2010
2.3.1.1. Trong việc bảo đảm quyền được tiếp cận giáo dục
Việt Nam là quốc gia có số lượng người khuyết tật khá lớn với khoảng 6,7 triệu người, trong đó 3,6 triệu là nữ và khoảng 1,2 triệu là trẻ em. Trong nhiều thập kỷ qua, mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng, Nhà nước vẫn luôn quan tâm ưu tiên nguồn lực và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách trợ giúp xã hội, bảo đảm các quyền của người khuyết tật và thúc đẩy sự tham gia của người khuyết tật vào đời sống xã hội.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục đối với người khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt và số người
khuyết tật được học tập đến trường ngày càng tăng. Nhưng số lượng người khuyết tật
không tiếp cận giáo dục vẫn còn nhiều, nhất là ở các vùng miền núi, vùng nông thôn có mức thu nhập thập và tỷ lệ hiều biết của người dân còn thấp, vì vậy cho thấy NKT đang đối mặt với sự bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục và điều đó làm hòa nhập vào xã hội khó khăn với trình độ học vấn hạn chế và được trang bị ít hoặc không có kỹ năng nghề làm cho NKT gặp khó khăn khi cạnh tranh với các bạn cùng tuổi không khuyết tật, điều đó làm NKT có cuộc sống nghèo khổ so với mọi người bình thường khác nền việc bảo đảm cho người khuyết tật được học tập là vấn đề rất quan trọng hiện này.
Học tập là quyền của công dân song đối với người khuyết tật, cơ hội học tập thường hạn chế hơn so với những người bình thường khác. Cho nên người khuyết tật
tiếp cận giáo dục rất ít, vì vậy cần có sự hỗ trợ và tạo điều kiện để người khuyết tật có thể tham gia học tập và thực hiện quyền học tập của mình. Từ đó, giúp NKT được học tập để nâng cao nhận thức và có thể tham gia vào cuộc sống vui chơi, giải trí và đối xử bình đẳng với mọi người bình thường khác.
Thực tế cho thấy công tác giáo dục người khuyết tật đã phát triển đáng kề về quy mô và khả năng tiếp cận giáo dục. Cụ thể, năm học 2009 – 2010 số trẻ khuyết tật độ tuổi mầm non học hòa nhập là 15.249, đạt tỷ lệ 62,8 % tổng số trẻ khuyết tật trong độ tuổi. Có 290.000 học sinh tiểu học, trung học cơ sở khuyết tật học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục phổ thông; 7.583 học sinh khuyết tật học tại 106 cơ sở giáo dục chuyên biệt.28
Đặc biệt, năm học 2012 – 2013, có gần 1.300/4.549 trẻ khuyết tật đi nhà trẻ (đạt 28,3%); 11.832/15.708 trẻ em khuyết tật đi học mẫu giáo (đạt 75,3%) và có gần 319.000 học sinh tiểu học, trung học cơ sở khuyết tật học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Về cơ bản, số lượng người khuyết tật được tiếp cận giáo dục ngày càng tăng lên, song với những khó khăn, mặc cảm của bản thân, cũng như việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật chưa thực sự sâu sắc nên trình độ của phần lớn người khuyết tật ở mức thấp nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, các vùng này điều kiện kinh tế còn khó khăn.
Theo thống kê của Bộ lao động, thương binh và xã hội, đến năm 2012, người khuyết tật được đi học chiếm tỷ lệ thấp, có khoảng 34,4% người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên chưa biết chữ và có đến 21,21% chưa tốt nghiệp tiểu học. Người khuyết tật có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở lên chỉ chiếm 2,75%, người khuyết tật có
bằng đại học và cao đẳng chỉ chiếm khoảng 0,1%.29
Như vậy, số lượng người khuyết tật được đến trường vẫn còn thấp và nhất là ở vùng nông thôn, miền núi nên Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách để giúp người khuyết tật được tiếp cận giáo dục như:
- Người khuyết tật được ưu tiên nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.
- Đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông: Người khuyết tật được hưởng chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông như đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
28
Xem: Thúy Quỳnh, “tạo điều kiện để học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng”, Báo điện tử Nhân dân, tại website://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_giaoduc/_mobile_tingd/item/13907802.html. [truy cập ngày 23/8/204].
29
Xem: Tạp chí lao động xã hội, tại website:
http://tcldxh.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/6/id/3437/language/vi-VN/Default.aspx, [truy cập ngày 14/8/2014].
- Đối với trung cấp chuyên nghiệp: Người khuyết tật được xét tuyển thẳng vào trung cấp chuyên nghiệp theo Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc các trường có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học.
- Đối với đại học, cao đẳng: Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng. Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học; Người khuyết tật nặng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng khi đăng kí xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Ngoài ra, người khuyết tật còn được miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục; về đánh giá kết quả học tập, xét lên lớp và cấp bằng tốt nghiệp; về các chính sách về học phí, học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập cho người khuyết tật học tập trong các cơ sở giáo dục có dạy người khuyết tật, các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Từ đó, cho thấy người khuyết luôn danh nhiều ưu đãi để được tiếp cận giáo dục và bình đẳng đối với mọi người bình thường khác, giúp người khuyết tật vươn lên và hòa nhập vào cuộc sống tốt hơn.