II. Tình hình nghiêncứu ở Việt Nam
3.2. Nước Cộng hòa dân chủ nhândân Lào ra đời
Những năm 70 của thế kỷ XX, cách mạng thế giới phát triển khá mạnh: Hệ thống xã hội chủ nghĩa được củng cố và phát triển về mọi mặt; phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tin. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở các nước tư bản, đế quốc ngày một lan rộng.
Ở Đông Dương, nhân dân ba nước Lào, Việt Nam, Campuchia đã đoàn kết chặt chẽ chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và bọn tay sai cực hữu. Cách mạng ba nước đã phát triển lớn mạnh về thế và lực, nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác; đồng thời, được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của các dân tộc và các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cách mạng ở mỗi nước, với sự đoàn kết chặt chẽ và liên minh chiến đấu của nhân dân ba dân tộc Lào, Việt Nam và Campuchia, cách mạng ba nước đã từng bước đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai.
Ở Lào, trước sự tấn công mạnh mẽ cả về chính trị lẫn quân sự của lực lượng cách mạng, ngày 21/2/1973 Hiệp định Viêng chăn được ký kết; tiếp đó, ngày 5/4/1974 Chính phủ liên hiệp và Hội đồng chính trị hiệp thương quốc gia đã được thành lập. Trong khi đó, vào giữa năm 1975 nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia đã giải phóng hoàn toàn đất nước. Thắng lợi to lớn của hai nước anh em “đã làm cho chiến lược chiến tranh
79
thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ hoàn toàn sụp đổ ở hai nước này và đã có ảnh hưởng trực tiếp đối với tình hình cách mạng của Lào, cơ hội “ngàn năm có một” để nhân dân Lào giành chính quyền cả nước đã đến”
(20.tr.375,376).
Chớp thời cơ “ngàn năm có một” đó, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã phát động phong trào nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền bằng 3 đòn chiến lược (Đòn bẩy nổi dậy giành chính quyền của nhân dân, đòn bẩy ly khai của đội quân phái hữu; đòn bẩy sự áp đảo của lực lượng vũ
trang cách mạng). Từ ngày 1/5 đến ngày 23/8/1975, chính quyền và quân
đội phái hữu Viêngchăn bị đập tan, chính quyền cách mạng từ cấp tỉnh, thành đến cơ sở đã được thành lập trong cả nước.
Đáp ứng nguyện vọng thiết tha của nhân dân các bộ tộc Lào, từ ngày 1 và 2/12/1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã tiến hành ở Thủ đô Viêngchăn. Đại hội tuyên bố giải thể Chính phủ liên hiệp và Hội đồng hiệp thương chính trị quốc gia, xoá bỏ chế độ phong kiến; tuyên bố thành lập nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Đồng thời, Đại hội đã thống nhất thiết lập Hội đồng nhân dân tối cao do đồng chí Xupha Nuvông làm Chủ tịch, thành lập Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào do đồng chí KaySỏn Phômvihản làm Thủ tướng.
Sự ra đời nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các bộ tộc Lào. Đó là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thời đại. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới thống trị đất nước Lào suốt 80 năm đã bị đánh đổ và quét sạch ra khỏi đất nước. Chế độ phong kiến lỗi thời đã bị chấm dứt. Cách mạng dân tộc dân chủ, về cơ bản đã hoàn thành trong cả nước. Nhân dân các bộ tộc Lào trở thành người chủ thực sự của đất nước, của xã hội. Đất nước Lào đã chuyển sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên “xây dựng nước Lào trở thành nước hoà bình, độc lập, dân chủ, thống nhất, thịnh vượng và tiến bộ xã hội, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình,
80
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân châu Á và thế giới”
(20.tr.290).
3.3. Tiếp tục xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo đường lối đổi mới
3.3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
Sau thắng lợi của cách mạng 3 nước Đông Dương, tình hình quốc tế và khu vực có những biến đổi: Mỹ đã có sự điều chỉnh về chính sách đối ngoại, “nhượng bộ” các đối thủ chính để tập trung giải quyết vấn đề nội bộ. Liên Xô đã đạt được sự ngang bằng về vũ khí chiến lược so với Mỹ và đang mở rộng tầm ảnh hưởng ra bên ngoài. Trung Quốc tiến hành chương trình cải tổ, hiện đại hoá và mở cửa trên lĩnh vực kinh tế. Các nước xã hội chủ nghĩa mặc dù đang tiếp tục phát triển, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của mỗi nước cũng như mối quan hệ giữa các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều hiện tượng không thuận lợi. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau về phương hướng hoạt động và mục tiêu đấu tranh. Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Ở khu vực Đông Nam Á, các nước trong khu vực đã có sự điều chỉnh chính sách, nhấn mạnh đến hoà bình, trung lập, kêu gọi giải tán khối SEATO, rút căn cứ quân sự của Mỹ ra khỏi đất nước mình và phấn đấu xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình và ổn định. Các nước Đông Dương tập trung sức lực vào khôi phục kinh tế - xã hội nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân. Giữa hai khối nước Đông Dương và ASEAN đều có chung mục tiêu và lợi ích, đó là hoà bình và phát triển.
Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời trong hoàn cảnh đất nước hết sức khó khăn: kinh tế lạc hậu, kém phát triển, mang nặng tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp; sản phẩm lương thực chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước; công nghiệp chưa có gì đáng kể; thương nghiệp mất cân đối nghiêm trọng giữa xuất - nhập khẩu; cơ sở hạ tầng yếu kém. Trong khi đó, tàn dư của xã hội cũ và hậu quả do hàng chục năm chiến tranh tàn phá để
81
lại rất nặng nề; đời sống nhân dân vô cùng khó khăn và thiếu thốn; kẻ địch lại liên tiếp đánh phá trên mọi mặt, gây rối và khiêu khích, thậm chí dùng vũ lực tấn công đánh chiếm vùng biên giới phía Tây tỉnh Xaynhabuly. Đồng thời, chúng còn thực hiện bao vây, cấm vận về kinh tế hòng bóp nghẹt nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào non trẻ.
Bất chấp tình hình, đặc điểm kinh tế của đất nước, do chủ quan, nóng vội, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 3 năm (1978-1980), kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1981-1985) và đường lối, chủ trương chính sách Đại hội lần thứ III của Đảng (1982) đều thể hiện tư tưởng chủ quan, nóng vội nói trên.
Triển khai thực hiện kế hoạch 3 năm (1978-1980) và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1981-1985), Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung theo mô hình Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Trong đó, nổi bật là việc thực hiện quốc hữu hoá, phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, xây dựng hàng loạt công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, xây dựng kinh tế tập thể, vận động nhân dân vào hợp tác xã nông nghiệp. Tính đến cuối kế hoạch 3 năm (1978-1980), cả nước Lào đã có khoảng 500 doanh nghiệp, hơn 30 trang trại nông - lâm nghiệp nhà nước; 1600 hợp tác xã nông nghiệp, chiếm khoảng 16% tổng số hộ nông dân ở nông thôn. 44% xí nghiệp do Cục công thương nghiệp quản lý đã được cải tạo theo hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, nền kinh tế của đất nước đã gặp phải nhiều khó khăn, đời sống nhân dân rất thiếu thốn.
Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 khoá II (tháng 11-1979) đã đề ra chủ trương áp dụng chính sách kinh tế mới của Lênin (NEP), trong đó chú trọng sử dụng quy luật giá trị, nhấn mạnh việc sử dụng kinh tế tư nhân bằng các hình thức khác nhau của chủ nghĩa tư bản nhà nước, thực hiện cải tiến quản lý kinh tế và mở rộng quyền tự chủ của các địa phương và cơ sở.
82
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 và Nghị quyết các Hội nghị Trung ương sau đó, chính sách kinh tế và chính sách xã hội tuy đã có những cải tiến bước đầu nhưng mục tiêu và biện pháp thực hiện còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn.
Đại hội lần thứ III của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (năm 1982) tuy đã có nhận định về đặc điểm của đất nước sát với thực tế, nhưng khi đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước lại có nhiều luận điểm bộc lộ tư tưởng chủ quan, nóng vội. Chẳng hạn: khẳng định tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, thực hiện quốc hữu hoá, tăng cường chuyên chính vô sản, dựa hẳn vào Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, tiến hành cải tạo và xây dựng nền kinh tế mới trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa; thực hiện đấu tranh giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, coi đây là giai đoạn mới của cuộc đấu tranh giai cấp; xoá bỏ vĩnh viễn chế độ người bóc lột người; xây dựng một nước Lào hoà bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; dự kiến phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nói trên chỉ trong một số kế hoạch 5 năm…
Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng tuy có đem lại một số thành tựu kinh tế nhất định, nhưng nhìn chung đất nước vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn, trì trệ.
Trong khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tiến hành cải cách và vấp phải những khó khăn, thì các nước tư bản đã có sự điều chỉnh cả về chính sách đối nội và đối ngoại, gắn với sự thay đổi nhiều mặt cả về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và có được những sức sống mới, phát triển nhanh không lường được. Mối quan hệ giữa các nước lớn cũng như giữa các nước ở các khu vực trên thế giới đã chuyển từ đối đầu căng thẳng trước đây sang đối thoại, vừa đấu tranh vừa hợp tác trên tinh thần chung sống hoà bình.
Cách mạng khoa học - kỹ thuật, nhất là tin học, kỹ thuật số, công nghệ sinh học... đã phát triển chưa từng có và thực sự trở thành lực lượng
83
sản xuất trực tiếp. Sự phát triển vượt bậc của khoa học - kỹ thuật mới đã làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội từ tư tưởng cho đến chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và con người, làm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trình độ nắm bắt và làm chủ thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển. Các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển và kém phát triển đang vươn lên, trong đó có nước Lào đều có cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển; đồng thời cũng đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc phục yếu kém để vươn lên.
Toàn cầu hoá trở thành xu thế khách quan, tác động và lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hoá và bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm và các đại dịch....; các châu lục, các khu vực trên thế giới xuất hiện khu vực hoá, hình thành các khối nước, các tổ chức liên kết với nhau nhằm tạo sức cạnh tranh và thúc đẩy phát triển.
Ở khu vực châu Á, công cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc đang trong quá trình tiến triển và đạt kết quả tốt đẹp; nhiều nước ở khu vực đã trỗi dậy và xuất hiện những con rồng châu Á như: Hồng công, Singgapo, Hàn quốc....; quan hệ giữa các nước ở Đông Nam Á có bước phát triển mới. Hai khối nước như: các nước Đông Dương và ASEAN qua nhiều năm đối đầu đã chuyển sang đối thoại nhằm làm cho Đông nam Á trở thành khu vực hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác phát triển. Bối cảnh quốc tế và khu vực nêu trên đã thúc đẩy Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào phải hoà nhập với tinh thần chủ động hợp tác song phương, đa phương trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
Từ bối cảnh quốc tế, khu vực và bối cảnh trong nước nêu trên, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đứng trước ba con đường phát triển: tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình cũ; hoặc quay về theo con đường tư bản chủ nghĩa; hoặc phải tiến hành đổi mới phát triển đất nước.Với sự
84
sáng suốt và nhạy bén của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đứng đầu là chủ tịch KaySỏn Phômvihản, Đảng Nhân dân Cách Mạng Lào đã chọn con đường tiến hành đổi mới đất nước, tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đây là sự lựa chọn con đường phát triển đất nước đúng đắn của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, là con đường phát triển phù hợp với đặc điểmvà trình độ phát triển của đất nước Lào; đó là sự lựa chọn mang tính cách mạng và khoa học.