nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình
4.1.1.1 Bối cảnh quốc tế
Bối cảnh quốc tế hiện nay tác động trực tiếp đến sự phát triển và khả năng thu hút vốn đầu tƣ của các quốc gia trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các chính sách mở cửa đƣợc áp dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, quá trình điều chỉnh cơ cấu thƣơng mại và đầu tƣ của các thành viên WTO theo hƣớng tự do hóa, phi thuế quan... sẽ là động lực cho sự phát triển, gia tăng tốc độ lƣu chuyển hàng hóa, dịch vụ và các luồng vốn trên thế giới. Đây là cơ hội cho các quốc gia tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài bổ sung nguồn vốn tự có để phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nƣớc đang phát triển trong thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là thách thức lớn mà các quốc gia hiện nay đang gặp phải trong quá trình thu hút vốn đầu tƣ.
4.1.1.2 Bối cảnh Việt Nam
- Việt Nam đang tích cực cải thiện môti trƣờng đầu tƣ, trong đó có ban hành Luật đầu tƣ ( sửa đổi Luật đầu tƣ năm 2005), ban hành Luật doanh nghiệp ( sửa đổi Luật doanh nghiệp năm 2005) theo hƣớng tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong tiếp cận các cơ hội đầu tƣ cũng nhƣ trong quá trình đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ kinh doanh cũng đƣợc Chính phủ quan tâm đặc biệt, coi đây là nội dung căn bản của cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay.
- Các nút thắt của tăng trƣởng kinh tế nói chung của thu hút đầu tƣ nói riêng là thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực đã và đang đƣợc tích cực tháo gỡ trong quá trình thực hiện ba đột phá chiến lƣợc: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi và cơ hội thu hút các nguồn vốn đầu tƣ của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn thách thức:
- Sự cạnh tranh gay gắt ngày càng quyết liệt trong thu hút FDI.
- Khả năng thu hút ODA sẽ khó khăn hơn khi Việt Nam đã trở thành nƣớc có thu nhập trung bình.
- Nền kinh tế trong nƣớc phục hồi chậm sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nợ xấu và nợ công ở mức cao.
4.1.1.3 Bối cảnh địa phương
*) Bối cảnh chung của tỉnh Quảng Bình
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong năm 2013: Diễn biến thời tiết phức tạp, đầu vụ Đông xuân nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm, cuối vụ lốc xoáy. Đặc biệt ảnh hƣởng nặng nề của bão số 10 và hoàn lƣu bão số 11 đã tác động lâu dài đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, với việc hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với nhiều thách thức, sức cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng. Do đó, tỉnh cần phải có những biện pháp hiệu quả hơn nữa trong việc tạo lập, xúc tiến đầu tƣ, nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tƣ vào phát triển nông nghiệp.
*) Phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình - Phương hướng, mục tiêu chung
thấp sang nuôi trồng thủy sản và trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa nhƣ lúa chất lƣợng cao, cao su, hồ tiêu, sắn nguyên liệu, lạc, chăn nuôi tập trung. Tăng cƣờng chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình thí điểm. Đầu tƣ thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.
- Từng bƣớc hoàn thiện cơ cấu hạ tầng để thực hiện thâm canh cao trên toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện có. Thực hiện cơ cấu lại mùa vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý, đảm bảo hiệu quả.
- Mở thêm nhiều cơ sở chế biến nông sản, chế biến thức ăn công nghiệp để thu hút lao động.
- Giai đoạn 2011 - 2015: Tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm đạt 5,5% (trong đó trồng trọt tăng 4,4%, chăn nuôi tăng 6,6%, dịch vụ tăng 14,5%). Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2015: Trồng trọt chiếm 54%, chăn nuôi 44,5%, dịch vụ 1,5%.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm đạt 5,7% (trong đó trồng trọt tăng 4,4%, chăn nuôi tăng 6,8%, dịch vụ tăng 14,5%). Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020: Trồng trọt chiếm 51,3%, chăn nuôi 46,3%, dịch vụ 2,4%.
- Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển các ngành trong ngành nông nghiệp
- Ngành nông nghiệp
+Về trồng trọt:
- Sản xuất lƣơng thực: Phát triển ổn định sản xuất lƣơng thực. Duy trì diện tích cây lƣơng thực đến năm 2020 khoảng 54.380 ha, trong đó diện tích lúa khoảng 48.800 ha, ngô khoảng 5.580 ha; sản lƣợng lƣơng thực năm 2015 đạt 257.750 tấn và năm 2020 đạt khoảng 290.000 tấn (trong đó, lúa đạt trên 260.000 tấn).
- Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý để chủ động quỹ đất gieo trồng vụ đông, đƣa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính có thu nhập cao. Đầu tƣ phát triển đồng bộ hệ thống thủy lợi để đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng năng suất lúa ở các khu vực sản xuất trọng điểm. Tăng diện tích gieo trồng lúa lai năng suất cao lên 45% và diện tích lúa chất lƣợng cao lên 25 - 30% tổng diện tích gieo trồng lúa của tỉnh; diện tích ngô lai năng suất cao chiếm trên 80%.
- Tập trung thâm canh, áp dụng giống mới để tăng năng suất các cây công nghiệp phục vụ chế biến. Đầu tƣ xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung với quy mô tƣơng đối lớn, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Về chăn nuôi
Phát triển mạnh chăn nuôi cả về quy mô và chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Ƣu tiên phát triển chăn nuôi quy mô tập trung, xa các khu dân cƣ để đạt hiệu quả cao, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, phòng chống dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đầu tƣ cho các vùng có điều kiện phát triển chăn nuôi tập trung theo phƣơng thức trang trại và công nghiệp gắn với chế biến; đƣa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi để có khối lƣợng sản phẩm lớn cung cấp cho các đô thị, các khu công nghiệp, khu du lịch và xuất khẩu.
Đổi mới phƣơng thức chăn nuôi gia cầm theo hình thức trang trại với các loại giống có năng suất cao, chuyên thịt, chuyên trứng... Phát triển chăn nuôi tập trung, hạn chế hình thức nuôi phân tán, đƣa dần các cơ sở chăn nuôi gia cầm ra khỏi khu vực dân cƣ nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trƣờng và tăng khả năng kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.
+ Phát triển các sản phẩm chủ lực:
Căn cứ điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh và nhu cầu thị trƣờng nông sản trong khu vực, dự kiến trong 10 - 15 năm tới sẽ tập trung phát triển một số sản phẩm chủ lực đƣợc thể hiện ở bảng 4.1 và 4.2 Bảng 4.1: Định hƣớng phát triển sản phẩm trồng trọt chủ lực Loại SP 2015 2020 DT (Ha) SL (Tấn) DT (Ha) SL (1000 T) 1 1 Lƣơng thực 54.200 279.300 54.380 290.000 - - Tr.đó: Lúa 48.950 252.500 48.800 260.000 2 Cao su 18.000 11.00 0 23.000 19.50 0 3 Hồ tiêu 1.200 1.080 1.500 1.725 4 Lạc 6.500 17.300 6.900 18.280 Nguồn: [23]
Bảng4.2: Định hƣớng phát triển sản phẩm chăn nuôi chủ lực
Loại SP Đơn vị 2015 2020 1 Đàn bò Con 187.000 232.500 Tr.đó: + Bò lai Con 63.580 120.900 2 Đàn lợn Con 565.000 693.000 Tr.đó: Lợn ngoại Con 180.500 285.500 3 Đàn trâu Con 50.000 51.600 4 Sản lƣợng thịt hơi Tấn 58.360 77.644 Nguồn: [23]
- Ngành lâm nghiệp
Phát triển lâm nghiệp theo hƣớng chuyển nhanh từ khai thác lợi dụng tài nguyên sang bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lý tài nguyên rừng, đảm bảo chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng, đồng thời nâng cao mức đóng góp cho nền kinh tế.
Gắn phát triển lâm nghiệp với quy hoạch sắp xếp lại dân cƣ, làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của ngƣời dân khi đƣợc giao đất, khoán rừng, đảm bảo cho ngƣời làm nghề rừng sống đƣợc bằng thu nhập từ kinh tế rừng.
Đẩy mạnh công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và phát triển vốn rừng. Quy hoạch phát triển hợp lý 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất), trong đó tập trung bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, giành nguồn kinh phí đầu tƣ trồng mới cho phát triển rừng sản xuất. Đến năm 2020, cơ cấu diện tích 3 loại rừng nhƣ sau: Rừng đặc dụng: 123.462ha, rừng phòng hộ là 174.387ha, rừng sản xuất là 343.283 ha.
Tập trung phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, trong đó lấy bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh là chính, chỉ trồng rừng mới ở những nơi không có khả năng tái sinh hoặc trồng kết hợp giữa rừng sản xuất với rừng phòng hộ, du lịch, nghỉ dƣỡng và khai thác lâm sản...tuỳ theo mức độ xung yếu của từng khu vực. Tăng cƣờng bảo vệ và trồng rừng phòng hộ ven biển. Kết hợp 3 biện pháp giao đất, khoán rừng cho hộ, cho cộng đồng thôn bản và cho đội kiểm lâm xã để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Phát triển trồng rừng sản xuất theo hƣớng thâm canh. Đa dạng hóa các sản phẩm nông - lâm kết hợp, nâng cao giá trị sản xuất nghề rừng và đời sống ngƣời làm kinh tế rừng. Ƣu tiên phát triển các vùng rừng sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến.
- Ngành thủy sản
Phát triển toàn diện ngành thủy sản (cả đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần và chế biến), không ngừng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sản xuất nhằm đƣa thủy sản thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Phát triển thủy sản theo hƣớng sản xuất công nghiệp, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu. Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất thủy sản với nông nghiệp và các ngành khác, tạo bƣớc phát triển nhanh hơn và giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cƣ.
Tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả đánh bắt xa bờ, gắn với tổ chức khai thác hợp lý khu vực gần bờ, nâng sản lƣợng thủy sản khai thác của tỉnh lên khoảng 35 ngàn tấn năm 2015 và ổn định ở mức 40 ngàn tấn đến năm 2020. Trong đó, sản lƣợng khai thác nội địa, đánh bắt gần bờ có xu hƣớng giảm, sản lƣợng khai thác đánh bắt xa bờ có xu hƣớng tăng lên. Đầu tƣ hệ thống cơ sở hạ tầng nuôi thâm canh theo tiêu chuẩn ngành 28: TCN- 171:2001 đối với vùng nuôi tập trung. Đầu tƣ xây đựng các khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền kết hợp cảng cá Sông Nhật Lệ, sông Gianh, sông Roòn để phát triển khai thác xa bờ, kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển. Tiến hành sắp xếp lại nghề cá ven bờ một cách hợp lý, phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và các ngành nghề khác để chuyển một phần lao động đánh cá ven bờ sang các lĩnh vực khác nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi.
Nâng cấp và xây dựng mới các bến cá nhân dân, từng bƣớc hình thành các làng cá văn minh, hiện đại dọc ven biển. Xây dựng hệ thống chợ cá đầu mối tại các khu vực trọng điểm khai thác hải sản của tỉnh tại Sông Roòn, sông Dinh, sông Nhật Lệ. Xây dựng 01 nhà máy đóng tàu công suất 3000 tấn ( vốn doanh nghiệp và đầu tƣ nƣớc ngoài), 01 nhà máy sản xuất nội thất tàu và sửa
chữa ( vốn doanh nghiệp)... nhằm phục vụ tốt cho khai thác hải sản.
Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, cả nuôi nƣớc ngọt, nƣớc lợ và nƣớc mặn. Chuyển đổi mạnh mẽ phƣơng thức nuôi trồng từ quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp để tạo khối lƣợng sản phẩm lớn, ổn định cho chế biến xuất khẩu. Đến năm 2015, diện tích nuôi trồng thủy sản trong tỉnh đạt 6 . 2 5 0 ha, trong đó nuôi nƣớc ngọt khoảng 3.910 ha và nuôi mặn lợ khoảng 2.340 ha; năm 2020 đạt trên 6.890 ha, trong đó nuôi mặn lợ khoảng 2.400 ha;
*) Dự báo nhu cầu vốn cho mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình
Để đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng kinh tế của tỉnh với tốc độ cao nhƣ mục tiêu đặt ra (giai đoạn 2011-2015 đạt 12%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 13%/năm) tổng mức vốn đầu tƣ toàn xã hôị của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2011 - 2020 phải đạt 147-149 nghìn tỷ đồng, trong đó giai đoạn từ năm 2011-2015 đạt 47-48 nghìn tỷ, giai đoạn 2016-2020 đạt 100-101 nghìn tỷ đồng. Đối với ngành nông nghiệp để đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 5,5%/năm vào giai đoạn 2011-2015, mức 5,7%/ năm giai đoạn 2016-2020, nhu cầu vốn đầu tƣ cho ngành khoảng 10.114 tỷ đồng.
Nhƣ vậy, nhiệm vụ thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, thu hút vốn cho đầu tƣ phát triển nông nghiệp nói riêng trên địa bàn Quảng Bình là rất nặng nề, đòi hỏi Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình phải có những giải pháp đồng bộ để thu hút mọi nguồn vốn có thể, đồng thời có kế hoạch sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển của nền kinh tế.