0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Trong phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM (Trang 51 -51 )

2010

2.3.2.2. Trong phát triển kinh tế xã hội

Hiện nay, nhận thức về nhu cầu học tập của một số gia đình người khuyết tật chưa cao nên việc cho con họ tiếp cận giáo dục rất thấp, đời sống kinh tế của các gia đình chưa ổn định, tỷ lệ hộ nghèo còn cao cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho người khuyết tật được giáo dục vẫn còn yếu kém và tồn đọng nhiều bất cập. Bên cạnh đó, công tác quản lý giáo dục người khuyết tật ở các địa phương chưa được chú ý đúng mức, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh khuyết tật chưa đủ mạnh. Do vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật cần phải:

- Xây dựng hệ thống chính sách quốc gia về giáo dục người khuyết tật.

- Phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục người khuyết tật như: Tăng cường công tác đào tạo giáo viên nòng cốt trực tiếp dạy NKT có hoàn cảnh khó khăn trong học tập theo nhiều hình thức khác nhau. Xây dựng chương trình, tổ chức bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên tham gia giảng dạy trong các hình thức

giáo dục khác nhau. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc, trợ giúp NKT để tiếp cận các phương thức giáo dục phù hợp.

- Phát triển hệ thống hỗ trợ giáo dục người khuyết tật như: Hỗ trợ việc xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tại các địa phương trên toàn quốc, bổ sung chức năng, tăng cường năng lực cho các cơ sở giáo dục chuyên biệt để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

- Nâng cao năng lực quản lý giáo dục người khuyết tật và tăng cường sự phối hợp liên ngành trong chăm sóc và giáo dục người khuyết tật.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học ở các trường có NKT theo quy định.

- Có chính sách hỗ trợ về tài chính cho học sinh, sinh viên là NKT vào học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

- Tăng cường ngân sách, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho giáo dục người khuyết tật, tăng cường sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể và sự hợp tác quốc tế trong giáo dục và giúp đỡ người khuyết tật trong xã hội.

Trách nhiệm của các chủ thể trong giáo dục đối với NKT:

Để đảm bảo quyền của người khuyết tật trong hoạt động giáo dục, bên cạnh việc qui định các phương thức giáo dục, chế độ giáo dục cho NKT, pháp luật cũng xác định trách nhiệm cụ thể như:

Đối với Nhà nước, việc đảm bảo công bằng trong giáo dục cho NKT, đảm bảo cho NKT thực hiện quyền học tập của mình.

Đối với cơ sở giáo dục, cần phải đảm bảo điều kiện giảng dạy và học phù hợp với NKT, không được từ chối tiếp nhận NKT nhập học và tạo điều kiện cho NKT được học tập.

Đối với giáo viên, cần phải có chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng riêng để có thể giáo dục cho NKT được tốt hơn và cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương NKT, khi giáo dục người khuyết tật.

Đối với gia đình NKT, cần phải có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để NKT được học tập và phát triển khả năng của bản thân, điều đó sẽ giúp cho người khuyết tật được học tập tốt hơn.

Đối với xã hội, cần phải có sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ đối với NKT để họ vươn lên trong cuộc sống và mọi người cần thay đổi cách nhìn nhận đối với NKT để họ có thể hòa nhập vào cộng đồng được nhanh chóng.

Để giúp người khuyết tật được tiếp cận giáo dục thì cũng cần phải nâng cao nhân thức của mọi người đối với NKT, đối với Đảng và Nhà nước cần có chính sách phát

triển kinh tế đối với các gia đình của người khuyết tật điều đó nâng cao đời sống của NKT giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Ngoài ra, trách nhiệm của xã hội cần luôn giúp đỡ và cảm thông đối với NKT để họ có thể hướng tới một xã hội hòa nhập đầy đủ và phát triển toàn diện.

KẾT LUẬN

Trong lịch sử phát triển xã hội loại người, giáo dục được xem là một hiện tượng xã hội đặc biệt, đóng một vai trò đặc biệt. Giáo dục thực hiện chức năng truyền đạt và linh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội, giúp cho mỗi cá nhân tích lũy kiến thức, phát triển trí tuệ, hình thành văn hóa đạo đức, giúp cho xã hội bảo tồn phát triển nền văn minh của mình. Giáo dục tham gia đào tạo nguồn nhân lực, tái sản xuất trực tiếp và quản lí xã hội, phát triển tiềm năng trí tuệ và khả năng lao động sáng tạo của con người.

Trong những năm gần đây Đảng ta luôn xác định rõ quan điểm: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Đặc biết giáo dục đối với NKT được Đảng và Nhà nước quan tâm và đưa ra chính sách hỗ trợ, khuyến khích tạo điều kiện giúp NKT tiếp cận giáo dục tốt nhất. Giáo dục đã giữ một vai trò quan trọng đối với người khuyết tật, góp phần chuyển biến tích cực về mọi mặt, nâng cao đời sống của của họ, thông qua giáo dục có thể giúp người khuyết tật mở ra những kiến thức, phát triển tiềm năng trí tuệ và họ có thể tham gia hòa nhập vời mọi người trong xã hội trở nên thuận tiện hơn, ngoài ra thông qua giáo dục có thể giúp thay đổi cách nhìn nhận của xã hội về NKT và thấy được các khả năng phát triển của trí tuệ, mở rộng tầm nhìn về cuộc sống tốt đẹp và sống có ích trong xã hội.

Quyền của NKT trong lĩnh vực giáo dục là vấn đề rộng và chưa được nghiên cứu nhiều. Với khả năng có hạn, người viết đã cố gắng nghiên cứu và đạt được một số kết quả khiêm tốn sau đây:

Thứ nhất, Luận văn đã góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quyền của người NKT , trong đó có quyền của NKT trong lĩnh vực giáo dục, qua đó làm rõ những đặc thù và tầm quan trọng của quyền này.

Thứ hai, như mục tiêu ban đầu đã đề ra, qua sự phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật quốc tế, quốc gia và pháp luật việt Nam, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam về giáo dục đối với NKT, người viết đã có một số hiểu biết về quyền người NKT. Đồng thời, từ đó đưa một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền được giáo dục của người khuyết tật và một số trách nhiệm của xã hội, các cấp chính quyền trong việc giúp NKT tiếp cận được giáo dục và bảo đảm các quyền cơ bản của NKT, nhất là bảo đảm quyền được giáo dục.

Tóm lại, để hướng tới một xã hội phát triển bền vững và công bằng, mọi người biết yêu thương nhau thì cần đảm bảo tốt nhất về quyền con người nói chung, quyền người của người NKT nói riêng. Mà muốn như vậy thì con đường ngắn nhất chính là không ngừng hoàn thiện hệ thống phát luật và các chính sách hỗ trợ, tuyên truyền,

giáo dục,…cùng với việc thực thi pháp luật một cách công bằng và hợp lý, từ đó mới có thể giúp cho mọi người nói chung, người NKT nói riêng được hưởng những quyền của mình một cách hiệu quả nhất là quyền được giáo dục và phát triển giáo dục.

Ngoài ra, người khuyết tật cũng cần có sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ đối với NKT để họ vươn lên trong cuộc sống và mọi người cần thay đổi cách nhìn nhận đối với NKT để họ có thể hòa nhập vào cộng đồng được nhanh chóng và họ có thể sống có ích, đóng góp một phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước và cần tăng cường các chính sách hỗ trợ và giúp đỡ NKT để họ có thể đảm bảo công bằng so với mọi người bình thường khác. Qua đó, sẽ tạo cho người khuyết tật tham gia bình đẳng trong xã hội và vượt qua những mặc cảm của bản thân để vươn lên trong cuộc sống và đóng góp một phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật quốc tế

1. Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 1948 (UDHR).

2. Công ước về chống phân biệt đối xử trong giáo dục của UNESCO năm

1960.

3. Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức, phân biệt đối xử chống lại

phụ nữ năm 1979.

4. Công ước về Quyền trẻ em năm 1989.

5. Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006.

6. Tuyền bố về Quyền của người khuyết tật năm 1945.

Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam

1. Hiến pháp năm 2013.

2. Luật giáo dục năm 2005.

3. Luật giáo dục 2005 sửa đổi, bô sung năm 2009.

4. Luật người khuyết tật năm 2010.

5. Nghị định 28/2012/ NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

6. Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998.

7. Nghị quyết 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về Giáo dục.

8. Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD-ĐT về giáo dục hòa nhập danh cho

người tàn tật, khuyết tật.

9. Quyết định 1019/Qđ-TTg Phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020.

10.Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC Qui

định về chính sách giáo dục cho người khuyết tật.

11.Thông tư 33/2010/TT-BGDĐT ban hành Chương trình Bồi dưỡng

nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hoà nhập.

Sách, báo, tạp chí

1. Dewey, John (1916/1944). Democracy and Education. The Free Press.

2. Táp chí luật học – Đặc san 10/2013, đặcsan pháp luật người khuyết tật,

3. Vũ Ngọc Bình, Trẻ em tàn tật và quyền của các em, NXB lao động – xã hội, năm 2001.

4. GS.TS. Nguyễn Đăng Dung – TS. Vũ Công Giao – THS. Lã Khánh

Tùng, Giáo trình lý luận và pháp luật về Quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2009.

5. Nguyễn Xuân Hải, Giáo dục học trẻ khuyết tật, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2009.

Trang thông tin điện tử


1. Trần Thị Ngọc Lan, Tổ chức Y tế thế giới xuất bản hướng dẫn về

phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật, website: http://203.162.20.210/homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=222&cat=1908 &ID=8691, [truy cập ngày: 12/8/2014].

2. Giáo dục – wikipedia tiếng việt, website:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c, [truy cập ngày: 25/8/2014].

3. Thúy Quỳnh, “tạo điều kiện để học sinh khuyết tật hòa nhập cộng

đồng”, Báo điện tử Nhân dân, tại website:

http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_giaoduc/_mobile_tingd/ite m/13907802.html. [truy cập ngày 23/8/2014].

4. Xem: Tạp chí lao động xã hội, tại website:

http://tcldxh.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/6/id/3437/language/vi- VN/Default.aspx, [truy cập ngày 14/8/2014].

5. Hội Khai Trí Tiến Đức,

http://www.vietnamtudien.org/vntd-kttd/index.html, Trung-Bắc Tân- Văn, 1931. [truy cập ngày 13/9/2014].

6. Vài nét về chính sách phát triển giáo dục người khuyết tật,

http://nccd.molisa.gov.vn/index.php/uu-tien/giaoduc/541-vai-net-v-chinh- sach-phat-trin-giao-dc-ngi-khuyt-tt, [truy cập ngày 22/9/2014].

Một phần của tài liệu QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM (Trang 51 -51 )

×