Về tổ chức thực hiện trong thực tế

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán việt nam trong các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 75)

V. K ết cấu của đề tài

3.1.2Về tổ chức thực hiện trong thực tế

3.1.2.1 Doanh nghip:

Quy mô doanh nghiệp tác động đến chính sách kế toán, có nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ sẽ không thể phản ảnh hoặc không muốn phản ảnh sự khác biệt giữa kế toán và thuế do quan hệ lợi ích – chi phí.

* Trường hp không th phn nh:

Giải quyết vấn đề này cần tập trung vào chính nội tại doanh nghiệp mà cụ thể là hai nhóm đối tượng chủ doanh nghiệp, nhà quản lý và kế toán viên.

Ch doanh nghip, nhà qun lý:

Thứ nhất, phần lớn chủ doanh nghiệp, nhà quản lý không có kiến thức về kế toán. Họ giao toàn bộ việc tổ chức công tác kế toán, lựa chọn chính sách kế toán cho nhân viên kế toán. Họ thậm chí không biết đến khái niệm chuẩn mực kế toán là gì mà

chỉ biết đến nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Nhân viên kế toán thì muốn lựa chọn chính sách kế toán sao cho tiện lợi nhất, an toàn nhất cho mình, đó là lựa chọn chính sách kế toán gần với quy định của thuế mà không quan tâm đến việc thực hiện đúng chếđộ, chuẩn mực kế toán. Chủ doanh nghiệp cần hiểu biết về kế toán để yêu cầu nhân viên kế toán áp dụng đúng chuẩn mực kế toán lập báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin tài chính trung thực, hợp lý phục vụ cho việc ra quyết định kinh tế của mình.

Thứ hai, thực tế cho thấy nhiều chủ doanh nghiệp không nhận thức được tầm quan trọng của thông tin kế toán, từđó không có sự đầu tưđúng mức cho kế toán. Vấn đềđầu tư cũng ảnh hưởng gián tiếp đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán. Tổ chức công tác kế toán tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán mất nhiều thời gian, cần nhiều nhân sự, nếu không có sựđầu tưđúng mức về trang thiết bị, công cụ dụng cụ cho phòng kế toán như máy vi tính, phần mềm hoặc phòng kế toán có quá ít nhân sự, trình độ nhân sự không cao (chi phí tiền lương cho nhân viên kế toán thấp) thì nhân viên kế toán sẽ lựa chọn chính sách kế toán gần với quy định của thuế để tiết kiệm thời gian, công sức. Chủ doanh nghiệp nên đầu tư đúng mức cho kế toán để nhận lại lợi ích từ thông tin kế toán có chất lượng.

Nhân viên kế toán:

Kế toán viên chính là người thực hành chuẩn mực kế toán, giúp chuẩn mực kế toán từ văn bản đi vào thực tiễn. Vai trò của kế toán viên trong việc thực hiện chế độ, chuẩn mực kế toán là rất quan trọng, tuy nhiên, qua quan sát thực tế cho thấy có ba trường hợp dẫn đến việc kế toán viên không áp dụng đúng chếđộ, chuẩn mực kế toán. Thứ nhất, kế toán viên không biết đến chuẩn mực kế toán mà chỉ biết đến các thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp của Bộ Tài Chính. Thứ hai, kế toán viên không hiểu chuẩn mực để áp dụng. Thứ ba, kế toán viên hiểu chuẩn mực nhưng vì mục tiêu giảm chi phí kế toán nên họ sử dụng chính sách kế toán gần với quy định của thuế. Vì vậy để chuẩn mực kế toán được thực hiện đúng, kế toán viên cần:

Một là, tìm hiểu về chuẩn mực kế toán, thường xuyên tham dự các lớp tập huấn về kế toán. Hiện nay có nhiều đơn vị tổ chức các lớp về xử lý chênh lệch do khác biệt giữa chuẩn mực kế toán VAS 17 và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Một lần nữa lại quay về vấn đềđầu tư cho phòng kế toán của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp, nhà quản lý cần đầu tư chi phí cho đào tạo nhân sự kế toán.

Hai là, trong trường hợp chủ doanh nghiệp không nhận thức được vai trò quan trọng của thông tin kế toán nên không có sự đầu tư đúng mức cho phòng kế toán hoặc yêu cầu kế toán thực hiện chính sách kế toán theo quy định của thuế để tránh rủi ro về thuế thì kế toán viên cần tham mưu, giải thích cho chủ doanh nghiệp lợi ích của thông tin kế toán trung thực, hợp lý, tác động của thông tin kế toán đến việc ra quyết định kinh tế.

Ba là, đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên cũng là vấn đề cần bàn. Nhiều kế toán viên hiểu chuẩn mực nhưng vì nhiều lý do như tiết kiệm chi phí kế toán, an toàn về thuế… nên đã lựa chọn chính sách kế toán gần với quy định thuế. Để khắc phục được vấn đề này cần đến sự tuyên truyền (có thể là sự tuyên truyền của hội kế toán…), yêu cầu, chỉđạo từ cấp quản lý, chủ doanh nghiệp.

* Trường hp doanh nghip nh không mun phn nh s khác bit gia kế toán và thuế do quan h li ích – chi phí:

Điều này là không thể chấp nhận được đối với doanh nghiệp niêm yết kinh doanh bằng vốn góp của công chúng. Tiêu chuẩn đểđược niêm yết và điều kiện duy trì niêm yết là vấn đề cần được đặt ra. Ngày 20/7/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Với Nghị định này, chuẩn niêm yết đã được nâng lên, cụ thể để được niêm yết tại sàn chứng khoán HoSE, các doanh nghiệp phải có vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng trở lên (trước đó là

80 tỷ), sàn HNX là 30 tỷ đồng (trước đó là 10 tỷ). Ngoài ra các doanh nghiệp phải thỏa mãn có ROE tối thiểu 5%, không có lỗ lũy kế đến năm gần nhất… Theo thống kê của trang điện tử http://cafef.vn, có đến 34% công ty niêm yết tại sàn chứng khoán HoSE và 45% công ty niêm yết tại sàn HNX không đạt chuẩn theo Nghị định 58/2012/NĐ- BTC, trong đó có cả trường hợp doanh nghiệp không đạt chuẩn vốn điều lệ. Tuy nhiên Nghị định này không áp dụng hồi tố với các doanh nghiệp đang niêm yết để tránh sự xáo trộn, nên các doanh nghiệp hiện đang niêm yết cho dù không đạt chuẩn mới nhưng vẫn được niêm yết bình thường mà không phải rời sàn và cũng không cần phải tăng vốn. Như vậy, doanh nghiệp có quy mô nhỏ vẫn còn niêm yết trên thị trường chứng khoán, lúc này cần đến chế tài và sự giám sát của nhiều cơ quan, ban ngành để đảm bảo báo cáo tài chính được trung thực, hợp lý.

Trước hết là Bộ Tài Chính với chế tài cho hành vi vi phạm chế độ, chuẩn mực kế toán (đã được nhắc đến mục 3.1.1). Vai trò của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc giám sát và chế tài cũng rất quan trọng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể trực tiếp tổ chức công tác kiểm tra, giám sát chất lượng báo cáo tài chính hoặc có thể giám sát gián tiếp chất lượng báo cáo tài chính thông qua việc giám sát hoạt động kiểm toán độc lập, đồng thời thực hiện chế tài đối với các doanh nghiệp niêm yết vi phạm yêu cầu về công bố thông tin trên báo cáo tài chính. Các biện pháp nâng cao chất lượng kiểm toán và tăng cường giám sát của ngân hàng được trình bày bên dưới cũng sẽ góp phần cải thiện tình trạng doanh nghiệp nhỏ không muốn thực hiện đúng chuẩn mực kế toán.

3.1.2.2 Công ty kim toán:

Kết quả kiểm định mối liên hệ cho thấy nhóm các công ty được kiểm toán bởi Big4 có phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại nhiều hơn nhóm doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big4. Điều này cho thấy chất lượng kiểm toán có tác động đến chất lượng báo cáo tài chính. Chất lượng báo cáo tài chính ởđây được hiểu là

tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính khi áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam trong lập báo cáo tài chính. Để kiểm toán báo cáo tài chính có chất lượng cần những giải pháp sau:

Một là, công ty kiểm toán cần xây dựng rõ tiêu chí hoạt động, quán triệt tư tưởng hướng đến chất lượng của báo cáo kiểm toán; cần tổ chức tốt công tác đào tạo để kiểm toán viên nắm vững chuẩn mực kế toán Việt Nam phục vụ cho việc kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp.

Hai là, về phía kiểm toán viên cần trau dồi kiến thức, nắm vững chuẩn mực thông qua nhiều kênh từ công tác đào tạo của công ty kiểm toán đến việc tự tìm hiểu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng khác; tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp, thực hiện đúng đạo đức nghề nghiệp. Cần thực hiện nghiêm chế tài đối với các kiểm toán viên vi phạm trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Ba là, phí kiểm toán cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo kiểm toán. Ngày nay dưới cuộc chạy đua dành thị phần, nhiều công ty kiểm toán bất chấp để hạ phí kiểm toán làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Thiết nghĩ cần có cơ quan kiểm soát chất lượng kiểm toán, thực hiện các biện pháp để kiểm soát, chẳng hạn như quy định giá sàn phí kiểm toán. Về phía doanh nghiệp, cố gắng chấp nhận phí kiểm toán hợp lý để nhận lại báo cáo kiểm toán chất lượng thay vì thanh toán phí kiểm toán thấp để nhận lại bản báo cáo kiểm toán mang tính đối phó.

Bốn là, hiện nay theo quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho công ty niêm yết quy định tại Quyết Định số 89/2007/QĐ-BTC thì tiêu chuẩn, điều kiện lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán có phần ít khắt khe hơn quy định tại Quyết Định số 76/2004/QĐ-BTC. Cụ thể như, theo Quyết Định 76/2004/QĐ- BTC doanh nghiệp phải có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên, doanh nghiệp có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tính đến ngày nộp đơn

đăng ký tham gia kiểm toán tối thiểu là 5 năm thì theo Quyết Định số 89/2007/QĐ- BTC, doanh nghiệp chỉ cần có 7 kiểm toán viên hành nghề trở lên, thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam chỉ cần tròn 3 năm, thậm chí doanh nghiệp có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam từ tròn 6 tháng đến dưới 3 năm nhưng có 7 kiểm toán viên có kinh nghiệm hành nghề từ 3 năm trở lên kể từ ngày được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên cũng được tham gia kiểm toán cho công ty niêm yết…. Tiêu chuẩn hạ thấp ắt chất lượng cũng sẽ thấp đi. Do đó, Bộ Tài Chính cần xem xét siết chặt lại các tiêu chuẩn, điều kiện về doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận nhằm đem đến cho thị trường các doanh nghiệp kiểm toán thực sự có chất lượng.

Năm là, công ty kiểm toán cũng là một doanh nghiệp kinh doanh kiếm lời nhưng khác các doanh nghiệp khác ở chỗ sản phẩm của nó ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh của nhiều đối tượng khác. Vì vậy cần có sự giám sát từ bên ngoài đối với hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán để sản phẩm đầu ra có chất lượng. Sự giám sát chất lượng đối với hoạt động kiểm toán độc lập có thể được thực hiện bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hội nghề nghiệp…

3.1.2.3 Ngân hàng:

Kết quả thực nghiệm cho thấy biến đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lợi tự thân chúng không có tương quan với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại mà chúng có tác động trong tương tác với các biến khác. Điều này cho thấy sự giám sát kém của ngân hàng khiến doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao không cần quan tâm đến việc áp dụng chuẩn mực để trình bày báo cáo tài chính đúng yêu cầu minh bạch, trung thực, hợp lý mà chỉ nhắm đến tỷ suất sinh lời trên báo cáo tài chính để thuyết phục ngân hàng cho vay.

Tình hình kinh doanh của các ngân hàng ảnh hưởng đến các điều kiện cấp phát tín dụng cho doanh nghiệp. Mặc dù đã có những điều kiện pháp lý rất chặt chẽ, nhưng

vì muốn tăng doanh số sản phẩm tín dụng nhiều ngân hàng đã bỏ qua việc giám sát chặt chẽ các thông tin trên báo cáo tài chính. Có thể vấn đề không nằm ở chủ trương của ngân hàng mà ở tâm lý lợi ích của nhân viên tín dụng - đạt doanh số hưởng hoa hồng. Vì vậy, đề xuất các ngân hàng nên tăng cường vai trò của báo cáo tài chính trong quyết định cho vay, cần đòi hỏi nghiêm ngặt những thông tin trên báo cáo tài chính phải phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi cấp phát tín dụng; thực hiện quy trình duyệt hồ sơ vay, giám sát chặt chẽ trong nội bộ ngân hàng.

Các đối tượng cho vay khác có thể không biết đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính trước khi cho vay, họ chỉ biết căn cứ vào lãi suất cao hay không, doanh nghiệp làm ăn có lãi hay không để quyết định cho vay. Các đối tượng cho vay này nên nhìn vào những “tấm gương” phá sản, vỡ nợ của các doanh nghiệp khác để rút ra kinh nghiệm cho chính mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.4 Cơ quan thuế:

Các phân tích nêu trên cho thấy chi phí kế toán phát sinh do áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán có liên quan đến vấn đề giải trình sự khác biệt về số liệu với cơ quan thuế . Thực tế cho thấy nhiều cán bộ thuế không có kiến thức về kế toán, không hiểu chế độ, chuẩn mực kế toán nên doanh nghiệp gặp khó khăn khi giải trình số liệu. Chính điều này đã tạo tâm lý muốn an toàn, tránh rủi ro về thuế của kế toán viên và chủ doanh nghiệp. Vì vậy cần tổ chức tập huấn kiến thức về chế độ, chuẩn mực kế toán cho cán bộ thuế nhằm phục vụ cho việc kiểm tra thuế tại doanh nghiệp được thuận lợi, khách quan.

3.2 Hn chế ca nghiên cu:

Thứ nhất, nghiên cứu chỉ đánh giá ảnh hưởng thông qua việc khảo sát báo cáo tài chính, xem có phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế hay không, trong khi phạm vi ảnh hưởng lại rộng hơn, ảnh hưởng đến cả quy trình kế

toán từ khâu chứng từ, phương pháp ước tính kế toán, tài khoản, sổ sách đến lập báo cáo tài chính.

Thứ hai, khi thực hiện thử nghiệm đo lường các nhân tố tác động đến sự lựa chọn chính sách kế toán, tác giả chỉ thực hiện thử nghiệm cho việc tác động đến sự lựa chọn chính sách kế toán gần quy định thuế loại trừ chênh lệch tạm thời mà không thực hiện cho chính sách hạn chế chênh lệch vĩnh viễn.

Thứ ba, các nhân tố được lựa chọn để nghiên cứu phần lớn dựa vào giả định doanh nghiệp không áp dụng thuế hoãn lại khi nào, trong khi đó có thể có các nhân tố có ý nghĩa tác động khác chưa được xem xét như trình độ kế toán trưởng, trình độ chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, loại hình kinh doanh…

Thứ tư, mẫu nghiên cứu là 100 doanh nghiệp niêm yết lựa chọn ngẫu nhiên nhưng lại dùng kết quả này để suy rộng cho tổng thể các doanh nghiệp niêm yết nên chắc chắn sẽ có những điểm không phù hợp. Điều này cũng được thể hiện qua giá trị - 2LL và tỷ lệ dựđoán đúng của mô hình. Tỷ lệ dự đoán đúng khả năng phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại tương đối thấp. Hiện tượng đa cộng tuyến cũng xuất hiện ở mô hình. Các hạn chế này có thể được khắc phục bằng cách tăng kích cỡ mẫu.

3.3 Đề xut hướng nghiên cu tiếp theo:

Một là, mở rộng mẫu, thêm các nhân tố tài chính khác và phi tài chính để thực nghiệm.

Hai là, thu thập các bằng chứng thực nghiệm để phân tích các nhân tố tác động đến chênh lệch vĩnh viễn giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.

Ba là, nghiên cứu thực nghiệm cho nhiều năm để đánh giá ảnh hưởng qua các năm.

Bốn là, nghiên cứu thực nghiệm cho từng lĩnh vực chuyên biệt để đánh giá cụ thể cho từng lĩnh vực, ngành nghề. Việc nghiên cứu cũng có thể mở rộng ra cho các doanh nghiệp không niêm yết.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán việt nam trong các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 75)