II. Tình hình nghiêncứu ở Việt Nam
4.3. Nhóm giải pháp về xã hội
Lào là dân tộc gồm nhiều bộ tộc cùng sinh sống, cho nên đoàn kết toàn dân là vấn đề mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Từ trước tới nay, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào rất coi trọng vấn đề xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Đại đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh và động lực to lớn bảo đảm chô nhân dân Lào giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân. Do đó, phải chú trọng xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân. Phương ngôn Lào có câu “Một cây làm chẳng nên rào, dân không đoàn kết làm sao xây dựng bản làng đẹp tươi”. Sức mạnh của nhân dân là vô cùng to lớn. Nếu sức mạnh to lớn đó được khơi dậy và phát huy thì không có khó khăn nào mà không thể vượt qua. Phương ngôn Việt Nam có câu “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Để xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân thì cần phải dựa trên nền tảng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Khối đại đoàn kết toàn dân gắn bó tất cả các giai cấp, các tầng lớp, các bộ tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Lào định cư ở nước ngoài. Cơ sở tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân là sự thống nhất về mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trên cơ sở mục tiêu chung đó, cần xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp; cần tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích dân tộc; cần đề cao nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở tin cậy nhau. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng.
Cùng với xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, phải thực hiện công bằng xã hội. Vì rằng, công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân. Cần thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Thậm chí, trong điều kiện còn nghèo khó thì càng cần phải thực
129
hiện và bảo đảm công bằng xã hội. Để thực hiện được công bằng xã hội, Đảng và Nhà nước phải có chính sách hợp lý về phân phối, từng bước thực hiện phân phối theo lao động, theo vốn và năng lực quản lý trong sản xuất kinh doanh; thực hiện phân phối lại bằng phát triển hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội.Khuyến khích và tạo điều kiện cho tất cả mọi người được làm giàu theo pháp luật; thực hiện có hiệu quả chính sách xoá đói giảm nghèo. Tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người tiếp cận các nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản và vươn lên thoát nghèo. Hoàn chỉnh hệ thống chính sách nhằm bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu và công bằng cho mọi người dân về giáo dục và đào tạo, về chăm sóc sức khoẻ, về việc làm, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng và đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội, tạo việc làm. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho mọi người hưởng chính sách xã hội và người nghèo trong khám và chữa bệnh. Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội. Vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với những người có công với nước, người hưởng chính sách xã hội. Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già, đặc biệt là người già cô đơn, không nơi nương tựa. Giúp đỡ các nạn nhân, người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ lang thang. Tăng nguồn lực đầu tư cho các chương trình quốc gia về giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, dân số, gia đình, trẻ em. Quan tâm hơn đến đồng bào các vùng sâu, vùng xa. Phát huy tiềm năng trí tuệ và các nguồn lực vật chất trong nhân dân, của toàn xã hội trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Chuyển các cơ sở dịch vụ công cộng công lập từ cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ, không bao cấp tràn lan.
130