Nhóm giải pháp về an ninh, quốc phòng và đối ngoại

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay [full] (Trang 143)

II. Tình hình nghiêncứu ở Việt Nam

6. Nhóm giải pháp về an ninh, quốc phòng và đối ngoại

Bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển đều cần phải có sự ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Bởi vì, nếu xã hội không có sự ổn định về chính trị, không có trật tự và an toàn xã hội thì mọi người sẽ không yên tâm và không thể dành hết khả năng và nguồn lực của mình cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Chừng nào mà xã hội không có sự ổn định về chính trị, không có trật tự và sự an toàn thì chừng đó xã hội chưa thể có sự phát triển, thậm chí còn bị thụt lùi do nhiều nguồn lực cần cho sự phát triển lại bị tiêu tốn lãng phí trong các cuộc xung đột xã hội. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia đều cố gắng tranh thủ nguồn lực đầu tư từ nước ngoài và coi đó là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển trong nước. Nhưng muốn tranh thủ được nguồn lực ấy thì mỗi quốc gia đều phải tạo được một môi trường đầu tư thuận lợi. Một trong những yếu tố quan trọng làm cho môi trường đầu tư thuận lợi là sự ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Bảo đảm sự ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội bao giờ cùng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của các quốc gia. Đối với Lào, việc bảo đảm sự ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội càng cần được quan tâm. Bởi vì, Lào chứa đựng nhiều yếu tố có thể gây mất ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Đó là sự chống phá của một số thế lực thù địch trong và ngoài nước, những thế lực này vẫn có âm mưu gây mất ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, chống phá Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào để giành lại những quyền lợi đã mất trong cuộc cách mạng dân tộc và dân chủ vừa qua. Bên cạnh đó, sự nghiệp đổi mới để phát triển chế độ dân chủ nhân dân không tránh khỏi đụng chạm đến lợi ích của một số người, những người này vì lợi ích, ích kỷ của mình hoặc vì những lý do khác cũng có thể gây mất ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội.

Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trước hết là nhiệm vụ của Nhà nuớc. Nhà nước càng mạnh thì sự ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội càng được đảm bảo. Để bảo đảm ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, Nhà

139

nước cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính trị với kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác ngoại giao. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân; sự kết hợp đó được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành, các địa phương và trong các dự án đầu tư lớn. Cần phân bố hợp lý việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trên các vùng của đất nước để vừa phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội, vừa sử dụng vì mục đích quốc phòng và an ninh khi cần thiết. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ổn định dân cư các vùng xung yếu, các vùng biên giới phù hợp với chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia. Hoàn chỉnh chiến lược quốc phòng và an ninh quốc gia phù hợp với tình hình mới. Phát triển công nghiệp quốc phòng và kết hợp sử dụng năng lực của công nghiệp quốc phòng để phát triển kinh tế - xã hội.

Để làm tốt nhiệm vụ bảo đảm ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, tính khả thi của các quy định pháp luật. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra và giám sát, tính hợp hiến, hợp pháp trong hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền. Hoàn thiện cơ chế bầu cử, tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách, đổi mới quy trình xây dựng pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đại biểu, phát huy tốt hơn vai trò của các đại biểu Quốc hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại. Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động hành pháp, lập pháp và tư pháp. Việc đổi mới hoạt động của các cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp như trên sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của mỗi người dân, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, từ đó bảo đảm ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội.

140

Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân là sự thay đổi lớn, có tính cách mạng. Sự thay đổi đó không tránh khỏi đụng chạm đến lợi ích của một số người, có thể gây nên một số mâu thuẫn giữa các bộ phận nhân dân, hoặc gây ra sự phản ứng của một bộ phận nhân dân đối với Nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau (như lãn công, đình công, biểu tình, phá rối, bạo loạn). Đây là một nguyên nhân quan trọng gây mất ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội mà chúng ta không thể coi thường. Nguyên nhân gây mất ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội này thường được các thế lực chính trị phản động lợi dụng để chống phá Nhà nước, chống phá chế độ mới. Kinh nghiệm cải tổ ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã cho thấy rõ điều này. Cải tổ, đổi mới là cần thiết; thậm chí là quy luật phát triển bình thường của xã hội. Nhưng cải tổ, đổi mới không đúng đắn sẽ dẫn đến sự mất ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, dẫn đến sự sụp đổ chế độ chính trị và đẩy lùi sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là bài học kinh nghiệm cho chúng ta. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, việc đổi mới phải thận trọng, phải nắm vững nguyên tắc và có những bước đi phù hợp, cần có những chủ trương đúng đắn trong việc tiến hành sự nghiệp đổi mới; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; lấy thành tựu của đổi mới trong lĩnh vực kinh tế làm động lực để xây dựng hệ thống chính trị dân chủ nhân dân trở thành một hệ thống vững mạnh.

Trong thời gian đổi mới vừa qua, Lào cũng như Trung Quốc và Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Hiện nay, Lào tiếp tục là một đất nước thanh bình, một địa chỉ hấp dẫn thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư nước ngoài; nhờ đó, Lào có được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ Đảng và Nhà nước Lào đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc bảo đảm ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, đồng thời đã có những chủ trương, chính sách đổi mới đúng đắn để tiếp tục bảo đảm ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Tuy nhiên, Lào cũng đang phải đối phó với nhiều khó khăn và thách thức. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, sự chống phá của các thế lực thù

141

địch, những vấn đề lớn như ma túy, di cư tự do, môi trường... là những thách thức không nhỏ đối với quốc phòng, an ninh của Lào.

Trong bối cảnh đó, để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh bền vững cho phát triển đất nước, Lào cần phải kiên trì thực hiện đường lối quốc phòng, an ninh toàn dân, toàn diện; kết hợp công tác quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ hợp tác quốc tế; phát huy truyền thống và bản chất cách mạng của các lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng trung thành với Đảng và Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối của Đảng; phát huy thế mạnh của các lực lượng vũ trang; gắn công tác xây dựng cơ sở chính trị, công tác quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng phát triển và củng cố quân đội đủ mạnh, sẵn sàng chiến đấu với hiệu quả cao trong mọi tình huống; chú trọng phát triển lực lượng chủ lực có tiềm lực trong chiến đấu, có khả năng chống trả và giải quyết mọi tình huống có thể xảy ra; tăng cường củng cố lực lượng bộ đội địa phương để có khả năng chiến đấu và hỗ trợ cho lực lượng chủ lực; trang bị phương tiện quân sự hiện đại cho các đơn vị thuộc các binh chủng; nâng cao năng lực của cán bộ, sĩ quan và chiến sĩ trong hoạt động chiến đấu; xây dựng quân đội hiện đại; tăng cường công tác hậu cần theo phương châm từng bước tự lực, tự cường. Xây dựng và củng cố lực lượng an ninh vững vàng về chính trị tư tưởng, có nghiệp vụ chuyên môn cao, có tổ chức chặt chẽ làm nòng cốt trong việc bảo vệ, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tăng cường xây dựng lực lượng an ninh ở cở sở để bảo đảm an ninh, trật tự ở địa phương; nêu cao công tác bảo vệ chính trị, nắm bắt thông tin kịp thời để ngăn chặn mọi tình huống xấu có thể xảy ra.

Bước vào thế kỷ XXI, bối cảnh quốc tế và khu vực có những biến đổi phức tạp và khó lường trước, trong đó có cả những thuận lợi và khó khăn, những cơ hội và thách thức đối với các nước nói chung và đối với Lào nói riêng. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước trở lại đây, một số khu vực của thế giới chưa có hòa bình, một số nơi có những mâu thuẫn và tranh

142

chấp lẫn nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, xu thế chung của thế giới là tiến tới hòa bình, hợp tác và liên kết thành khối. Ở khu vực Đông Nam Á, các nước ASEAN đã có bước phát triển mới, tích cực trong hợp tác phát triển và có sự tăng cường hợp tác với các nước Đông Á trên nguyên tắc chung sống hòa bình, bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới đối với sự phát triển. Trong thời gian tới, Lào sẽ còn phải đối phó với những khó khăn nhiều mặt về kinh tế - xã hội. Điều đó đòi hỏi phải tăng cường nghiên cứu và đánh giá chuẩn xác tình hình quốc tế, thấy rõ những khó khăn, thuận lợi để chủ động tranh thủ cơ hội thuận lợi và hạn chế những khó khăn, thử thách nhằm giữ gìn và phát triển đất nước.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nhà nước dân chủ nhân dân Lào phải kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị, hợp tác và mở rộng quan hệ với các nước trên cơ sở giữ gìn quyền lợi của Tổ quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không dùng vũ lực hoặc uy hiếp sử dụng vũ lực đối với nhau; giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng thương lượng hòa bình. Trong hoạt động đối ngoại, tiếp tục thực hiện chính sách đa phương bằng nhiều hình thức; xây dựng quan hệ chính trị, ngoại giao gắn liền với quan hệ hợp tác kinh tế; tạo bối cảnh bên ngoài thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ đất nước; tích cực chủ động hội nhập quốc tế và khu vực; kết hợp phát huy sức mạnh trong nước và sức mạnh của thời đại nhằm phát triển đất nước; đồng thời, góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; nêu cao vai trò và vị thế của Đảng và của đất nước trên trường quốc tế. Nghị quyết đại hội IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào chỉ rõ“chúng ta phi kiên trì đường li đối ngoi hoà bình, độc lp, hu ngh, hp tác; tích cc, chủ động phát huy quan h hp tác đa phương vi nhiu mc độ, nhiu hình thc trên cơ s nguyên tc tôn trng ln nhau,

143

Để thực hiện đường lối đối ngoại trên, trong những năm trước mắt phải tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó tiếp tục tăng cường đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên tinh thần láng giềng tốt, người bạn tốt và đối tác tin cậy; phát huy quan hệ tốt đẹp với các nước anh em khác; thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước láng giềng có đường biên giới chung, tích cực tham gia vào khối ASEAN trên cơ sở lợi ích chung và giúp đỡ lẫn nhau theo nguyên tắc và hiến chương của ASEAN; tiếp tục quan hệ với các nước phát triển và đang phát triển, phong trào không liên kết, khối 77, khối các nước sử dùng tiếng Pháp, khối các nước đang phát triển không có đường biển và các tổ chức quốc tế khác; tăng cường đoàn kết, hợp tác và tiếp tục quan hệ với các đảng cầm quyền, các đảng tham gia trong chính phủ, phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới; tăng cường công tác tuyên truyền về đất nước, về Đảng và về văn hóa Lào đối với quốc tế; tăng cường công tác đối ngoại nhân dân; tạo điều kiện cho đồng bào sinh sống ở nước ngoài có điều kiện được tham gia phát triển đất nước; tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng của khu vực và quốc tế; ủng hộ các nước đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, công bằng, chống chạy đua vũ trang, chống khủng bố; tham gia ủng hộ việc cải cách hoạt động của Liên hiệp quốc; tôn trọng luật pháp quốc tế, luật về nhân quyền, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nước đang phát triển.

Đi đôi với đường lối đối ngoại, phải coi trọng phát huy tinh thần chủ động của nhân dân các bộ tộc; khai thác tiềm năng của đất nước gắn liền với tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của quốc tế nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của đất nước. Chỉ phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của đất nước mới có thể tham gia một cách hiệu quả, tích cực và chủ động vào quá trình hợp tác, hội nhập quốc tế; mới tạo ra được bối cảnh quốc tế thuận lợi

144

cho sự phát triển của đất nước; mới có điều kiện thuận lợi để Lào xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân.

Kết luận, trong xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dânở giai

đoạn tiếp theo, nước Lào phải triển khai thực hiện đồng bộ 6 nhóm giải pháp nêu trên. Chỉ có thực hiện tốt các giải pháp đó, nước Lào mới có điều kiện phát triển toàn diện, bền vững; mới “xây dng nước Lào vng mnh, dân giàu và hnh phúc, xã hi đoàn kết đồng thun, dân ch, công bng và

văn minh” theo tinh thần nghị quyết Đại hội IX của ĐảngNhân dân Cách

mạng Lào vàmới xây dựng thành công những tiền đề cần thiết để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

PHẦN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1) Đề tài đã hệ thống hóa và phân tích, lý giải những tiền đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và phát tiển chế độ daab chủ nhân dân ở Lào. Những tiền đề đó là: những gợi ý của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các nước tiểu nông kém phát triển. V.I.Lênin đã chỉ rõ rằng để tiến lên chủ nghĩa xã hội “các đồng chí có thể bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước để tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Lênin cho rằng tất cả các nước đều

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay [full] (Trang 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)