Nhóm giải pháp về phát triển con người

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay [full] (Trang 138)

II. Tình hình nghiêncứu ở Việt Nam

4.5. Nhóm giải pháp về phát triển con người

Nguồn nhân lực là yếu tố căn bản nhất đối với tất cả các quốc gia đang phát triển. Để phát triển nhanh và bền vững, mọi quốc gia đều cần có thể chế phù hợp, có quan hệ sản xuất tiên tiến, có nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, kinh tế thị trường và đặc biệt phải có nguồn nhân lực. Trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực là một yếu tố hàng đầu trong sự phát triển của quốc gia. Nó quyết định quy mô, tốc độ, tính chất và hiệu quả của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Một đất nước, xây dựng được con người như thế nào thì sẽ hình thành một quốc gia và xã tắc như thế. Mặt khác, con người tự giác thường là yếu tố quyết định nhất thay đổi xã hội và quốc gia nó đang sống. Sự hưng vong, thịnh suy của một quốc gia gắn liền với những điều mang tính nguyên lý này. Văn minh nhân loại ở nấc thang toàn cầu hóa ngày nay khiến cho việc làm chủ những điều mang tính nguyên lý này càng trở thành đòi hỏi sống còn của mỗi quốc gia và mỗi công dân của nó. Do đó,việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào là một điều hết sức quan trọng và rất cần thiết, nó là yếu tố bảo đảm cho sự thành công của công cuộc xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân.

Phát triển nguồn nhân lực về thực chất là ngày càng phải làm tốt hơn việc giải phóng con người. Đòi hỏi này cùng một lúc đặt ra hai yêu cầu: Phải tập trung trí tuệ và nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực, mặt khác phải đồng thời thường xuyên cải thiện và đổi mới môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, gìn giữ môi trường tự nhiên, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.

134

Ngày nay, không thể quan niệm đơn thuần nguồn nhân lực là lực lượng lao động với nghĩa đơn giản là những người làm công ăn lương, những người nông dân ít có điều kiện học hành... mà phải nhìn nhận nguồn nhân lực bao gồm tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội và nghề nghiệp khác nhau, mọi địa vị xã hội từ thấp nhất đến cao nhất - kể từ người làm nghề lao động đơn giản nhất, nông dân, công nhân, người làm công việc chuyên môn, người làm khoa học, người làm nhiệm vụ quản lý, nhà kinh doanh, người chủ doanh nghiệp, giới nghệ sỹ, người hoạch định chính sách, quản lý đất nước... Tất cả đều nằm trong tổng thể của cộng đồng xã hội, là nguồn nhân lực của đất nước, từng người đều phải được đào tạo, phát triển và có điều kiện để tự phát triển.

Đối với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, từ Đại hội III (1982) Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã xác định rằng, đào tạo người biết sản xuất kinh doanh, biết lãnh đạo và quản lý là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; công tác đào tạo, bồi dưỡng là trọng tâm để có được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý kinh tế, đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân lành nghề cần thiết và đủ để quản lý kinh tế, xã hội và thực sự làm chủ đất nước. Đại hội VIII (2006) khẳng định: Đảng luôn coi con người là yếu tố quyết định sự phát triển, đến Đại hội IX (2011) nhấn mạnh: phát triển nguồn nhân lực là một trong 4 khâu đột phá quan trọng. Theo tinh thần đó, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào phải tiếp tục phát huy và tăng cường phát triển nguồn nhân lực; phải tạo điều kiện cho nhân dân được phát triển toàn diện, có trình độ văn hóa, có kiến thức, có sức khỏe, có đạo đức phẩm chất và có tính sáng tạo; phải coi việc phát triển nguồn nhân lực là một lĩnh vực ưu tiên.

Phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện nước Lào hiện nay bao gồm nhiều nội dung cụ thể. Trước hết, phát triển nguồn nhân lực là phải phát triển thể lực, trí lực của người dân. Để thực hiện các nhiệm vụ đó cần thực hiện chiến lược phát triển hệ thống y tế thích hợp; đảm bảo mọi người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe; thiết lập hệ thống bảo hiểm và trợ cấp y

135

tế cho những người hưởng chính sách xã hội và người nghèo. Xây dựng chương trình quốc gia về nâng cao tầm vóc và sức khỏe; cải thiện thể lực và chất lượng giống nòi của nhân dân. Xây dựng chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện theo khả năng các chính sách ưu đãi xã hội như đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, đồng bào vùng căn cứ địa cách mạng.

Để phát triển nguồn nhân lực, bên cạnh việc thực hiện chiến lược phát triển hệ thống y tế thích hợp thì cần phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục của Nhà nước và tư nhân. Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của cả xã hội cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Xây dựng chiến lược quốc gia về giáo dục đại học và sau đại học. Mở rộng và kết hợp đào tạo trong và ngoài nước; xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Chú trọng giáo dục nhân cách song song với đào tạo chuyên môn. Từng bước thay đổi cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phấn đấu đưa hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển nhanh chóng ngang tầm khu vực và quốc tế. Nghị quyết đại hội IX nhấn mạnh “chúng ta phi tích cc hơn na trong tiếp tc thc hin ci cách giáo dc, coi trng nâng cao cht lượng đi đôi vi m rng cơ hi v giáo dc rng khp trong c

nước, đặc bit là đối vi các b tc, ph n và nhng người thiếu cơ hi,

đảm bo cho giáo dc được phát trin... có c tính dân tc, tiến b và hin

đại...”(65.tr.40).

Trên thực tế, đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp ở Lào còn thiếu nhiều so với yêu cầu phát triển. Năm 2011 mới chỉ đạt tỷ lệ 1997 sinh viên/100 ngàn dân. Qua gần 30 năm đổi mới, giáo dục đã đạt được những thành tích quan trọng. Tuy nhiên, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ mới đạt 78,5%.(năm 2010), chất lượng giáo dục xếp thứ 133/173 nước. Với gần 85% số hộ là nông dân, nguồn nhân lực tập trung trong nông nghiệp là chính, cơ cấu nguồn nhân lực không theo kịp đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Giá trị lao động không cao ở thị trường trong nước và rất thấp

136

trên thị trường thế giới. Hiện nay, nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của Lào còn thấp. Đó là một cản trở lớn đối với sự phát triển của Lào.

Trong việc phát triển nguồn nhân lực thì đội ngũ trí thức, tầng lớp chính khách và doanh nhân là ba bộ phận quan trọng, quyết định chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng phát triển của đất nước. Một quốc gia hiện đại không thể phát triển được nếu thiếu một trong ba đỉnh của tam giác nhân lực này. Chỉ khi có được nguồn nhân lực này thì các nguồn lực khác mới phát huy được vai trò của chúng, khả năng phát triển nhanh của đất nước mới trở thành khả thi. Đội ngũ trí thức là hiền tài và nguyên khí quốc gia. Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao này cần phải phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Cùng với trí thức, tầng lớp doanh nhân và quản lý cũng đóng vai trò đặc biệt trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Những tư tưởng mới, những phát kiến khoa học, kỹ thuật hay công nghệ mới của giới tri thức khó có thể trở thành những sản phẩm có tính chất đại trà hoặc đưa vào cuộc sống xã hội nếu không có tầng lớp doanh nhân, thiếu đội ngũ quản lý giỏi. Cả ba tầng lớp ấy tạo dựng nên tam giác nhân lực (doanh nhân - trí thức - quản lý gia), làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực của xã hội, quyết định tốc độ và xu thế phát triển của xã hội, đồng thời việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế tri thức.

Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào đã nỗ lực tạo dựng 3 tầng lớp nhân lực nói trên. Nhưng hiện nay, trên thực tế, cả ba tầng lớp ấy vừa yếu vừa thiếu. Tầng lớp doanh nhân còn quá nhỏ bé so với yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Tầng lớp quản lý gia cũng chưa được đào tạo bài bản và thiếu hụt rất nhiều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các vùng miền. Tầng lớp trí thức cũng chưa đủ mạnh về số lượng và chất lượng. Nói chung, tính chuyên nghiệp trong lao động của cả ba đỉnh tam giác nhân lực còn rất yếu và thiếu, khiến cho chất lượng của cả ba chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển trong giai đoạn mới. Như vậy, việc phát

137

triển nguồn nhân lực, trong đó có ba tầng lớp doanh nhân - trí thức - quản lý gia, là việc làm quan trọng để phát triển chế độ dân chủ nhân dân Lào.

Đề phát triển nguồn nhân lực, điều quan trọng nhất và biện pháp cơ bản nhất là phải gieo trồng, tạo lập cho những người dân Lào có được ý chí muốn học, tinh thần ham học, quyết tâm chịu đựng mọi hy sinh khốn khó để học và học đến cùng, trong đó trước hết là lớp trẻ, là cái vốn vô giá của quốc gia. Để phát huy tinh thần ham học, Đảng và Nhà nước phải có chính sách khuyến khích và thực hiện bình đẳng về cơ hội trong giáo dục đối với mọi người dân; thực hiện cải cách giáo dục cho hợp lý, chú trọng phát triển hệ thống đào tạo, nâng cao chất lượng trong việc dạy và học, trong đó phải chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên ở các cấp sao cho đạt tiêu chuẩn và đề cao người thầy giỏi, vì rằng chỉ có thầy cô giỏi mới có học sinh giỏi, có thầy giỏi mới có thợ giỏi.

Trong phát triển nguồn nhân lực, cần phải có cơ chế, chính sách dụng người hợp lý, nhất là phải trọng dụng nhân tài. Ở đây, việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là điều có ý nghĩa đối với sự phát triển đất nước, trong đó phải quan tâm bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực lãnh đạo - quản lý, lĩnh vực khoa học - công nghệ, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Trong cơ chế, chính sách dụng người phải tuỳ theo trình độ, khả năng của từng người mà phân công, bố trí công việc cho đúng người, đúng việc, đảm bảo có sự dẫn dắt, kèm cặp và hỗ trợ, đặc biệt là lúc ban đầu. Đây là một công việc rất quan trọng và quyết định sự thành công, mức độ gắn bó của nhân tài đối với cơ quan, tổ chức mà họ vào làm việc; việc phân công hợp lý sẽ tạo động lực cho họ làm việc hiệu quả hơn, chất lượng công việc sẽ tốt hơn và họ sẽ phát huy được thế mạnh, niềm đam mê cá nhân của họ.

Trên tinh thần đã nêu trên đây, phát triển nguồn nhân lực là một yếu tố, một giải pháp vô cùng quan trọng trong củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay và mai sau.

138

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay [full] (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)