Mối quan hệ giữa kế toán và thuế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán việt nam trong các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 32)

V. K ết cấu của đề tài

1.4.2 Mối quan hệ giữa kế toán và thuế tại Việt Nam

Thuế và kế toán là hai lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Kế toán là công cụ để quản lý và hành thu thuế thông qua chứng từ, sổ sách, báo cáo... Ngược lại chính sách thuế cũng tác động đến việc xây dựng hệ thống kế toán, chẳng hạn hệ thống chứng từ, biểu mẫu.... Bất kỳ sự thay đổi nào của chính sách thuế cũng ảnh hưởng đến hệ thống kế toán. Khi nội dung của một sắc thuế thay đổi có thể tác động làm thay đổi hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống chứng từ... Ví dụ, trước đây tài khoản 3334 có tên gọi là “Thuế lợi tức”, khi thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời thay thế cho thuế lợi tức thì tài khoản 3334 đổi tên thành “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, thông tin tài chính ngày càng quan trọng. Đểđáp ứng nhu cầu thông tin tài chính của đa dạng đối tượng trong nền kinh tế, hệ thống kế toán cần được tổ chức khoa học hơn, khách quan hơn. Báo cáo tài chính cần phản ánh trung thực, khách quan tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, kế toán Việt Nam cũng ngày càng hội

nhập với kế toán quốc tế. Bằng chứng là việc ra đời của 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong khi đó, hệ thống thuế được xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng quốc gia. Do đó, có sự độc lập tương đối giữa hệ thống thuế và hệ thống kế toán. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo Freedmen (2004), toàn cầu hóa các chuẩn mực kế toán là một sự gợi ý để tách thuế và kế toán. Theo tài liệu làm việc của nhân viên EU (2001), toàn cầu hóa các chuẩn mực kế toán là chất xúc tác cho việc phát triển hệ thống thuế hài hòa nhưng độc lập với kế toán.

Do mục tiêu khác nhau, một bên hướng đến thông tin tài chính trung thực, hợp lý còn một bên hướng đến thu ngân sách nên việc xây dựng chính sách của hai hệ thống thuế và kế toán có những khác biệt. Những khác biệt này tạo nên chênh lệch giữa số liệu ghi chép theo kế toán và ghi chép theo thuế, cụ thể là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Có hai loại chênh lệch là chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn.

- Chênh lệch vĩnh viễn: là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Chênh lệch vĩnh viễn không làm phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Ví dụ: các khoản chi không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ đối với kế toán là chi phí nhưng đối với thuế nó không được xem là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp; tương tự có chi phí quảng cáo, khuyến mại vượt quy định; chi phí khấu hao phần giá trị vượt 1,6 tỷ của ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.... Về thu nhập thì có thu nhập từ cổ tức không được tính vào thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp...

- Chênh lệch tạm thời: là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế. Có hai loại chênh lệch tạm thời là chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm thời khấu trừ:

+ Chênh lệch tạm thời chịu thuế: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó hoặc giá trị ghi sổ của nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó. Chênh lệch tạm thời chịu thuế làm phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả, lợi nhuận kế toán lớn hơn thu nhập chịu thuế.

Ví dụ: Căn cứ theo thời gian sử dụng hữu ích của công cụ dụng cụ, kế toán phân bổ chi phí cho một năm ít hơn chi phí phân bổ cơ quan thuế cho phép, dẫn đến lợi nhuận kế toán lớn hơn thu nhập chịu thuế.

+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh khi giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó và giá trị ghi sổ của nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của nó. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ làm phát sinh thuế tài sản thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, lợi nhuận kế toán nhỏ hơn thu nhập chịu thuế.

Ví dụ: Ví dụ tiền cho thuê văn phòng nhận trước cho nhiều kỳ, xuất hóa đơn ngay toàn bộ số tiền thu được, kế toán chỉ ghi nhận doanh thu kỳ hiện tại và treo lại phần giá trị dịch vụ của các kỳ tiếp theo nhưng thuế tính vào doanh thu để tính thu nhập chịu thuế toàn bộ số tiền thu được, lợi nhuận kế toán của kỳđầu tiên nhỏ hơn thu nhập chịu thuế.

Việc xử lý khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuếđược quy định trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17) ban hành theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 và thông tư hướng dẫn số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006. Trước khi VAS 17 ra đời, mặc dù thực tế có xảy ra chênh lệch do khác biệt giữa chính sách thuế và chính sách kế toán nhưng không có hướng dẫn xử lý chênh lệch này nên các doanh nghiệp có xu hướng lập báo cáo tài chính dựa vào nguyên tắc của thuế để không phát sinh chênh lệch.

KT LUN CHƯƠNG I

Hệ thống thuế và kế toán Việt Nam phát triển có phần chậm so với các nước phát triển trên thế giới do ảnh hưởng của chiến tranh. Khi chiến tranh qua đi, kinh tế ổn định và phát triển mới là môi trường cho kế toán và thuế phát triển. Tiếp cận các thành tựu khoa học kế toán trên thế giới, đặc biệt thành tựu chuẩn mực kế toán quốc tế, kế toán Việt Nam đã dần hội nhập với kế toán quốc tế. Hệ thống thuế cũng đã thay đổi rất nhanh để phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập với kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cả thuế và kế toán đều tồn tại những bất cập không thể giải quyết trong một thời gian phát triển ngắn mà cần có sự đầu tưđúng mức trong công tác nghiên cứu.

Thuế và kế toán tuy có liên quan mật thiết với nhau nhưng trên phương diện pháp lý, hai hệ thống kế toán Việt Nam và thuế Việt Nam độc lập tương đối với nhau, việc lập báo cáo tài chính được thực hiện theo chế độ, chuẩn mực kế toán và việc tính thuế thì thực hiện theo chính sách thuế. Nói cách khác, chính sách thuế không tác động đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán. Còn trên thực tế, liệu có hay không sự ảnh hưởng của chính sách thuế đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán ở doanh nghiệp Việt Nam. Các phân tích, đo lường ở chương hai sẽ đưa ra câu trả lời cho vấn đề này nhưng tập trung vào chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và công ty niêm yết.

CHƯƠNG II:

ĐÁNH GIÁ NH HƯỞNG CA CHÍNH SÁCH THU THU NHP DOANH NGHIP ĐẾN VIC ÁP DNG CHẾĐỘ, CHUN MC K TOÁN

VIT NAM TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YT TI VIT NAM 2.1 Mc đích nghiên cu:

Trong thực tế thực hành kế toán, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chính sách thuế có ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán của doanh nghiệp từ công tác tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ sách đến việc lập báo cáo tài chính. Chẳng hạn, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp có quy định phần chi quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị... vượt quá 10% chi phí được trừ (đối với doanh nghiệp mới thành lập trong ba năm đầu là 15%) sẽ không được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Vì chính sách thuế này mà doanh nghiệp có thể sẽ tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo tài chính liên quan đến nghiệp vụ chi tiền thuê dịch vụ quảng cáo như sau. Chứng từ gốc - hóa đơn đầu vào, có thể doanh nghiệp sẽ yêu cầu nhà cung cấp ghi nội dung dịch vụ khác đi thay cho nội dung đúng là quảng cáo, chứng từ ghi chép ban đầu cũng sẽ được ghi theo nội dung đã điều chỉnh; như vậy chứng từ đã không thể hiện đúng bản chất nghiệp vụ như chức năng vốn có của nó. Về tài khoản, sổ sách thay vì hạch toán, theo dõi vào sổ tài khoản chi phí quảng cáo (ví dụ 64171) thì lại hạch toán, theo dõi vào sổ tài khoản khác (ví dụ 64172); lúc này có thể phải mở thêm tài khoản và sổ sách thì không phản ánh đúng số tiền phát sinh thực tế của các khoản mục. Về báo cáo tài chính thì sẽ không xuất hiện chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế cho khoản mục này, các khoản mục chi phí có thể sẽ không phản ánh đúng số tiền thực tế phát sinh. Như vậy, chính sách thuế ảnh hưởng đến cả một quy trình kế toán từ chứng từ, tài khoản, sổ sách, phương pháp ước tính kế toán, báo cáo tài chính nhưng trong phạm vi nghiên cứu này không có điều kiện xem xét ảnh hưởng ở tất cả các khía cạnh cũng như ảnh hưởng của tất cả chính sách thuế. Nghiên cứu này nhằm mục đích

đánh giá ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán Việt Nam trong các công ty niêm yết tại Việt Nam thông qua chỉ tiêu chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuếđược thể hiện trên báo cáo tài chính. Cụ thể là thu thập các bằng chứng thực nghiệm:

- Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng chính sách kế toán gần với quy định của thuế mà không theo đúng chế độ, chuẩn mực kế toán, căn cứ vào chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế, bao gồm cả chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời.

- Các nhân tố tác động đến sự lựa chọn các chính sách kế toán gần với quy định thuế về thuế thu nhập doanh nghiệp mà không áp dụng theo đúng chế độ, chuẩn mực kế toán. Qua đó, sẽ làm rõ cách thức mà thuế tác động đến sự lựa chọn chính sách kế toán từ đó gợi ý những giải pháp giúp cho kế toán không chịu sự ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, theo đúng yêu cầu của chuẩn mực kế toán Việt Nam.

2.2 Câu hi nghiên cu và các biến đo lường: 2.2.1 Câu hi th nht: 2.2.1 Câu hi th nht:

Liệu trong thực tế có nhiều công ty niêm yết áp dụng chính sách kế toán gần với quy định thuế hay không? Để trả lời cho câu hỏi này tác giả thu thập số liệu lợi nhuận kế toán, thu nhập chịu thuế và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại để xác định có hay không chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Chênh lệch càng nhỏ chứng tỏ chính sách kế toán càng gần giống quy định thuế. Lợi nhuận kế toán là chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế mã số 50 trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thu nhập chịu thuế được thu thập từ bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại thể hiện ở bảng số liệu phụ lục 1 là giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp mã số 52 trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

2.2.2 Câu hi th hai:

Các nhân tố nào tác động đến sự lựa chọn chính sách kế toán gần với quy định thuế thu nhập doanh nghiệp trong các công ty niêm yết tại Việt Nam? Khi doanh nghiệp lựa chọn chính sách kế toán độc lập với quy định thuế thu nhập doanh nghiệp thì sẽ phát sinh chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời, còn doanh nghiệp lựa chọn chính sách kế toán gần với quy định thuế thu nhập doanh nghiệp thì chênh lệch không phát sinh hoặc phát sinh nhỏ. Vậy xác định các nhân tố tác động đến sự lựa chọn này đồng nghĩa với việc xác định các nhân tố tác động đến việc phát sinh các chênh lệch này. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc phát sinh chênh lệch tạm thời (được phản ánh bởi chỉ tiêu chi phí thuế TNDN hoãn lại), lý do sẽ được phân tích ở phần 2.5.1. Để xác định các nhân tố tác động đến việc phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại ở doanh nghiệp, tác giả suy đoán doanh nghiệp sẽ có lợi như thế nào khi không áp dụng thuế hoãn lại. Các lợi ích như:

- Giảm chi phí cho công tác kế toán, không phải sử dụng các phương pháp xử lý thuế hoãn lại vốn đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhân lực kế toán được đào tạo tốt cũng như việc giải trình những khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế với cơ quan thuế.

- Chính sách kế toán gần với quy định thuế sẽ cho kết quả lợi nhuận cao hơn chính sách kế toán theo chuẩn mực kế toán vì chính sách thuế thường hạn chế các chi phí dồn tích hay các khoản dự phòng (lưu ý nghiên cứu chỉ đang tính đến chênh lệch tạm thời, không xem xét chênh lệch vĩnh viễn). Nghĩa là lựa chọn này có thể mang lại một tỷ suất sinh lợi cao. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi doanh nghiệp đang vay, nợ hoặc kinh doanh không thuận lợi.

Ngoài ra, sự lựa chọn này cũng có thể chịu tác động của các nhân tố khác, ví dụ như công ty kiểm toán. Một công ty kiểm toán uy tín sẽ không dễ thỏa hiệp với sự lựa chọn không theo đúng tinh thần của chuẩn mực kế toán. Ta có công ty kiểm toán là một biến của nghiên cứu thực nghiệm này.

Về yếu tố chi phí công tác kế toán, ta có biến về quy mô doanh nghiệp. Chi phí kế toán tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ đầu tư chi phí kế toán cao, doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ khó khăn trong việc đầu tư chi phí cho công tác kế toán.

Về yếu tố lợi nhuận cao hơn, ta có biến về đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản, khả năng sinh lợi và khả năng sinh lợi tăng thêm.

2.2.2.2 Mô t các biến:

2.2.2.2.1 Quy mô doanh nghip:

Giả thuyết đặt ra là các doanh nghiệp có quy mô lớn thì phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại nhiều hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nghĩa là chính sách kế toán của các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ ít chịu ảnh hưởng của chính sách thuế. Căn cứ đặt giả thuyết này là doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ đầu tư chi phí kế toán cao nên có thể xử lý chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế, doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì ngược lại.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán việt nam trong các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)