Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán việt nam trong các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 43)

V. K ết cấu của đề tài

2.3Phương pháp nghiên cứu

Tính chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp có lợi nhuận kế toán bằng thu nhập chịu thuế là doanh nghiệp không có chênh lệch vĩnh viễn lẫn chênh lệch tạm thời. Doanh nghiệp có lợi nhuận kế toán khác thu nhập chịu thuế và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại bằng không là doanh nghiệp chỉ có chênh lệch vĩnh viễn, không có chênh lệch tạm thời. Doanh nghiệp có lợi nhuận kế toán khác thu nhập chịu thuế và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại khác không thì theo khảo sát báo cáo tài chính của mẫu nghiên cứu, có chênh lệch vĩnh viễn lẫn chênh lệch tạm thời. Từ đó tính ra được tỷ lệ từng nhóm doanh nghiệp trên tổng mẫu. Căn cứ vào tỷ lệ này để đánh giá sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp có bịảnh hưởng bởi chính sách thuế hay không.

Nghiên cứu thực hiện kiểm định các giả thuyết về mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, với biến phụ thuộc là biến định danh, còn biến độc lập là biến định lượng ngoại trừ biến công ty kiểm toán là biến định danh.

Với biến công ty kiểm toán, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Chi- bình phương.

Các biến còn lại, sử dụng phương pháp kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của trung bình hai mẫu độc lập. Về lý thuyết, nếu thỏa mãn giả định hai mẫu được lấy ngẫu nhiên từ hai tổng thể có phân phối chuẩn thì thực hiện kiểm định tham số, còn vi phạm giả định này thì thực hiện kiểm định phi tham số. Tuy nhiên, để tránh việc đảm bảo chắc chắn có hay không vi phạm giả định, cũng như để hạn chế sự ảnh hưởng nếu có đến kết quả của những giá trị quan sát bất thường (Outlier), nghiên cứu này sử dụng phương pháp kiểm định Independtent-samples T-test và Mann-Whitney để thực hiện cả kiểm định tham số và phi tham số.

2.3.3 Mô hình hi quy:

2.3.3.1 Kim tra tính phân phi chun ca các biến: Bng 2.1 – Kí hiu các biến Bng 2.1 – Kí hiu các biến Kí Hiu Tên Biến

Thuehoanlai Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Ctykiemtoan Công ty kiểm toán

Tongtaisan Tổng tài sản

Doanhthu Doanh thu

TSno_VCSH Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu TSnovay_TS Tỷ số nợ vay trên tài sản

Bng 2.1 – Kí hiu các biến (tiếp theo) Kí Hiu Tên Biến

TSthanhtoan Tỷ số thanh toán ngắn hạn

ROA Tỷ suất sinh lời trên tài sản

ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu TangtruongLN Mức tăng trưởng lợi nhuận

Các biến tham gia vào mô hình hồi quy tốt nhất là các biến có phân phối chuẩn, do đó bước đầu tiên của mô hình là kiểm tra tính phân phối chuẩn của các biến. Nghiên cứu căn cứ vào giá trị của Skewness để nhận biết phân phối chuẩn. Những biến có giá trị Skewness càng gần với 0 thì càng giống với phân phối chuẩn.

Bảng 2.2 - Thống kê mô tả các biến độc lập (không kể biến Công ty kiểm toán)

Các biến N Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Skewness Tongtaisan 100 1340.82 386.88 3155.122 4.164 Doanhthu 100 1031.24 359.62 2382.509 7.054 TSno_VCSH 100 1.3430E2 94.6561 146.24650 2.383 TSnovay_TS 100 22.1349 16.4377 21.11432 .654 TSthanhtoan 100 2.2024E2 1.5819E2 253.66028 5.483 ROA 100 10.1363 7.9282 9.20314 1.550 ROE 100 18.2119 15.0653 14.11655 1.021 TangtruongLN 100 98.2339 99.7859 60.50992 1.184

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy ngoại trừ biến TSnovay_VCSH, các biến được khảo sát có giá trị Skewness xa 0. Để giảm bớt chênh lệch so với phân phối chuẩn thì những biến còn lại sẽ được biến đổi bằng cách logarit cơ số e các giá trị gốc ban đầu (thực hiện được do tất cả đều có giá trị dương). Các nghiên cứu thực nghiệm sẽ được thực hiện với các biến đã biến đổi.

Bảng 2.3 - Thống kê mô tả các biến độc lập đã được biến đổi

Các biến N Trung bình Trung vị Độ lệch

chuẩn Skewness LnTongtaisan 100 6.0312 5.9580 1.43141 .443 LnDoanhthu 100 5.8633 5.8850 1.60847 -.676 LnTSno_VCSH 100 4.3940 4.5502 1.07117 -.303 LnTSthanhtoan 100 5.1108 5.0638 .68554 .695 LnROA 100 1.7677 2.0704 1.28372 -1.136 LnROE 100 2.4861 2.7124 1.09944 -1.200 LnTangtruongLN 100 4.3032 4.6030 .93360 -1.678

2.3.3.2 Mô hình hi quy Binary Logistic:

Với biến phụ thuộc dạng định danh, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic đểước lượng xác suất doanh nghiệp có phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại dưới sự tác động của nhân tố nói trên. Biểu hiện có phát sinh của biến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được mã hóa là 1, biểu hiện không phát sinh được mã hóa là 0.

Ln[ ) 0 ( ) 1 ( = = i Thuehoanla P i Thuehoanla P i i ]= B0 + B1LnTongtaisani + B2LnDoanhthui + B3Ctykiemtoani + B4TSnovay_TSi + B5LnTsno_VCSHi + B6LnTSthanhtoani + B7LnROAi + B8LnROEi + B9LnTangtruongLNi

Pi(Thuehoanlai = 1): xác suất có phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại của doanh nghiệp thứ i.

Pi(Thuehoanlai = 0): xác suất không phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại của doanh nghiệp thứ i.

Bo là hằng số.

B1,B2,B3, B4, B5, B6, B7, B8 và B9 là các hệ số hồi quy của các biến độc lập. LnTongtaisani, LnDoanhthui, LnTsno_VCSHi, LnTSthanhtoani, LnROAi, LnROEi và LnTangtruongLNi lần lượt là logarit cơ số e của các giá trị tổng tài sản, doanh thu, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ số thanh toán ngắn hạn, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và mức tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp thứ i. Ctykiemtoani là giá trị biến kiểm toán của doanh nghiệp thứ i. TSnovay_TSi là tỷ số nợ vay trên tài sản của doanh nghiệp thứ i.

2.4 Mu nghiên cu:

Mẫu trong nghiên cứu là 100 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được chọn ngẫu nhiên, thông tin lấy trên trang điện tửhttp://cafef.vn. Các doanh nghiệp sau không được lấy vào mẫu: các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, các doanh nghiệp có lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2011 âm, các doanh nghiệp được miễn thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5 Kết qu:

Tổng kết từ bảng số liệu phụ lục 1:

Bng 2.4 – Chênh lch gia li nhun kế toán và thu nhp chu thuế

Hạng mục DN mẫu DN có LNKT bằng TNCT DN có LNKT khác TNCT DN có chi phí thuế TNDN hoãn lại DN không có chi phí thuế TNDN hoãn lại Số lượng 100 13 27 60 Tỷ lệ 100% 13% 27% 60%

Kết quả thống kê cho thấy, trong 100 doanh nghiệp mẫu thì số doanh nghiệp phát sinh cả hai loại chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn chiếm tỷ trọng rất nhỏ 27%, phần lớn rơi vào trường hợp có phát sinh chênh lệch vĩnh viễn mà không phát sinh chênh lệch tạm thời chiếm tỷ trọng 60%, đặc biệt có một bộ phận doanh nghiệp không hề phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế chiếm tỷ trọng 13%. Xét riêng từng loại chênh lệch, tỷ lệ doanh nghiệp không có phát sinh chênh lệch tạm thời rất cao là 73%, tỷ lệ doanh nghiệp không phát sinh chênh lệch vĩnh viễn là 13%. Nhìn vào các tỷ lệ này có thể thấy phần lớn doanh nghiệp đã lựa chọn chính sách kế toán gần với quy định thuế loại trừ chênh lệch tạm thời. Còn chênh lệch vĩnh viễn thì không loại trừ hoàn toàn, điều đó không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không lựa chọn chính sách kế toán gần với quy định thuế loại trừ chênh lệch vĩnh viễn. Lý do, theo khảo sát các báo cáo tài chính của 100 doanh nghiệp mẫu, chênh lệch vĩnh viễn phát sinh chủ yếu từ các khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ các công ty con, công ty liên doanh, liên kết hay các hợp đồng hợp tác kinh doanh, lãi trái phiếu chính phủ, tiền phạt vi phạm thuế, chi phí không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Các khoản thu chi này có tính chất không thể không phản ánh vào báo cáo tài chính, vì vậy phát sinh chênh lệch vĩnh viễn cũng là điều dễ hiểu. Trên thực tế có rất nhiều khoản chi

phí có thể làm phát sinh chênh lệch vĩnh viễn như các khoản chi phí vượt mức quy định của thuế (lãi vay, khuyến mại, quảng cáo, khấu hao ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, chi đồng phục, tiền ăn ca...), chi thù lao cho thành viên hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp, chi trợ cấp thôi việc không đúng quy định...., các khoản chi phí không hóa đơn, chứng từ hợp lệ cũng rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hướng chính sách kế toán gần với quy định thuế nhằm hạn chế chênh lệch vĩnh viễn bằng cách hoặc cố gắng hợp thức hóa các khoản chi không được pháp luật thuế chấp nhận là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế hoặc dùng lợi nhuận sau thuế để chi cho các khoản này hay thậm chí là để ngoài sổ sách. Ta có thể đặc biệt xem xét 13% doanh nghiệp không phát sinh cả hai loại chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn, liệu có thểđảm bảo mọi nghiệp vụ thực tế phát sinh tại các doanh nghiệp này không hề tồn tại hai loại chênh lệch này mặc dù báo cáo tài chính không phản ánh.

Chênh lệch tạm thời ở mẫu khảo sát chủ yếu là các khoản dự phòng, trích trước chi phí, lãi lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện. Có một số khoản có thể làm phát sinh chênh lệch tạm thời nhưng tần suất xuất hiện chênh lệch của chúng trên báo cáo tài chính là không nhiều, đó là do chính sách thuế đã ảnh hưởng đến chính sách kế toán. Ví dụ như chi phí khấu hao tài sản cố định, trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp trích khấu hao theo khung thời gian quy định trong Quyết định số 203/2009/QĐ-BTC nên ít xảy ra chênh lệch tạm thời cho khoản mục này.

Phần sau sẽ nghiên cứu các nhân tố nào đã tác động đến việc có hay không phát sinh chênh lệch tạm thời giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Như đã nêu ở trên, theo khảo sát chênh lệch vĩnh viễn chủ yếu là cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con, công ty liên doanh, liên kết hay các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các khoản này bắt buộc doanh nghiệp phải phản ánh vào chênh lệch vĩnh viễn và nó lớn, nhỏ, có phát sinh hay không là tùy thuộc vào chính giao dịch nhận cổ tức, lợi nhuận của mỗi

doanh nghiệp chứ không chịu tác động của các nhân tố khác. Do đó, nghiên cứu không xem xét các nhân tố tác động đến việc có hay không phát sinh chênh lệch vĩnh viễn.

2.5.2 Kim định mi liên h:

2.5.2.1 Biến quy mô doanh nghip:

H1 : Doanh nghip có quy mô ln thì phát sinh chi phí thuế thu nhp doanh nghip hoãn li nhiu hơn doanh nghip có quy mô nh.

2.5.2.1.1 Kim định tham s:

Bng 2.5 – Thng kê mô t biến quy mô doanh nghip

Thuehoanlai LnTongtaisan LnDoanhthu N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Khongcothuehoanlai 73 5.7171 1.24034 .14517 73 5.5414 1.56515 .18319 Cothuehoanlai 27 6.8803 1.58611 .30525 27 6.7335 1.41073 .27150

Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy giá trị trung bình LnTongtaisan và LnDoanhthu của nhóm doanh nghiệp có phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại lớn hơn giá trị trung bình LnTongtaisan và LnDoanhthu của nhóm doanh nghiệp không có phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Kết quả thống kê mô tả phù hợp với giả thuyết H1.

Kết quả kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể và kiểm định về sự bằng nhau của trung bình hai tổng thể thể hiện ở bảng 2.6:

Bng 2.6 – Kết qu kim định Independent Samples Test Các kiểm định LnTongtaisan LnDoanhthu Equal variances assumed Equal variances not assumed Equal variances assumed Equal variances not assumed Kiểm định Levene F 2.240 .073 Sig. .138 .788 Kiểm định t t -3.851 -3.441 -3.469 -3.640 df 98 38.382 98 51.228 Sig. (2-tailed) .00021 .00141 .00078 .00063 * Nhận xét:

- Biến LnTongtaisan: Giá trị Sig trong kiểm định Levene bằng 0,138 > 0,05 tức là phương sai giữa hai nhóm doanh nghiệp có và không có phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở cột Equal variances assumed. Giá trị Sig trong kiểm định t bằng 0,00021 < 0,05 nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình tổng tài sản của hai nhóm doanh nghiệp. Ta có cơ sở thống kê để kết luận tổng tài sản có tác động đến việc phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

- Biến LnDoanhthu: Giá trị Sig trong kiểm định Levene bằng 0,788 > 0,05 tức là phương sai giữa hai nhóm doanh nghiệp có và không có phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở cột Equal variances assumed. Giá trị Sig trong kiểm định t bằng 0,00078 < 0,05 nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình doanh thu của hai nhóm doanh nghiệp. Ta có cơ

sở thống kê để kết luận doanh thu có tác động đến việc phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

2.5.2.1.2 Kim định phi tham s:

Bng 2.7 – Thng kê mô t biến quy mô doanh nghip

Thuehoanlai LnTongtaisan LnDoanhthu N Hạng trung bình Tổng hạng N Hạng trung bình Tổng hạng Khongcothuehoanlai 73 44.34 3237.00 73 44.77 3268.00 Cothuehoanlai 27 67.15 1813.00 27 66.00 1782.00 Tổng Cộng 100 100

Bảng 2.7 cho thấy hạng trung bình LnTongtaisan và LnDoanhthu của nhóm doanh nghiệp có phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại lớn hơn hạng trung bình LnTongtaisan và LnDoanhthu của nhóm doanh nghiệp không có phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Kết quả thống kê mô tả phù hợp với giả thuyết H1. Bng 2.8 – Kết qu kim định Mann-Whitney U LnTongtaisan LnDoanhthu Mann-Whitney U 536.000 567.000 Wilcoxon W 3237.000 3268.000 Z -3.490 -3.249

* Nhận xét:

Giá trị Sig của cả hai biến LnTongtaisan và LnDoanhthu đều nhỏ hơn 0,05 nên có cơ sở thống kê để kết luận tổng tài sản và doanh thu có tác động đến việc phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Như vậy, cả hai kiểm định tham số và phi tham sốđều cho kết quả biến quy mô doanh nghiệp có ý nghĩa với cả chỉ tiêu tổng tài sản và doanh thu.

2.5.2.2 Biến công ty kim toán:

H2 : Các doanh nghip được kim toán bi nhóm công ty kim toán Big4 s thuế thu nhp doanh nghip hoãn li ln các doanh nghip được kim toán bi Non- Big4. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bng 2.9 – Thng kê mô t biến công ty kim toán

Thuehoanlai CtyKiemtoan Tổng Non-Big4 Big4 Khongcothuehoanlai Số lượng 65 8 73 Tỷ lệ 82.3% 38.1% 73.0% Cothuehoanlai Số lượng 14 13 27 Tỷ lệ 17.7% 61.9% 27.0% Tổng Số lượng 79 21 100 Tỷ lệ 100.0% 100.0% 100.0%

Theo kết quả bảng 2.9, tổng số doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big4 là 21, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp có phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là 61,9%, tỷ lệ doanh nghiệp không phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là 38,1%. Tổng số doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4 là 79, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp có phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là 17,7%, tỷ lệ doanh nghiệp không phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là 82,3%.

Như vậy, xét về tỷ lệ doanh nghiệp có phát sinh thuế hoãn lại thì tỷ lệ của các doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big4 cao hơn, phù hợp với giả thuyết H2.

Bảng 2.10 – Kết quả kiểm định Chi bình phương

Các giá trị Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 16.431a 1 .000 Continuity Correctionb 14.266 1 .000 Likelihood Ratio 14.933 1 .000 Linear-by-Linear Association 16.267 1 .000 N of Valid Casesb 100 * Nhận xét:

Mức ý nghĩa quan sát Sig của giá trị Chi bình phương nhỏ hơn 0,05 nên có cơ sở thống kê để kết luận công ty kiểm toán có tác động đến việc phát sinh chi phí thuế thu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán việt nam trong các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 43)