V. K ết cấu của đề tài
1.3 Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các tổ chức kinh doanh trong kỳ tính thuế. Nó có vai trò quan trọng trong hệ thống thuế Việt Nam, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách và tham gia điều tiết nền kinh tế, phân phối lại thu nhập trong xã hội. Một số đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thứ nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu, đối tượng chịu thuế và nộp thuế là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.
Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, khi kết quả kinh doanh âm doanh nghiệp không phải nộp thuế.
Thứ ba, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính căn cứ vào cơ sở tính thuế chứ không theo giá trị ghi sổ của các khoản mục.
1.3.2 Vài nét quá trình phát triển chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam: Việt Nam:
Tiền thân của thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản trích nộp lợi nhuận áp dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh và thuế thực lãi, sau là thuế lợi tức áp dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong giai đoạn từ 1951 đến 1989. Giai đoạn này có sự phân biệt mức thuế suất áp dụng đối với các ngành nghề khác nhau, hình thức sở hữu khác nhau.
Từ năm 1990 đến 1998, thuế lợi tức được áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế thay cho chếđộ trích nộp lợi nhuận áp dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh và thuế lợi tức doanh nghiệp áp dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Mức thuế suất phổ thông là 30%, 40%, 50%; từ năm 1993 các mức thuế suất được giảm tương ứng là 25%, 35%, 45%. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng thuế suất thấp hơn các doanh nghiệp trong nước.
Từ ngày 1/1/1999, thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế cho thuế lợi tức, áp dụng thống nhất cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Chỉ còn một mức thuế suất phổ thông, lúc này là 32% đối với các doanh nghiệp trong nước và 25% đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy với mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn được ưu đãi về thuế so với doanh nghiệp trong nước.
Ngày 17/6/2003, đánh dấu sự ra đời của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2004. Luật ra đời giúp tăng tính pháp lý của thuế thu nhập doanh nghiệp, giúp sắc thuế đạt hiệu quả trong quản lý và hành thu thuế. Ngày 22/12/2003, Chính phủ ban hành Nghịđịnh số 164/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và sau đó là thông tư hướng dẫn số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003.
Qua nhiều đợt thay đổi, hiện nay các văn bản có hiệu lực về thuế thu nhập doanh nghiệp là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 thay thế Luật số 09/2003/QH11. Nghịđịnh số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông tư hướng dẫn số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008, thông tư sửa đổi, bổ sung số 18 /2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 và các văn bản hướng dẫn khác.
1.3.3 Căn cứ tính thuế:
Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 quy định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN x Thuế suất thuế TNDN Thu nhập tính thuế = Thu nhập
chịu thuế - Thu nhmiễn thuập đượế c + Các khochuyển theo quy ản lỗđượđịc knh ết
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Như vậy các yếu tố cấu thành thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế là thuế suất, doanh thu, thu nhập khác, thu nhập được miễn thuế, chi phí được trừ, phần trích lập quỹ khoa học công nghệ và các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là năm tài chính, năm tài chính có thể trùng với năm dương lịch hoặc không. Sơ lược các yếu tố:
Thứ nhất, thuế suất gồm có thuế suất phổ thông, thuế suất cho ngành nghề đặc biệt và thuế suất ưu đãi. Thông qua ưu đãi về thuế suất, Nhà nước có thể thực hiện được các chính sách về kinh tế xã hội.
Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp phải bao quát được mọi khoản doanh thu, thu nhập phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp đểđảm bảo nguyên tắc công bằng khi tính thuế. Tuy nhiên, tùy vào các mục đích trong từng thời kỳ, Bộ Tài Chính sẽ quy định cụ thể những khoản thu nhập được miễn thuế.
Thứ ba, nguyên tắc để một khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là khoản chi phải thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tùy vào yêu cầu quản lý, tình hình thực tế của từng thời kỳ mà có thể có một số khoản chi đúng nguyên tắc nhưng không được trừ.
Thứ tư, Việt Nam là quốc gia chưa phát triển về khoa học công nghệ, để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hằng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Số tiền lập quỹ này sẽ được trừ ra khỏi thu nhập tính thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tuy nhiên, các khoản chi phí về nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ sẽ được trích từ quỹ này và không được đưa vào chi phí được trừ. Sau năm năm kể từ ngày trích lập quỹ, nếu doanh nghiệp sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và lãi phát sinh từ số thuế đó. Như vậy, Quỹ này không phải là một hình thức miễn thuế thu nhập doanh nghiệp mà chỉ là một chính sách ưu đãi về hoãn và giảm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà mục tiêu là thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp.
Thứ năm, Bộ Tài Chính cho phép doanh nghiệp được chuyển lỗ trong vòng năm năm kể từ năm phát sinh lỗ. Đây cũng là một sự hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp, khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi có thể lấy lãi bù đắp khoản lỗ trước đó, sau khi bù lỗ mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Có thể thấy, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế mà Nhà nước có thể sử dụng để tác động vào nền kinh tế ở nhiều khía cạnh. Thêm vào đó, trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp rất nhiều loại thuế nhưng chỉ duy nhất thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu đối với doanh nghiệp, đánh vào chính thu nhập của doanh nghiệp. Do đó, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp là chính sách thuế ảnh hưởng đến công tác kế toán của doanh nghiệp hơn các chính sách thuế khác.
1.4 Mối quan hệ giữa kế toán và thuế:
1.4.1 Mối quan hệ giữa kế toán và thuế trên thế giới:
Mối quan hệ giữa kế toán và thuế ngày càng phát triển phức tạp. Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này, có thể kể đến Hoogendoor (1996) và Lamb, Nobes và Robert (1998).
* Hoogendoor (1996) nghiên cứu mối quan hệ giữa kế toán và thuế ở 13 nước Châu Âu và ông phân làm hai loại quan hệ độc lập và phụ thuộc.
- Độc lập: Doanh nghiệp sử dụng các chính sách khác nhau cho kế toán tài chính và việc tính toán thuế. Tuy nhiên không bao giờ có sự độc lập tuyệt đối. Các quốc gia thuộc loại này là Anh, Cộng Hòa Séc, Đan Mạch, Ireland, Hà Lan, Na Uy và Ba Lan.
- Phụ Thuộc: tức là nguyên tắc thuế là cơ sở của kế toán hoặc thuế được xác định dựa trên kế toán. Theo ông, cả hai trường hợp đều có thể dẫn đến số liệu thu nhập
được ghi nhận sai lệch so với thực tế. Các quốc gia thuộc loại này là Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý và Thụy Điển.
* Lamb, Nobes và Robert (1998) lại có cách phân loại khác về mối quan hệ này. Có 5 loại:
- Nguyên tắc của kế toán và thuếđộc lập nhau. - Nguyên tắc của kế toán và thuế tương đồng nhau.
- Nguyên tắc kế toán phục vụ cho cả mục đích kế toán lẫn thuế. - Nguyên tắc thuế phục vụ cho cả mục đích kế toán lẫn thuế. - Nguyên tắc kế toán không được quan tâm đến.
* Ở Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Philipines, Thái Lan và Việt Nam thì bản tin thuế của Châu Á Thái Bình Dương (2002) đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa kế toán và thuế bằng việc đăng các bài báo chuyên về tình hình hiện tại của các nước này.
Xu hướng thế giới ngày càng hướng tới sự độc lập hơn giữa kế toán và thuế. Theo bản tóm tắt các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kế toán và thuế do Clinton Alley và Simon James (2005) biên soạn, các nguyên nhân dẫn đến sự không hài hòa giữa kế toán và thuế là:
- Mục tiêu của kế toán và thuế là khác nhau:
+ Mục tiêu của kế toán: Cung cấp những thông tin hữu ích cho các bên có liên quan như nhà quản lý, cổ đông, chủ nợ… nhằm giúp họ điều hành, kiểm soát và ra quyết định.
+ Mục tiêu của thuế: tăng ngân sách và sử dụng thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Khó khăn trong việc xác định khái niệm thu nhập:Rất nhiều nhà kinh tế xây dựng khái niệm về thu nhập nhưng thật khó để xác định khái niệm phù hợp với cả kế toán và thuế. Khái niệm về thu nhập của thuế hẹp hơn khái niệm về thu nhập của kế toán do mục tiêu của kế toán và thuế khác nhau (kim tự tháp về thu nhập của Holmes (1999)).
- Sự phát triển liên tục của kế toán và thuế: Kế toán và thuế liên tục phát triển nhưng chúng phát triển không cùng tốc độ, xu hướng và chúng có phương pháp khác nhau.
- Yêu cầu về tính hiệu quả, khách quan và chính xác của hệ thống thuế: Trong khi kế toán có thể được lập trên cơ sởước tính, khả năng xảy ra và sự hợp lý thì thuế nhất thiết phải được tính toán trên cơ sở chính xác và có thể kiểm chứng được.
1.4.2 Mối quan hệ giữa kế toán và thuế tại Việt Nam:
Thuế và kế toán là hai lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Kế toán là công cụ để quản lý và hành thu thuế thông qua chứng từ, sổ sách, báo cáo... Ngược lại chính sách thuế cũng tác động đến việc xây dựng hệ thống kế toán, chẳng hạn hệ thống chứng từ, biểu mẫu.... Bất kỳ sự thay đổi nào của chính sách thuế cũng ảnh hưởng đến hệ thống kế toán. Khi nội dung của một sắc thuế thay đổi có thể tác động làm thay đổi hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống chứng từ... Ví dụ, trước đây tài khoản 3334 có tên gọi là “Thuế lợi tức”, khi thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời thay thế cho thuế lợi tức thì tài khoản 3334 đổi tên thành “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, thông tin tài chính ngày càng quan trọng. Đểđáp ứng nhu cầu thông tin tài chính của đa dạng đối tượng trong nền kinh tế, hệ thống kế toán cần được tổ chức khoa học hơn, khách quan hơn. Báo cáo tài chính cần phản ánh trung thực, khách quan tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, kế toán Việt Nam cũng ngày càng hội
nhập với kế toán quốc tế. Bằng chứng là việc ra đời của 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong khi đó, hệ thống thuế được xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng quốc gia. Do đó, có sự độc lập tương đối giữa hệ thống thuế và hệ thống kế toán. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo Freedmen (2004), toàn cầu hóa các chuẩn mực kế toán là một sự gợi ý để tách thuế và kế toán. Theo tài liệu làm việc của nhân viên EU (2001), toàn cầu hóa các chuẩn mực kế toán là chất xúc tác cho việc phát triển hệ thống thuế hài hòa nhưng độc lập với kế toán.
Do mục tiêu khác nhau, một bên hướng đến thông tin tài chính trung thực, hợp lý còn một bên hướng đến thu ngân sách nên việc xây dựng chính sách của hai hệ thống thuế và kế toán có những khác biệt. Những khác biệt này tạo nên chênh lệch giữa số liệu ghi chép theo kế toán và ghi chép theo thuế, cụ thể là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Có hai loại chênh lệch là chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn.
- Chênh lệch vĩnh viễn: là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Chênh lệch vĩnh viễn không làm phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Ví dụ: các khoản chi không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ đối với kế toán là chi phí nhưng đối với thuế nó không được xem là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp; tương tự có chi phí quảng cáo, khuyến mại vượt quy định; chi phí khấu hao phần giá trị vượt 1,6 tỷ của ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.... Về thu nhập thì có thu nhập từ cổ tức không được tính vào thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp...
- Chênh lệch tạm thời: là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế. Có hai loại chênh lệch tạm thời là chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm thời khấu trừ:
+ Chênh lệch tạm thời chịu thuế: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó hoặc giá trị ghi sổ của nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó. Chênh lệch tạm thời chịu thuế làm phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả, lợi nhuận kế toán lớn hơn thu nhập chịu thuế.
Ví dụ: Căn cứ theo thời gian sử dụng hữu ích của công cụ dụng cụ, kế toán phân bổ chi phí cho một năm ít hơn chi phí phân bổ cơ quan thuế cho phép, dẫn đến lợi nhuận kế toán lớn hơn thu nhập chịu thuế.
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được