II. Tình hình nghiêncứu ở Việt Nam
4.4. Nhóm giải pháp về văn hóa
Văn hóa là một trong những lĩnh vực căn bản của đời sống xã hội bên cạnh các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội; hơn nữa, văn hóa còn là mục tiêu, là động lực, là hệ điều tiết của sự phát triển. Cho nên trong phát triển chế độ dân chủ nhân dân phải quan tâm phát huy vai trò của văn hóa.
Văn hoá có vai trò quan trọng đối với sự phát triển. Thực tiễn cho thấy, trong vài thập kỷ trước đây, có một số nước cho rằng: chỉ cần tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng cơ chế kinh tế thị trường cùng với việc phát triển sử dụng khoa học công nghệ cao là có sự phát triển. Sau một thời gian thực hiện kết quả cho thấy, các quốc gia đó đạt được một số mục tiêu về tăng trưởng kinh tế nhưng đã vấp phải sự xung đột gay gắt trong xã hội, sự suy thoái về đạo đức, văn hóa ngày càng tăng. Từ đó, kéo theo kinh tế phát triển chậm lại, mất ổn định xã hội tăng lên và cuối cùng là sự phá sản của các kế hoạch phát triển kinh tế, đất nước rơi vào tình trạng suy thoái, không phát triển được. Đây là quan niệm phát triển nhanh bằng cách hi sinh các giá trị văn hóa - xã hội cho sự phát triển. Trên thực tế đã bị phá sản.
Từ thực tế đó, một số nước đã lựa chọn mô hình: tăng trưởng kinh tế, cùng với việc phát triển tài nguyên con người, bảo vệ môi trường sinh thái. Mô hình này, tuy tăng trưởng kinh tế không nhanh, nhưng lại bền vững, xã hội ổn định. Đây là quan niệm phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa, được các nhà khoa học, các chính khách thừa nhận. Từ đó, cho rằng: Phát triển là một quá trình nội sinh và tự hướng tâm của sự tiến hóa cho mỗi xã hội. Vì vậy, ở đây có sự tương đồng về nghĩa và khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa phát triển và văn hóa.
Văn hóa truyền thống của dân tộc Lào hướng dẫn và cổ vũ một lối sống hòa hợp, hài hòa với thiên nhiên. Nó đưa ra mô hình ứng xử có văn hóa của con người đối với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững của thế hệ hiện nay và các thế hệ con cháu mai sau. Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Thực hiện kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị văn hóa
131
truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác.
Văn hóa có thể là tiến bộ hoặc là lạc hậu. Văn hóa tiến bộ thì thúc đẩy sự phát triển, còn văn hóa lạc hậu thì kìm hãm sự phát triển. Văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào hiện nay có nhiều yếu tố tích cực, nhưng cũng có không ít yếu tố lạc hậu, do đó yêu cầu phải nghiên cứu sâu sắc, cái gì cần phải giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của nó; cái gì nên sửa đổi sao cho phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và cái gì là lạc hậu ngăn chặn sự phát triển phải có biện pháp phù hợp để giáo dục, vận động nhân dân khắc phục, xoá bỏ. Trong thời gian qua mặc dù đã quan tâm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và của các bộ tộc, nhưng nhìn chung thấy rằng, về nhận thức cũng như phương pháp trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá chưa được quan tâm đúng mức. Do đó,trong thời gian tới cần chú trọng quan tâm đến các vấn đề sau đây: thứ nhất, tăng cường sự quản lý của Nhà nước về văn hóa bằng việc xây dựng cơ chế, chính sách, chế tài phù hợp hơn với yêu cầu phát triển văn hóa hiện nay, tạo điều kiện cho các lĩnh vực thông tin đại chúng, xuất bản phát triển về cơ sở vật chất - kỹ thuật, về các mặt khác... nhằm nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa - tư tưởng. Thứ hai, phát huy tính năng động, chủ động của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân, gia đình, các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động phát triển văn hóa tạo nên ý thức chung về xây dựng, phát triển văn hóa, văn minh trong đông đảo nhân dân, chống lại sự xâm nhập và tác hại của các loại văn hóa độc hại, loại bỏ các yếu tố văn hóa truyền thống lạc hậu, cản trở sự phát triển. Thứ ba, xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa với các hoạt động phát triển văn hóa, kinh tế của các cấp, các ngành. Kiện toàn tổ chức, sắp xếp và quy hoạch hệ thống các cơ quan hoạt động văn hóa và tư tưởng cho phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, tư tưởng trong giai đoạn mới.
132
Đi đôi với phát triển văn hoá phải quan tâm đến công tác truyền thông đại chúng. Truyền thông đại chúng nó mang đến thông tin, tri thức, năng lực tổ chức, quản lý xã hội cho mọi người, nâng cao dân trí, tạo nên sự thống nhất, đồng thuận trong xã hội, định hướng các hành động xã hội, từ đó làm nên động lực hoạt động của cả cộng đồng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Ở Lào hiện nay, hoạt động truyền thông cần được khẩn trương đẩy mạnh nhằm phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tạo nên bầu không khí dân chủ, cởi mở, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển của chế độ dân chủ nhân dân.
Kinh nghiệm cho thấy, các phương tiện truyền thông đại chúng có ưu thế đặc biệt trong việc phổ biến các chính sách chung, các chuẩn mực giá trị, các khuôn mẫu điển hình. Nó mở rộng phạm vi dân chủ xã hội, vượt ra ngoài dân chủ thôn bản sơ khai, hạn chế khả năng độc quyền thông tin trong truyền thông trực tiếp đang khá phổ biến ở các cấp cơ sở của Lào hiện nay. Truyền thông góp phần quan trọng vào việc tạo nên sự thống nhất về thái độ và hành động, về dư luận xã hội; định hướng thái độ, hành động và dư luận xã hội trước những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển, điều chỉnh các lệch lạc xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự phát triển và vào chế độ mới.
Do vậy, việc tăng cường các trang thiết bị truyền thông đại chúng, nâng cao chất lượng và làm phong phú thêm nội dung truyền thông, tăng cường cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân tiếp cận được thông tin, tri thức về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trở thành một nội dung quan trọng của việc phát triển văn hóa ở giai đoạn hiện nay. Phải quan tâm xây dựng và phát triển nhân cách, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa các bộ tộc, bồi dưỡng các giá trị văn hóa như lối sống, lý tưởng, năng lực trí tuệ và bản lĩnh văn hóa Lào... trong các tầng lớp nhân dân, trước hết là trong thanh niên, học sinh.
Có rất nhiều công việc phải triển khai trên lĩnh vực phát triển văn hóa. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan và chủ quan, Lào chưa thể triển
133
khai cùng lúc tất cả các công việc. Điều quan trọng là phải chú trọng nâng cao đời sống văn hóa, đời sống tinh thần của dân; tạo lập cơ chế phát huy nội lực của nhân dân trong phát triển văn hóa, bởi Nhà nước không thể tự mình làm hết được các công việc của nhân dân.
Chỉ có quan tâm phát triển văn hoá, lấy văn hoá làm mục tiêu, động lực và hệ điều tiết của sự phát triển mới đảm bảo thành công cho sự nghiệp phát triển chế độ dân chủ nhân dân.