II. Tình hình nghiêncứu ở Việt Nam
2.2.1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ dân chủ nhândân
Kinh nghiệm thực tiễn phong phú và đặc biệt là ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đi đến một kết luận mang tính khái quát và hết sức quan trọng rằng, cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi không có con đường nào khác hơn là cách mạng vô sản.
Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận động theo đúng quỹ đạo được vạch ra trong Chánh cương vắn tắt năm 1930, đó là "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản" (7.tr.2).
Đó là sự xác định tính chất của cuộc cách mạng hiện tại và phương hướng đi tới của cách mạng Việt Nam sau khi đã hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, dựa trên cơ sở phân tích điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ và đặt trong bối cảnh chung của thời đại. Mục tiêu ấy
35
cho thấy rõ cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thuộc phạm trù cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội; gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ hoàn toàn không đơn giản, bởi chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội hoàn toàn mới về chất so với các chế độ xã hội đã có trong lịch sử. Hơn nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải muốn là tức khắc có” (14.tr.338).
Lịch sử cũng đã chứng minh rằng, con người sáng tạo ra lịch sử của mình; song, cả sự thụ động lẫn sự nôn nóng trong quá trình hoạt động thực tiễn đều có thể làm ảnh hưởng xấu, thậm chí làm tổn hại đến sự phát triển xã hội. Vào thời mình, khi nói đến con đường phát triển rút ngắn để đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước chậm phát triển, Ph.Ăngghen cũng mới chỉ dự đoán rằng, các nước này sẽ phải trải qua những giai đoạn chính trị và xã hội nào đó, chưa hình dung được một cách cụ thể đó là những bước quá độ, trung gian nào.
Kế thừa những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, đặc biệt là của V.I.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng, dù sớm hay muộn, tất cả các dân tộc trên thế giới đều sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội; rằng, sự phát triển lên chủ nghĩa xã hội là quy luật tất yếu của lịch sử. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, dân tộc có những đặc điểm riêng về mặt địa lý, điểm xuất phát, trình độ phát triển... nên con đường, phương thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội không hoàn toàn giống nhau. Hồ Chí Minh viết: “Từ cộng sản nguyên thuỷ đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản, đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) nói chung thì loài người phát triển theo quy luật nhất định như vậy. Nhưng tuỳ hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo
con đường khác nhau” (13.tr.247).
Thấm nhuần quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng, Việt Nam muốn đi lên chủ nghĩa xã hội phải xuất phát và căn cứ vào chính đặc điểm lịch sử cụ thể của mình. Những bài học kinh nghiệm về xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước đi trước là một vốn quý, song lại không thể áp dụng một cách máy móc những kinh nghiệm ấy
36
vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều; ngược lại, nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc mà phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước anh em thì sẽ mắc sai lầm của chủ nghĩa xét lại.
Đặc điểm bao trùm, lớn nhất của Việt Nam khi bước vào thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, không giống với Liên Xô, mà “phải kinh qua chế độ dân chủ mới (TG. nhấn mạnh), rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội ”(13.tr.247). Có thể nói, đây là một sự sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh khi vận dụng lý luận mácxít vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Khi xác định mục tiêu, quỹ đạo phát triển của Việt Nam không nằm ngoài xu thế vận động, phát triển chung của thời đại, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ đặc điểm lịch sử cụ thể của đất nước để vạch ra lộ trình mà cách mạng Việt Nam phải trải qua nhằm đưa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là, cách mạng Việt Nam phải đi từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu bao trùm, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam.
Một đất nước lạc hậu về kinh tế, một dân tộc vừa thoát khỏi chế độ thực dân nửa phong kiến muốn đi lên chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh, cần phải trải qua và thực hiện chế độ dân chủ nhân dân. Khi cho rằng Việt Nam “phải kinh qua chế dộ dân chủ mới để tiến lên chủ nghĩa xã hội”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt những tư tưởng của V.I.Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết sau thời kỳ nội chiến. Như đã biết, sau khi thử nghiệm không thành công con đường quá độ trực tiếp đưa nước Nga tiểu nông tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin đã có sự thay đổi quan trọng trong quan niệm về chủ nghĩa
37
xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ động chuyển sang thực hiện một loạt bước quá độ gián tiếp, trong đó NEP đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nhờ áp dụng NEP mà nạn đói ở nước Nga bị đẩy lùi, nền kinh tế của đất nước nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
Rõ ràng, việc xác định cách mạng Việt Nam phải trải qua giai đoạn dân chủ nhân dân, bước sang giai đoạn hình thành cơ sở vật chất và văn hoá cần thiết cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là tư tưởng đúng đắn và khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng ấy thể hiện sự nắm vững và thái độ tôn trọng quy luật khách quan; đồng thời, thể hiện tính chủ động sáng tạo của con người trước xu thế phát triển của thời đại, thông qua sự định hướng chiến lược phát triển xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương thực hiện và luôn chăm lo xây dựng một “nền dân chủ của nhân dân”, một nhà nước pháp quyền kiểu mới - Nhà nước của dân, do dân và vì dân; trong đó, quyền dân chủ của nhân dân được đảm bảo bằng Hiến pháp và pháp luật mới, mọi cán bộ, nhân viên nhà nước đều là “công bộc” của nhân dân. Về mặt kinh tế, Hồ Chí Minh sớm nhận ra rằng, nền kinh tế trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế đa dạng, Nhà nước phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển vì lợi ích chung và lâu dài.
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn dân chủ nhân dân trong tiến trình của cách mạng Việt Nam là tạo ra những điều kiện đầy đủ cho bước quá độ tiếp theo để chuyển sang chủ nghĩa xã hội, chứ chưa phải là thực hiện ngay chính bước quá độ ấy. Có thể hiểu đó là bước quá độ để quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Khi chế độ dân chủ nhân dân phát triển đến mức độ hoàn chỉnh của nó cũng có nghĩa là bước quá độ thứ nhất đã hoàn thành và giai đoạn cách mạng kế tiếp ngay sau đó chính là xây dựng những cơ sở trực tiếp của chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác, đó là giai đoạn thực hiện bước quá độ thứ hai để đi lên chủ nghĩa xã hội. Có như vậy mới đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết, đặc biệt là điều kiện về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế để từ một nước kém phát triển có thể xây dựng
38
thành công chủ nghĩa xã hội dưới hình thức rút ngắn, mà không vi phạm quy luật khách quan, không làm gián đoạn kiểu “đứt gãy” quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên của xã hội.
Với việc vạch ra con đường phải trải qua chế độ dân chủ nhân dân để đi lên chủ nghĩa xã hội của một nước kém phát triển như Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số những người cộng sản có công lao to lớn trong việc cụ thể hoá, vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú thêm lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước tiểu nông, chậm phát triển.