Quy hoạch phát triển nông nghiệp và cơ chế chính sách tạo mô

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình (Trang 58)

trường đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình

3.1.2.1 Quy hoạch phát triển nông nghiệp

Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình tiến hành xây dựng và phê duyệt (điều chỉnh) nhiều quy hoạch chuyên ngành trong nông nghiệp, nhƣ: Quy hoạch phát triển nông nghiệp (gồm trồng trọt và chăn nuôi), quy hoạch phát triển lâm nghiệp, quy hoạch nuôi trồng thủy sản.

Ngày 25/4/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 933/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. Quy hoạch đã đề ra mục tiêu chung là tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành Nông nghiệp theo hƣớng phát triển mạnh chăn nuôi. Chuyển diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản và trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Hình thành các

sắn nguyên liệu, lạc, chăn nuôi tập trung. Tăng cƣờng chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình thí điểm. Đầu tƣ thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, từng bƣớc hoàn thiện cơ cấu hạ tầng để thực hiện thâm canh cao trên toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện có. Thực hiện cơ cấu lại mùa vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý, đảm bảo hiệu quả. Ngoài ra, mở thêm nhiều cơ sở chế biến nông sản, chế biến thức ăn công nghiệp để thu hút lao động.

Mục tiêu cụ thể là giai đoạn 2011 - 2015: Tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm đạt 5,5% (trong đó trồng trọt tăng 4,4%, chăn nuôi tăng 6,6%, dịch vụ tăng 14,5%). Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2015: Trồng trọt chiếm 54%, chăn nuôi 44,5%, dịch vụ 1,5%. Giai đoạn 2016 - 2020: Tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm đạt 5,7% (trong đó trồng trọt tăng 4,4%, chăn nuôi tăng 6,8%, dịch vụ tăng 14,5%). Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020: Trồng trọt chiếm 51,3%, chăn nuôi 46,3%, dịch vụ 2,4%.

Theo quy hoạch của tỉnh dự kiến vốn đầu tƣ cho nông nghiệp cho cả giai đoạn 2011 - 2020 là 10.114 tỷ đồng (trồng trọt 3.613 tỷ đồng, chăn nuôi 6.044 tỷ đồng, dịch vụ 457 tỷ đồng); Trong đó nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc khoảng 983 tỷ đồng để đầu tƣ hạ tầng. Còn lại là vốn của doanh nghiệp và của ngƣời dân; vốn tín dụng, vốn vay thƣơng mại và các nguồn vốn khác.

Đặc biệt đến năm 2011, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng và phê duyệt đƣợc Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2015 và định hƣớng 2020. Quy hoạch hệ thống thủy lợi, đê điều và Quy hoạch phát triển lâm nghiệp đến năm 2015 và định hƣớng 2020 đang đƣợc tổ chức thẩm định, sở Kế hoạch và Đầu tƣ sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt.

Các dự án quy hoạch trên đều đã xác định đƣợc những mục tiêu, đề xuất đƣợc những phƣơng hƣớng phát triển nông nghiệp cho các năm tới; nội

dung các quy hoạch đã đóng góp thiết thực vào các văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp, vào việc xây dựng kế hoạch phát triển nông, lâm, thủy sản 5 năm và hàng năm, làm căn cứ để các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Bình.

Tuy nhiên, nhìn chung việc xây dựng và quản lý quy hoạch nông nghiệp vẫn còn hạn chế: Do mong muốn phát triển nhanh để tránh tụt hậu nên dự báo về mục tiêu của các quy hoạch trong nông, lâm, ngƣ nghiệp còn mang nhiều tính chủ quan và chƣa đƣợc cân nhắc đầy đủ các điều kiện đảm bảo, do đó nhiều mục tiêu đề ra quá cao khó thực hiện; Quy trình xây dựng quy hoạch thiếu tính hệ thống, quy hoạch ngành nông nghiệp của tỉnh chƣa gắn với quy hoạch vùng và toàn quốc, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trung ƣơng và địa phƣơng; chậm rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch; quản lý quy hoạch chƣa tốt đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng của các dự án quy hoạch.

3.1.2.2 Các cơ chế, chính sách tạo môi trường đầu tư phát triển nông nghiệp

Trong những năm vừa qua, cùng với việc thực thi các chính sách của Trung ƣơng, tỉnh Quảng Bình đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nƣớc cho phát triển nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nông dân.

* Chính sách tài chính - tín dụng:

Tỉnh đã ban hành chính sách miễn giảm thuế những năm đầu hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu bò trên địa bàn miền núi; chính sách hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng các dự án trồng lúa kết hợp với nuôi cá; chính sách sản xuất giống lúa lai, giống thủy sản; chính sách hỗ trợ khuyến nông viên, khuyến ngƣ viên cơ sở... Các chính

huy, khơi dậy nguồn nội lực to lớn trong nhân dân và thu hút vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ trong, ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển nông nghiệp.

Trong lĩnh vực tín dụng, đã tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh, các ngân hàng thƣơng mại lớn mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Quảng Bình, nhằm mục đích đa dạng hóa thành phần kinh tế trong ngành ngân hàng, thu hút thêm nhiều nguồn vốn tín dụng vào Quảng Bình, tăng thêm sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng để các tổ chức và ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi nhiều từ các dịch vụ ngân hàng. Dƣới tác động của chính sách cùng với nổ lực nâng cao sức cạnh tranh, các ngân hàng đã mở rộng và triển khai các hình thức huy động vốn đầu tƣ mới nhƣ: phát hành giấy tờ có giá trị dƣới dạng kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, huy động tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thƣởng,... với các mức lãi suất hấp dẫn, linh hoạt; đồng thời, tiếp tục mở rộng mạng lƣới hoạt động, sử dụng các công cụ khuyến mại, tặng quà,... nhằm khuyến khích ngƣời dân gửi tiết kiệm.

Nguồn vốn cho vay đã góp phần hỗ trợ ngƣời dân mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề nông thôn. Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Quảng Bình cũng đã chỉ đạo các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn trực tiếp đến các xã để tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu vay vốn cụ thể của khách hàng. Để có thể đáp ứng đủ nguồn vốn tín dụng cho vay phục vụ xây dựng nông nghiệp, nông thôn, các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn, mở rộng mạng lƣới, tranh thủ nguồn vốn điều hòa từ ngân hàng cấp trên. Bên cạnh đó, các ngân hàng tập trung thực hiện các biện pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác tín dụng nhƣ cải cách thủ tục hành chính; tăng cƣờng tiếp cận, ƣu tiên nguồn vốn, hỗ trợ lãi suất đối với các khách hàng; chuyển dịch cơ cấu tín dụng; chủ động bố trí cán bộ tín dụng phụ

trách cho vay tại các xã xây dựng nông thôn mới, giải quyết kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình vay vốn.

* Chính sách về đất đai và giải phóng mặt bằng:

Nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, tỉnh Quảng Bình đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ƣu đãi về đất đai đối với các nhà đầu tƣ vào địa phƣơng. Theo đó, các nhà đầu tƣ khi đầu tƣ vào Quảng Bình sẽ đƣợc hƣởng các ƣu đãi nhƣ: Đƣợc tỉnh cam kết đảm bảo quy hoạch đủ diện tích đất phục vụ sản xuất - kinh doanh; đƣợc thuê đất với mức thấp nhất theo khung giá của Nhà nƣớc quy định; tỉnh cam kết đảm bảo tiến độ trong việc tổ chức thực hiện đền bù, GPMB.

Công tác bồi thƣờng, GPMB, hỗ trợ tái định cƣ đối với các dự án nông nghiệp nhìn chung đƣợc thực hiện nhanh, đúng pháp luật. Hầu hết các dự án sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc tổ chức GPMB kịp thời, bàn giao đất cho các nhà đầu tƣ đúng tiến độ, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhiều công trình, dự án thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp,...

Tuy nhiên, việc thu hút đầu tƣ vào ngành nông nghiệp còn hạn chế, do chƣa có chính sách riêng khuyến khích đầu tƣ mạnh, nhƣ: miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án có tính kích cầu, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản; chính sách hỗ trợ tiền bồi thƣờng GPMB đối với các dự án đƣợc miễn thuế đất. Việc cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trang trại, đất nông nghiệp sau “dồn điền, đổi thửa” còn chậm. Công tác chỉ đạo tổ chức GPMB còn kéo dài, làm ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ của dự án.

* Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp:

lâm nghiệp, hạ tầng nuôi trồng thủy sản,... Quảng Bình đã ban hành và thực hiện một số chính sách có liên quan đến phát triển hạ tầng nông nghiệp nhƣ: Chính sách về kiên cố hóa kênh mƣơng; Chính sách hỗ trợ đầu tƣ các công trình thủy lợi do cấp huyện quản lý; chính sách hỗ trợ phát triển trang trại tập trung; chính sách đầu tƣ hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hạ tầng giống thủy sản,... Vì vậy, kết cấu hạ tầng nông nghiệp đƣợc đầu tƣ xây dựng với tốc độ khá nhanh, hệ thống thủy lợi, hạ tầng thủy sản, cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá đƣợc đầu tƣ nâng cấp cải tạo, xây dựng mới. Nhiều dự án quan trọng đã và đang đƣợc xây dựng nhƣ: Hồ chứa nƣớc Rào Đá, Sông Thai; hệ thống thủy lợi Tuyên Hóa, hệ thông tiêu úng nƣớc vùng 2 Tả sông Kiến Giang; kè Quảng Phúc, kè chống sạt lở sông Kiến Giang, Nhật Lệ; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa Gianh;

Trong thời gian qua, tuy kết cấu hạ tầng nông nghiệp đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nâng cấp, nhƣng với địa bàn rộng và địa hình phức tạp, nguồn vốn đầu tƣ hạn chế, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp chƣa đƣợc đồng bộ, còn dàn trải và kéo dài; một số dự án Trung ƣơng đầu tƣ trên địa bàn do nhiều lý do còn triển khai chậm, không đảm bảo tiến độ,... làm ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thu hút vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp.

* Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ:

Đi đôi với việc thực thi các chính sách khuyến khích đầu tƣ, Quảng Bình đang đẩy mạnh cải tiến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ coi đây là khâu đột phá để tạo môi trƣờng và tâm lý thuận lợi cho các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp.

Trong những năm qua, Quảng Bình luôn quyết tâm tạo môi trƣờng đầu tƣ minh bạch và thuận lợi để thu hút các nhà đầu tƣ. Môi trƣờng chính trị - xã hội luôn đƣợc đảm bảo ổn định, đồng thuận. Cùng với việc Nhà nƣớc ban hành các luật: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Luật Ngân hàng, Luật Bảo

hiểm, sửa đổi Luật Thuế,... và các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật tạo mặt bằng pháp lý chung cho các nhà đầu tƣ, tỉnh cũng đã tiến hành xây dựng và phê duyệt một số quy hoạch ngành, sản phẩm chủ yếu có chất lƣợng làm căn cứ để thu hút vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp. Công tác cải cách thủ tục hành chính đang đƣợc đẩy mạnh, đây đƣợc coi là khâu đột phá để tạo lập môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn. Các chính sách về phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đƣợc ban hành và thực hiện tƣơng đối hiệu quả.

Tuy nhiên, công tác tạo lập môi trƣờng đầu tƣ ở Quảng Bình còn nhiều hạn chế, đó là: chất lƣợng các quy hoạch ngành, sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp chƣa cao, quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém; công tác cải cách thủ tục hành chính tuy đƣợc đẩy mạnh nhƣng kết quả còn hạn chế, các thủ tục về đăng ký kinh doanh, cấp Giấy chứng nhận ƣu đãi đầu tƣ, thuê đất, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan,... chƣa đƣợc xử lý kịp thời; kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tuy đƣợc quan tâm đầu tƣ nâng cấp nhƣng còn thiếu đồng bộ, dàn trải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình (Trang 58)