Mối quan hệ giữa kế toán và thuế trên thế giới

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán việt nam trong các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 30)

V. K ết cấu của đề tài

1.4.1 Mối quan hệ giữa kế toán và thuế trên thế giới

Mối quan hệ giữa kế toán và thuế ngày càng phát triển phức tạp. Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này, có thể kể đến Hoogendoor (1996) và Lamb, Nobes và Robert (1998).

* Hoogendoor (1996) nghiên cứu mối quan hệ giữa kế toán và thuế ở 13 nước Châu Âu và ông phân làm hai loại quan hệ độc lập và phụ thuộc.

- Độc lập: Doanh nghiệp sử dụng các chính sách khác nhau cho kế toán tài chính và việc tính toán thuế. Tuy nhiên không bao giờ có sự độc lập tuyệt đối. Các quốc gia thuộc loại này là Anh, Cộng Hòa Séc, Đan Mạch, Ireland, Hà Lan, Na Uy và Ba Lan.

- Phụ Thuộc: tức là nguyên tắc thuế là cơ sở của kế toán hoặc thuế được xác định dựa trên kế toán. Theo ông, cả hai trường hợp đều có thể dẫn đến số liệu thu nhập

được ghi nhận sai lệch so với thực tế. Các quốc gia thuộc loại này là Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý và Thụy Điển.

* Lamb, Nobes và Robert (1998) lại có cách phân loại khác về mối quan hệ này. Có 5 loại:

- Nguyên tắc của kế toán và thuếđộc lập nhau. - Nguyên tắc của kế toán và thuế tương đồng nhau.

- Nguyên tắc kế toán phục vụ cho cả mục đích kế toán lẫn thuế. - Nguyên tắc thuế phục vụ cho cả mục đích kế toán lẫn thuế. - Nguyên tắc kế toán không được quan tâm đến.

* Ở Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Philipines, Thái Lan và Việt Nam thì bản tin thuế của Châu Á Thái Bình Dương (2002) đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa kế toán và thuế bằng việc đăng các bài báo chuyên về tình hình hiện tại của các nước này.

Xu hướng thế giới ngày càng hướng tới sự độc lập hơn giữa kế toán và thuế. Theo bản tóm tắt các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kế toán và thuế do Clinton Alley và Simon James (2005) biên soạn, các nguyên nhân dẫn đến sự không hài hòa giữa kế toán và thuế là:

- Mục tiêu của kế toán và thuế là khác nhau:

+ Mục tiêu của kế toán: Cung cấp những thông tin hữu ích cho các bên có liên quan như nhà quản lý, cổ đông, chủ nợ… nhằm giúp họ điều hành, kiểm soát và ra quyết định.

+ Mục tiêu của thuế: tăng ngân sách và sử dụng thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

- Khó khăn trong việc xác định khái niệm thu nhập:Rất nhiều nhà kinh tế xây dựng khái niệm về thu nhập nhưng thật khó để xác định khái niệm phù hợp với cả kế toán và thuế. Khái niệm về thu nhập của thuế hẹp hơn khái niệm về thu nhập của kế toán do mục tiêu của kế toán và thuế khác nhau (kim tự tháp về thu nhập của Holmes (1999)).

- Sự phát triển liên tục của kế toán và thuế: Kế toán và thuế liên tục phát triển nhưng chúng phát triển không cùng tốc độ, xu hướng và chúng có phương pháp khác nhau.

- Yêu cầu về tính hiệu quả, khách quan và chính xác của hệ thống thuế: Trong khi kế toán có thể được lập trên cơ sởước tính, khả năng xảy ra và sự hợp lý thì thuế nhất thiết phải được tính toán trên cơ sở chính xác và có thể kiểm chứng được.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán việt nam trong các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)