0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Trong việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ giáo viên ở các trường có người khuyết

Một phần của tài liệu QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM (Trang 46 -46 )

2010

2.3.1.3. Trong việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ giáo viên ở các trường có người khuyết

- Nghiên cứu biên soạn, sản xuất, cung ứng các tài liệu học tập hỗ trợ cho học sinh khiếm thính, sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị, học sinh khuyết tật;

- Nghiên cứu xây dựng và phổ biến hệ thống ký hiệu ngôn ngữ phổ thông sử dụng thống nhất trong toàn quốc; xây dựng tài liệu ký hiệu ngôn ngữ cho các cấp học phổ thông.

Thức hiện tốt vấn đề trên sẽ bảo đảm số lượng NKT được tiếp cận giáo dục ngày càng tăng và họ sẽ được hưởng những quyền được giáo dục của mình để bình đẳng với mọi người khác trong xã hội và giúp NKT được học tập một cách thuận lợi hơn và nâng cao chất lượng của việc học của học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên dễ dàng hơn và nâng cao tỷ lệ giáo dục của cả nước ngày càng tốt hơn và bảo đảm sự công bằng đối với người khuyết tật với mọi người bình thường khác để học có thể tiếp cận các quyền cơ bản, được sống một cuộc sống tốt đẹp và vươn lên hòa nhập vào xã hội.

2.3.1.3. Trong việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ giáo viên ở các trường có người khuyết tật người khuyết tật

Đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng và quyết định đến chất lượng giáo dục và trong việc giảng dạy giúp học sinh tiếp thu nhanh chóng, đạt kết quả tốt trong học tập của học sinh. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ giáo viên giảng dạy cho người khuyết tật hiện cũng là một hạn chế và đang là mối quan tâm của Bộ giáo dục và đào tạo cũng như ở các trường có người khuyết tật, hiện nay số lượng giáo viên vẫn còn thấp nên cần đào tạo để phục vụ cho việc giảng dạy tốt hơn.

Hiện nay, đội ngũ giáo viên ở các trường dạy người khuyết tật vẫn còn thiếu kĩ năng, chuyên môn giảng dạy học sinh người khuyết tật và đạo đức của giáo viên vẫn thiếu những tình cảm yêu thương và phân biệt đối xử giữa người khuyết tật và học sinh bình thường cùng lớp. Từ đó, làm ảnh hưởng đến việc học và khả năng tiếp cận đến giáo dục của người khuyết tật.

Vì vậy, Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy người khuyết tật luôn dành được sự quan tâm đặc biệt của Bộ giáo dục và đào tạo. Mạng lưới đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, giáo viên cho giáo dục hòa nhập được hình thành và phát triển ở các trường đại học, cao đẳng và nghiên cứu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Trung bình mỗi năm có gần 800 giáo viên được đào tạo chính quy về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật tại các trường sư phạm; hơn 20.000 lượt giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng dạy học người

khuyết tật.30 Ngoài ra, về số lượng giáo viên ở trường chuyên biệt chưa đáp ứng yêu

cầu dạy học cho người khuyết tật, hiện tại cả nước chỉ có 7 cơ sở đào tạo giáo viên chuyên biệt, hằng năm tốt nghiệp khoảng 200 người. Theo ước tính, số lượng giáo viên chuyên biệt hiện nay cần khoảng 200.000 người cho các cấp học,31 so với nhu cầu thực tế thì số lượng giáo viên được đào tạo còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu dạy học.

Qua đó, cho thấy đối ngũ giáo viên phục vụ cho giảng dạy ở các trường giáo dục người khuyết tật cần được bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn giáo dục cho người khuyết tật, giáo viên còn đòi hỏi những kĩ năng, đạo đức nghề nghiệp và cả những yếu tố tình cảm, trách nhiệm của người làm công tác giáo dục đối với người khuyết tật. Theo qui định giáo viên được cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoài ngữ, giáo viên được hỗ trợ tiền mua tài liệu để học tập và hỗ trợ 100% học phí và tiền trợ cấp đi lại, nhà ở .v.v.

Vì vậy, việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên là rất cần thiết để phục vụ cho sự giáo dục cho người khuyết tật nên Đảng và Nhà nước cần có chương trình hỗ trợ trong việc bồi dưỡng giáo viên và có chính sách giúp đỡ giáo viên gắn bó lâu dài trong việc giảng dạy học sinh người khuyết tật ngày một tốt hơn, NKT được tiếp cận giáo dục ngày càng tăng và có khả năng vươn lên, tham gia cuộc sống dựa vào công sức, cách giảng dạy của các cán bộ, giáo viên tham gia giáo dục NKT nhờ vào sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước từ đó giáo viên có thể yên tâm và gắn bó với sự nghiệp giáo dục cho người khuyết tật ngày một được phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM (Trang 46 -46 )

×