II. Tình hình nghiêncứu ở Việt Nam
3.4. Thực trạng xâydựng chế độ Dân chủ nhândâ nở Lào trong
những năm qua.
3.4.1. Về kinh tế: thành tựu và hạn chế
Nội dung cơ bản của đổi mới kinh tế thể hiện tập trung ở những điểm sau đây:
- Đổi mới cơ cấu kinh tế, trong đó chú trọng phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật; tạo dựng cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp - công nghiệp - dịch vụ và phát triển cơ cấu kinh tế vùng cho phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của từng vùng.
- Chuyển nền kinh tế tự nhiên, nửa tự nhiên, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá; trong đó, chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình và khuyến khích hộ gia đình sản xuất hàng hoá nhỏ.
- Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh; trong đó, chú trọng phát huy quyền tự chủ về kinh tế của các doanh nghiệp. Nhà nước chỉ quản lý điều tiết tầm vĩ mô bằng các công cụ, chính sách kinh tế.
- Thực hiện phân phối theo lao động, theo vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, thực hiện phân phối lại thông qua các chính sách phúc lợi xã hội và an sinh xã hội.
- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, trước hết là mở rộng quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa, phát triển quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng nhiều hình thức, song phương và đa phương, nhằm thu hút vốn, kinh nghiệm và tiếp cận khoa học - kỹ thuật tiên tiến.
Triển khai thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) đã đề ra 11 Nghị quyết về kinh tế: Nghị quyết về vấn đề kế hoạch hoá; chuyển hệ thống ngân hàng sang kinh doanh hoá; về phương hướng và biện pháp tăng cường giao lưu hàng hoá - tiền tệ; về độc quyền quản lý xuất - nhập khẩu; chính sách giá cả; về tổ chức hệ thống kinh doanh thương mại từ Trung ương xuống địa phương và cơ sở; chính sách
93
về kinh tế tư nhân; về vấn đề cổ phần hoá giữa Nhà nước và tư nhân; về độc quyền nhà nước đối với xuất khẩu những mặt hàng chiến lược; quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị doanh nghiệp nhà nước và chính sách đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Hội đồng nhân dân tối cao đã thông qua và ban hành một số luật về kinh tế.
Về thành tựu kinh tế:
Mặc dù trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1986- 1990), do ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tốc độ tăng trưởng không đạt được mục tiêu đã đề ra (năm 1986, GDP tăng 7%; năm 1987, giá trị thực tế của GDP giảm -3,2%; năm 1988 tiếp tục giảm -1,8%). Nhưng từ 1989-1995, nhờ thực hiện các biện pháp kinh tế mới, GDP tăng trưởng khá ổn định, trung bình hàng năm đạt 6-7% chủ yếu do tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. (26.tr.12).
Giai đoạn 1996–2000, GDP tăng bình quân 6,2% năm, cơ cấu kinh tế
từng bước chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp trong GDP từ 60,7% năm 1990 giảm xuống 51,3% năm 2000; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp từ 14,4% tăng lên 22,6%; dịch vụ tăng từ 24,9% lên 26,1%. Đến năm 2000, về cơ bản, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã giải quyết được vấn đề lương thực (bình quân đầu người đạt 420kg). Về xây dựng kết cấu hạ tầng, đến năm 2000, Lào đã nâng cấp và xây dựng mới 24.000 km đường gia thông, trong đó có 3.800 km đã trải nhựa; xây dựng và nâng cấp các sân bay quốc tế (sân bay Viêngchăn, Luôngphabang) (26.tr.12).
Giai đoạn 2001-2005, nền kinh tế của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng:
Thứ nhất, về tăng trưởng kinh tế và các cân đối vĩ mô được thể hiện qua một số khía cạnh chủ yếu sau:
- Trong 5 năm (2001-2005), nền kinh tế Lào đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá nhanh và tương đối bền vững, trong đó nổi bật là tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Bình quân GDP giai đoạn 2001-2005
94
tăng khoảng 6,2% (cao hơn 0,2% so với giai đoạn 1996-2000, nhưng thấp hơn 0,9% so với mục tiêu đề ra), đạt mức tăng trưởng khá cao so với một số nước trong khu vực (Campuchia 5,3%, Indonexia 3,5%, Malayxia 3%, Philippin 3,9%, Singapo 0,7%, Thái Lan 4%, Hàn Quốc 4%, Đài Loan 3,7%, Việt Nam 7,4%...).
- Tăng trưởng diễn ra trong tất cả các khu vực kinh tế; trong từng khu vực, bước đầu đã gắn với chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng sản phẩm.Các cân đối chủ yếu trong nền kinh tế liên tục được điều chỉnh thích hợp để duy trì khả năng tăng trưởng khá.
Thứ hai, nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thể hiện ở chỗ:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: tỷ trọng GDP trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụtăng lên, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần; cơ cấu kinh tế ngành cũng có sự chuyển dịch tích cực.
Chuyển dịch cơ cấu lao động: tỷ trọng lao động nông nghiệp đã giảm từ 78,6% năm 2000 xuống còn 76,6% năm 2005; tỷ trọng lao động công nghiệp và xâydựng tăng từ 6,9% lên 7,7%, tỷ trọng lao động trong các ngành thương mại,dịch vụ cũng tăng lên.
Thứ ba, kinh tế đối ngoại cũng có sự phát triển đáng kể, thể hiện ở sự cân đối trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu, thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển tăng từ 14,5 lên 15,6%. Chính thức (tổng vốn ODA cam kết thu hút trong 5 năm đạt 1.963,7 triệu USD), thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh (từ 2000-2005 thu hút được 585 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn cam kết khoảng 2,8 tỷ USD)(26.tr.17-28).
Giai đoạn 2006-2010,tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,9% năm, thu
nhập bình quân đầu người (năm 2009-2010) đạt 1.069 USD/người. Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm 2006-2010 đạt khoảng 34,5 ngàn tỷ kíp; tỷ lệ huy động vào ngân sách trên GDP trung bình 5 năm đạt 14,3%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 2,89 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 11,8%/năm; tổng kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân khoảng 10,4%/năm. Tỷ lệ tăng giá tiêu dùng ổn định ở mức khoảng 7%/năm.
95
Năm 2011-2012, mặc dù kinh tế thế giới phát triển chậm lại, nhưng
kinh tế của Lào vẫn tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng 7,9-8,29%; GDP (giá trong năm) tăng từ 62,026 tỷ kíp lên 70,342 tỷ kíp (tương lương 8,79 tỷ USD); GDP bình quân đầu người đạt 1.349 USD.(67.số tháng 6/2013).
Đánh giá tiến trình thực hiện đường lối đổi mới kinh tế nói chung và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế do Đại hội VII và Đại hội VIII đề ra, có thể nói, nền kinh tế của Lào đã có bước chuyển biến tích cực và có nhiều triển vọng, thể hiện ở những điểm sau đây:
- Nền kinh tế của Lào hiện nay là nền kinh tế với cơ cấu nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đang được khuyến khích phát triển mạnh mẽ; trong đó, bao gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nước ngoài, kinh tế liên doanh giữa Nhà nước và tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác của nhân dân, kinh tế tư bản Nhà nước… Các thành phần kinh tế này vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau, cùng phát triển và đều bình đẳng trước pháp luật.
- Cơ cấu kinh tế ngành của Lào hiện nay là nông, lâm nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Cơ cấu kinh tế này đã từng bước chuyền dịch theo hướng tiến bộ: tỷ trọng nông nghiệp giảm dần và tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 3-3,5% và tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 61% năm 1990 xuống còn 29,7% năm 2008. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm khoảng 8,5-21,6%. Tỷ trọng của công nghiệp trong GDP tăng từ 24% năm 1990 lên 39,5% năm 2008; tỷ trọng của dịch vụ tăng từ 15% năm 1990 lên 30% năm 2008. Tỷ trọng phát triển trong năm 2012 – 2013: nông nghiệp 2,8%, chiếm 26,7% GDP; công nghiệp 14,4% chiếm 29,6% GDP, dịch vụ 8,1%, chiếm 37,8% GDP. (67.số
96
Cùng với chuyển dịch kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ cũng đang được quan tâmkhảo sát, nghiên cứu theo hướng dựa vào những thế mạnh so sánh và thế mạnh cạnh tranh của các vùng để xác định cơ cấu phù hợp.
- Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, củng cố và xây dựng với số vốn đầu tư khá lớn. Hiện nay, nhiều tuyến đường quốc lộ xuyên Bắc - Nam (đường 13), Đông - Tây (đường 7, 8, 9, 12) và tuyến đường xuyên lục địa châu Á (Tây Nam Trung Quốc qua Lào sang Thái Lan) đã thông suốt; đường ô tô từ các tỉnh huyện và từ huyện xuống nhiều bản đã được xây dựng; nhiều sân bay được nâng cấp thành sân bay quốc tế, như sân bay Vắttay (Viêngchăn), sân bay Luôngphabang, sân bay Savănnakhẹt. Hệ thống mạng lưới điện, nước, viễn thông đã có bước phát triển mới. Cơ sở hạ tầng thuận lợi đã tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá phát triển; kinh tế tự nhiên, nửa tự nhiên, tự cung tự cấp từng bước chuyển sang kinh tế sản xuất hàng hoá. Đời sống của nhân dân các bộ tộc từng bước được cải thiện.
- Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã thực hiện chính sách mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Hiện nay, Lào đã có quan hệ kinh tế với hơn 50 nước trên thế giới. Chính phủ Lào đã ký kết hiệp định thương mại song phương với 16 nước, trong đó có Hoa Kỳ và ký nhiều hiệp định đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, tham gia vào các khối ASEAN, AFTA và Tháng 10 năm 2012 đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO); đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài, Luật thương mại. Xoá bỏ những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài, bãi bỏ những rào cản về thương mại. Do đó, Lào đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài, từ năm 1991 đến 1995 đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 2 tỷ USD, tăng 10 lần; hiện nay, đã có 28 nước đầu tư vào Lào. Riêng giai đoạn hai của kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (2006-2010), Chính phủ Lào đã thông qua đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 3,45 tỷ USD. Hiện nay, số doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài là 2.059 doanh nghiệp và có 102 doanh nghiệp có quan hệ hợp tác kinh doanh với nước ngoài. Trong mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, ngành du lịch cũng phát triển, lượng khách du lịch
97
nước ngoài vào Lào ngày càng tăng. Năm 1990, lượng khách du lịch nước ngoài vào Lào chỉ là 14.400 lượt người, năm 2008 đã tăng lên 1.736.786 lượt người, đến năm 2013 đã có trên 3 triệu lượt người.
- Cơ chế quản lý kinh tế đã được thay đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, phát huy tính chủ động và tự chủ của các đơn vị cơ sở, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế bằng chủ trương, chính sách và bằng các công cụ kinh tế.
- Nhiều năm nay, kinh tế của Lào có bước phát triển đáng kể, tăng trưởng hàng năm đạt từ 6,5-7,5%, năm 2012-2013 đạt tới 8,29%; thu nhập bình quân tăng từ 245 USD/người năm 1985 lên 810 USD/người năm 2008 và đạt 1.349,2 USD/ngườinăm 2013. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện tố thơn trước.
Một số hạn chế về kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế chưa thật sự vững chắc, chưa tương xứng với đầu tư và tiềm năng. Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế tuy đã có tiến bộ, song vẫn còn thấp và chậm được cải thiện.
- Các cân đối vĩ mô chưa thực sự vững chắc, dễ bị phá vỡ bởi những tác động khách quan. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nói riêng còn chậm. Sức sản xuất của nền kinh tế còn nhiều hạn chế, thậm chí có sự mất cân đối: nông nghiệp sản xuất một vụ là phổ biến, công nghiệp chủ yếu là phát triển ngành điện lực và khai thác khoáng sản. Công nghiệp chế biến nông sản phẩm, chế biến khoáng sản trong nước còn hạn chế. Do đó, dẫn đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu kém.
- Quy mô nền kinh tế còn nhỏ và đứng trước nguy cơ tụt hậu. Các loại thị trường mới hình thành, thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, thị trường quốc tế còn hẹp, chưa gia nhập WTO; do đó, thị trường chưa đóng vai trò là động lực của phát triển kinh tế.
- Lao động của Lào hiện nay phần lớn là lao động nông nghiệp, lao động phổ thông, chưa qua đào tạo; việc quản lý lao động hiện cũng chưa
98
được thực hiện tốt. Do đó, yêu cầu bức thiết đặt ra là cần phải nhanh chóng bồi dưỡng, đào tạo nghề cho người lao động một cách hiệu quả.
- Cơ sở hạ tầng nói chung còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
3.4.2. Về chính trị: thành tựu và hạn chế
Về thành tựu:
Trên tinh thần đổi mớivà trên cơ sở kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào,Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã lớn mạnh về chính trị, đứng vững trên lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân và luôn đề ra đường lối đúng đắn, bảo đảm cho đất nước ổn định về chính trị và phát triển từng bước. Điều này thể hiện bản lĩnh chinh trị, sự nhạy bén và sáng suất của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Để bảo đảm thực hiện vai trò lãnh đạo toàn xã hội, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã tiến hành đổi mới hệ thống chính trị, trong đó:
- Về Đảng: Qua 9 kỳ đại hội, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã phát triển vững mạnh về mọi mặt. Đảng luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền thống tốt đẹp của Đảng làm nền tảng tư tưởng;luôn quan tâm nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, nhận thức rõ thêm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; góp phần bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trên cơ sở nhận thức lý luận, nắm vững thực tiễn, Đảng luôn đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước phù hợp với thực tế, đưa đất nước phát triển tiến lên vững chắc theo mục tiêu đã định.
Công tác xây dựng Đảng vềtổ chức có bước phát triển khá mạnh.Đến năm 2011 cả nước có 16.318 cơ sở Đảng, tăng lên hơn 4 nghìn cơ sở so với năm 2006; có 4.520 chi bộ Đảng mạnh và biết lãnh đạo toàn diện, chiếm 31% của các chi bộ toàn Đảng: cả nước có 199.013 đảng viên, tăng lên 45.441 đ/c so với năm 2006. Đội ngũ đảng viên được bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn; có quan điểm, lập trường giai cấp công nhân vững vàng, trở thành nòng cốt, đầu tàu trên mọi lĩnh vực
99
công tác. Uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố. Sự phát triển vững mạnh về mọi mặt là cơ sở đảm bảo để Đảng giữ vững vai trò Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Về Nhà nước: Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là cơ quan
quyền lực của nhân dân các bộ tộc Lào: “Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là Nhà nước dân chủ, của dân, do dân và vì lợi ích của nhân dân các bộ tộc, gồm các tầng lớp nhân dân trong xã hội do công nhân, nông dân và trí thức làm nòng cốt”(12.tr.1).
Quốc hội, đến nay đã trải qua 7 khoá. Đại biểu Quốc hội là do dân bẩu; thành phần đại biểugồm nhũng đại diện của các bộ tộc, các tầng lớp nhân dân; số đại biểu từ Khoá 1 đến Khóa 7 được tăng dần (Khóa 1 năm