2010
2.3.2.1. Trong việc hoàn thiện pháp luật
Thứ nhất, mỗi phương thức giáo dục NKT khác nhau có ưu, nhược điểm nhất định. Một trong những khó khăn của giáo dục đối với NKT hiện nay là việc xác định phương thức giáo dục phù hợp với đặc điểm đối tượng để đạt được hiệu quả của hoạt động giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục, giúp người khuyết tật dễ dàng tiếp cận phương thức giáo dục phù hợp và hiệu quả trong việc tiếp cận phù hợp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần ban hành pháp luật qui định hướng dẫn cụ thể từng dạng tật và mức độ khuyết tật phù hợp với phương thức giáo dục nào để NKT và gia đình họ có thể hiểu rõ và lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với bản thân mình, từ đó đem lại hiệu quả thiết thực cho việc tiếp cận giáo dục phù hợp. Các qui định này phù hợp với xu hướng xây dựng nền giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật trong tương lai.
Thứ hai, Pháp luật hiện hành cũng cần bổ sung các qui định để thức hiện gắn học tập văn hóa với việc phục hồi chức năng ngay tại cộng đồng hoặc tại trường cho NKT, việc này giúp thuận tiện cho NKT được phục hồi chức năng dễ dàng và hiệu quả hơn.
Thứ ba, cần ban hành Quyết định mới về giáo dục hòa nhập dành cho người
khuyết tật thay thế Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD-ĐT về giáo dục hòa nhập danh
cho người tàn tật, khuyết tật, ban hành Quyết định mới phù hợp với nhu cầu giáo dục
hòa nhập hiện nay giúp NKT được giáo dục tốt hơn. Trước nhưng ưu điểm của giáo
dục hòa nhập, pháp luật cần sớm qui định tổ chức thực hiện mô hình hòa nhập sâu rộng, trên phương diện chuyên môn, bộ giáo dục và đào tạo cần sớm ban hành bộ giáo trình chuẩn để dạy cho học sinh là NKT với các loại hình khuyết tật khác nhau, coi đây là nhân tố hành đầu cho việc hòa nhập cộng đồng của NKT. Nên qui định cụ thể, rõ ràng, chi tiết về các chương trình học, phương pháp giảng dạy và các dịch vụ hỗ trợ đối với từng dạng khuyết tật ở từng cấp học để dễ áp dụng vào thức tế.
Thứ tư, Một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công giáo dục NKT đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ thực tiễn trách nhiệm và quyền lợi của người làm công tác đào tạo đặc biệt này cho thấy cần nhanh chóng bổ sung các qui định về chế độ thỏa đang đối với giáo viên dạy NKT, đặc biệt là giáo viên dạy NKT tại các trường chuyên biệt. Ngoài ra, Bổ sung miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp cho học sinh là NKT ở các trường dân lập, đảm bảo công bằng cho đối tượng trong tương quan về trách nhiệm xã hội của cơ sở đào tạo.
Thứ năm, Luật hiện hành cần bổ sung, sửa đối các quy định về chế độ tuyển cử đối với NKT muốn theo học ở các bậc học đại học và sau đại học. Cần có quy định hướng nghiệp, lựa chọn người tài trong những NKT để bồi dưỡng, khuyến khích họ
trợ thành những người thầy dạy cho chính người khuyết tật sau này, điều đó sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục.
Thứ sáu, Nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật giáo dục NKT, pháp luật cần có quy định về chế tài xử phạt, đặc biệt là đối với hành vi phân biệt đối xử, kì thị xã hội, không tiếp nhận NKT vào học tại các cơ sở giáo dục, không thực hiện những qui định về chế độ giáo dục đối với NKT được quy định trong Luật NKT cũng như trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Song song với đó cũng cân có cơ chế khuyến khích, khen thưởng phù hợp như tổ chức tuyên dương, tổ chức, cơ quan có nhiều đóng góp hỗ trợ người khuyết tật.
Thứ bảy, cần sớm phê chuấn Công ước của LHQ về Quyền của người khuyết tật, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế. Việc phê chuẩn Công ước là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng khẳng định cam kết bảo vệ và thực thi quyền của người khuyết tật tại Việt Nam, thể hiện tư tưởng về tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật đã được quy định trong Hiến pháp và nhiều văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội và Chính phủ ban hành.
Tóm lại, với việc đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giáo dục đối với NKT có thể tạo điều kiện thuận lợi để giúp người khuyết tật tiếp cận giáo dục và góp phần nâng cao cơ sở pháp lý vững chắc trong việc bảo đảm quyền được giáo dục đối với người khuyết tật và nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao nhận thức và cách nhìn nhận của mọi người đối với người khuyết tật.