Xét trong nội bộ ngành nông nghiệp, qua bảng số liệu 3.1 cho thấy vốn đầu tƣ phát triển chủ yếu tập trung vào xây dựng các cơ sở hạ tầng nông nghiệp nhƣ công trình thủy lợi, đê điều. Tuy nhiên cơ cấu vốn đầu tƣ phân theo ngành có xu hƣớng thay đổi, tăng dần đầu tƣ vào các lĩnh vực trực tiếp sản xuất nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và lĩnh vực nuôi trồng tthủy sản. Nhìn chung, giai đoạn 2009-2013 đầu tƣ cho sản suất nông, lâm, ngƣ tăng lên nhƣng tỷ trọng đầu tƣ còn có sự chênh lệch lớn, cơ sở hạ tầng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tƣ.
3.2.3.1 Ngành trồng trọt, chăn nuôi
Năm 2009 đầu tƣ cho trồng trọt, chăn nuôi đạt 22,5 tỷ đồng chiếm 15% trong tổng vốn đầu tƣ vào nông nghiệp, đến năm 2010 tăng lên 30,8 tỷ đồng chiếm 17,5%. Năm 2011 vốn đầu tƣ cho ngành trồng trọt, chăn nuôi đạt 38,6 tỷ đồng chiếm 20,4% trong tổng nguồn vốn đầu tƣ vào nông nghiệp, tăng 7,8 tỷ đồng so với năm 2010. Năm 2012 vốn đầu tƣ cho ngành trồng trọt, chăn nuôi đạt 50,2 tỷ đồng, tăng 11,6 tỷ đồng so với năm 2011, chiếm 23% trong tổng vốn đầu tƣ vào nông nghiệp. Với xu hƣớng đầu tƣ tăng, đến năm 2013 vốn đầu tƣ vào trồng trọt, chăn nuôi đạt 62,4 tỷ đồng chiếm 24% trong tổng vốn đầu tƣ. Năm 2013, Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Bình đã tham mƣu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phƣơng, đơn vị triển khai quyết liệt các giải pháp về cơ cấu giống, thời vụ, tƣới tiêu, phòng trừ sâu bệnh, đẩy mạnh áp dụng các thiết bị kỹ thuật, nhất là nâng tỷ trọng sử dụng giống chất lƣợng, xác nhận vào cơ cấu sản xuất (giống chất lƣợng chiếm 42,8%, giống xác nhận chiếm 57%, giống trung, ngắn ngày chiếm 40- 45% diện tích),...nên sản xuất trồng trọt tiếp tục đƣợc mùa và phát triển theo hƣớng chất lƣợng, giá trị. Đặc biệt năm 2013, đã phối hợp với các địa phƣơng chỉ đạo thực hiện thí điểm mô hình cánh đồng mẫu lớn trên cây lúa với diện
tích 113ha (Đông Xuan 83ha, Hè Thu 30ha); triển khai tốt biện pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI) 353ha (Đông Xuân 43ha, Hè Thu 310ha) và chuyển đổi gần 380ha lúa Hè Thu bấp bênh, kém hiệu quả sang trồng đậu đỗ, dƣa hấu, ngô, rau... đƣa lại thu nhập đáng kể; một số cây trồng khác nhƣ ớt, sắn nguyên liệu đã có liên kết trong sản xuất, tiêu thụ giữa doanh nghiệp và nông dân, đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi mạnh hơn trong năm 2014 và các năm tiếp theo.
3.2.3.2 Ngành lâm nghiệp
Đầu tƣ cho lâm nghiệp có xu hƣớng tăng lên nhƣng với tỷ trọng còn thấp, giai đoạn 2009-2013 đầu tƣ vào nông nghiệp đạt 106,7 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đầu tƣ 21,34 tỷ đồng, chiếm 10,5% trong tổng nguồn vốn đầu tƣ vào nông nghiệp. Cụ thể, năm 2009 vốn đầu tƣ cho ngành lâm nghiệp đạt 13,5 tỷ đồng, chiếm 9% trong tổng vốn đầu tƣ vào nông nghiệp. Năm 2010 đầu tƣ vào lâm nghiệp đạt 16,7 tỷ đồng, tăng 3,2 tỷ đồng so với năm 2009, chiếm 9,5% trong tổng vốn đầu tƣ vào nông nghiệp. Năm 2011 vốn đầu tƣ vào lâm nghiệp đạt 19,5 tỷ đồng, tăng 2,8 tỷ đồng so với năm 2010 chiếm 10,3% trong tổng vốn đầu tƣ vào nông nghiệp. Năm 2012 vốn đầu tƣ vào nông nghiệp đạt 25,8 tỷ đồng, tăng 6,3 tỷ đồng so với năm 2011, chiếm 11,8% trong tổng vốn đầu tƣ vào nông nghiệp. Đến năm 2013 vốn đầu tƣ vào ngành lâm nghiệp tăng lên 31,2 tỷ đồng, tăng 5,4 tỷ đồng so với năm 2012, chiếm 12% trong tổng vốn đầu tƣ vào nông nghiệp. Tỉnh đã tích cực chỉ đạo, hƣớng dẫn các địa phƣơng thực hiện tốt các chỉ tiêu chƣơng trình bảo vệ và phát triển rừng, tăng cƣờng công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng phục vụ kế hoạch trồng rừng.
3.2.3.3 Ngành thuỷ sản
tăng lên 29,5 tỷ đồng chiếm 16,7%, tăng 9,4 tỷ đồng so với năm 2009. Năm 2011 đầu tƣ vào ngành thuỷ sản đạt 35,6 tỷ đồng, tăng 6,1 tỷ đồng so với năm 2010, chiếm 18,8% trong tổng vốn đầu tƣ vào nông nghiệp. Đến năm 2012 mức vốn đầu tƣ vào ngành thuỷ sản đạt 51,7 tỷ đồng, tăng 16,1 tỷ đồng so với năm 2011, chiếm 23,7% trong tổng vốn đầu tƣ vào nông nghiệp. Và với xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu phân bổ vốn tăng dần tỷ trọng các ngành trực tiếp sản xuất nên đến năm 2013, đầu tƣ cho ngành thủy sản tăng lên 65,2 tỷ đồng gấp hơn 3 lần so với năm 2009, chiếm 25,1% trong tổng nguồn vốn đầu tƣ vào nông nghiệp. Tỉnh đã chỉ đạo vốn đầu tƣ vào thực hiện các dự án hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản tập trung, trung tâm giống thủy sản; đầu tƣ các cảng cá gần ngƣ trƣờng trọng điểm và có khả năng kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, đồng thời tập trung hoàn thành các khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng đang dở dang nhƣ Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Ròon huyện Quảng Trạch.
3.2.3.4 Cơ sở hạ tầng
Trong tổng nguồn vốn đầu tƣ vào nông nghiệp, đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất luôn đòi hỏi lƣợng vốn cao. Năm 2009, đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng đạt 94 tỷ đồng chiếm 62,6%, đến năm 2010 tăng lên 130,1 tỷ đồng chiếm 73,8%, tăng 36,1 tỷ đồng so với năm 2009. Tuy nhiên, với việc thay đổi cơ cấu phân bổ nguồn vốn, ƣu tiên đầu tƣ vào các ngành trực tiếp sản xuất, nên từ năm 2011-2013, vốn đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng đã có xu hƣớng giảm, năm 2011 vốn đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng đạt 95,9 tỷ đồng chiếm 50,6% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2012 giảm xuống còn 90,4 tỷ đồng chiếm 41,4%. Đến năm 2013, cơ cấu vốn đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng giảm xuống 38,9% với mức vốn đầu tƣ là 101,1 tỷ đồng.
Nhờ các cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ, nâng cấp nhƣ Hồ chứa nƣớc Rào Đá, Sông Thai; hệ thống thủy lợi Tuyên Hóa, hệ thống tiêu úng nƣớc vùng 2 Tả
sông Kiến Giang- Lệ Thủy, Kè chống sạt lở Kiến Giang... nên sản xuất đƣợc đảm bảo, năng suất, sản lƣợng cây trồng không ngừng tăng, có điều kiện để nông dân chuyển đổi sản xuất nâng cao giá trị, kiên cố hóa kênh mƣơng, các tuyến đê sông, đê biển tiếp tục đƣợc đầu tƣ góp phần bảo vệ sản xuất và đời sống dân sinh, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.