lực của ngƣời lao động từng bƣớc đƣợc cải thiện.

*) Khó khăn

- Chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chƣa thu hút đƣợc lực lƣợng cán bộ khoa học, quản lý và lao động có trình độ, tay nghề cao; nhân lực có trình độ cao phân bổ không đồng đều giữa các ngành, các địa phƣơng và các thành phần kinh tế; phần lớn tập trung ở thành thị và trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

- Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn trong các doanh nghiệp còn thấp, hơn một nửa số lao động (53,88%) chƣa qua đào tạo nghề; phần nhiều các cơ sở sản xuất kinh doanh mới tuyển dụng nguồn lao động sẵn có, chƣa quan tâm đến vấn đề đặt hàng đào tạo lao động phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

- Chất lƣợng đào tạo của các loại hình còn chênh lệch, nội dung chƣơng trình đào tạo từ xa, tại chức, ngoài công lập... còn hạn chế nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng của nguồn nhân lực.

- Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo ở một số địa bàn còn cao, một số vùng có nguy cơ tái nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng bị thiệt hại do bão lụt gây ra.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình (Trang 53)