2010
2.2.6. Các chính sách và chương trình tiêu biểu
Trong xu thế phát triển của thời đại, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, với trọng tâm là phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đất nước ta đang cần những nguồn năng lực dồi dào về thể chất, đạo đức và trí tuệ, để thực hiện được điều đó chúng ta cần phải đầu tư đến yếu tố con người và vai trò của giáo dục.
Như chúng ta đã biết giáo dục là chiếc chìa khoá vàng tiến vào tương lai, một nước nghèo cũng có thể phát triển được miễn là nó đầu tư đầy đủ vào vốn con người. Mà đầu tư vào vốn con người tức là đầu tư vào văn hoá, giáo dục. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm chuyển biến nền kinh tế, làm xuất hiện bộ phận kinh tế tri thức. Hiểu rõ vai trò đó của giáo dục, Đảng ta cũng nêu rõ “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” (Nghị quyết Trung ương Đảng khoá VIII).
Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển giáo dục, chúng ta còn thực hiện sự công bằng trong giáo dục. Có thể nói vấn đề công bằng giáo dục được coi là trọng tâm và là nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục. Chính vì lẽ đó, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người thiệt thòi trong xã hội, nhất là đối với người bị khuyết tật về thể chất và tinh thần.
Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt là về giáo dục được Đảng và Nhà nước quan tâm và đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để người khuyết tật được tiếp cận giáo dục và học tập được tốt nhất, thông qua đó đã ban hành thông tư
liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC Qui định về chính sách giáo dục cho người khuyết tật bao gồm:
Ưu tiên nhập học và tuyển sinh:
- Nhập học: Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với qui định chung là 3 tuổi.
- Tuyển sinh:
+ Đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông: được hưởng chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông như đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc ít người.
+ Đối với trung cấp chuyên nghiệp: được xét tuyển thẳng vào trung cấp chuyên nghiệp theo Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Đối với đại học, cao đẳng: Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng, Người khuyết tật nặng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng khi đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Miễn, giảm một số nội dung môn học và Hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục:
- Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập học theo chương trình giáo dục chung. Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp.
- Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt ở cơ sở giáo dục chuyên biệt hoặc lớp chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục học theo chương trình giáo dục chuyên biệt đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với từng dạng khuyết tật. Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục cho phù hợp.
Chính sách về học phí: Người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.
Chính sách về học bổng : Người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ. Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp được cấp học bổng 10 tháng/năm học; Nếu học tập tại cơ sở giáo dục mầm
non, phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được cấp học bổng 9 tháng/năm học.
Hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập: Người khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 1.000.000đồng/người/năm học.
Các chính sách về giáo dục được áp dụng đối với người khuyết tật học tập trong các cơ sở giáo dục có dạy người khuyết tật, các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các tổ chức và cá nhân khác co liên quan, không áp dụng đối với người khuyết tật học tập tại các cơ sở dạy nghề.
Như vậy, cho thấy người khuyết tật được hưởng mọi quyền lợi như những mọi người bình thường, được học với môi trường bình thường, được hòa nhập vui chơi như bao người bình thường khác, người khuyết tật còn được ưu đãi về các chính sách cuộc sống và giáo dục để giúp họ có thể sớm hòa nhập vào đời sống.
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền của ngƣời khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam