2010
2.3.1.5. Phương pháp giảng dạy của cán bộ giáo viên đối với học sinh, sinh viên là
sinh viên là người khuyết tật
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và dạy học sinh trở thành một người có phẩm chất đạo đức tốt. Người giáo viên có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương người khuyết tật, sẽ đào tạo ra những học sinh có tài năng lao động và nghiên cứu giỏi.
Đối với học sinh khuyết tật, phương pháp giảng dạy phù hợp của giáo viên là nhân tố quan trọng và quyết định để giúp học sinh dễ tiếp cận kiến thức và hiểu mau hơn, nhất là đối với học sinh người khuyết tật cần có phương pháp phù hợp để cho học sinh tiếp thu những kiến thức được nhanh hơn vì do khiếm khuyết của bản thân
nên gặp khó khăn trong việc học. Cho nên, giáo viên cần lập chương trình, phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục người khuyết tật. Tập thể giáo viên có nhận thức được trách nhiệm đối với chất lượng giáo dục của nhà trường, thì mới toàn tâm toàn ý đầu tư cho công tác giảng dạy. Học sinh có nhận thức được học để có kiến thức, nghề nghiệp, cuộc sống tốt hơn cho bản thân, gia đình và xã hội mới ra sức cố gắng học tập tốt nhất.
Để tạo được nhận thức tốt trong giáo viên và học sinh, nhà trường phải thông qua buổi sinh hoạt trong Hội đồng sư phạm, qua thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua, sinh hoạt các đoàn thể, Công đoàn, Đoàn thanh niên, sinh hoạt chủ nhiệm, họp mặt truyền thống,… để xây dựng ý thức trách nhiệm, tinh thần làm việc tận tụy. Từ đó, cán bộ giáo viên đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất đối với học sinh, sinh viên để nâng cao chất lương, tiếp thu trong tiết học đạt kết quả tốt hơn. Cho nên, Giáo viên cần phải thực hiện các quy định dưới đây:
- Nâng cao chất lượng giờ giảng, tích cực soạn giáo án, chuẩn bị kỹ bài trước khi lên lớp. Đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao năng lực sư phạm, giúp học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực làm việc độc lập cũng như năng lực làm việc tổ, nhóm. Gắn liền nội dung bài giảng với thực tiễn và phát triển khả năng vận dụng vào thực tiễn của sinh viên – học sinh.
- Nâng cao ý thức tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ của bản thân nằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Xây dựng lòng say mê nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên – học sinh nghiên cứu khoa học.
- Chấp hành tốt nội qui, qui chế của nhà trường, ra vào lớp đúng giờ, giảng dạy đúng khối lượng, đúng tiến độ kế hoạch và đúng tác phong sư phạm. Thực hiện tốt các qui trình lên lớp, qui trình ra đề thi, chấm thi, lên điểm và thực hành tiết kiệm. Không ngừng bồi dưỡng khả năng am hiểu về pháp luật, chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.