Nhóm giải pháp về chính trị

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay [full] (Trang 126)

II. Tình hình nghiêncứu ở Việt Nam

4.2. Nhóm giải pháp về chính trị

Chính trị là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng của một quốc gia; nó thuộc kiến trúc thượng tầng và có vai trò quyết định sự phát triển đất nước.

122

Một quốc gia dân tộc nếu có ổn định chính trị sẽ tạo điều kiện cho đất nước phát triển và ngược lại sẽ làm cho đất nước rơi vào tình trạng phức tạp, khó khăn. Do đó, bảo đảm ổn định chính tri là yếu tố tiên quyết.

Đề đảmbảo ổn định chính trị, trước hết phải có đường lối chính trị đúng đắn; đường lối đó phản ánh nguyện vọng của dân, đáp ứng yêu cầu thiết tha của dân và thể hiện trong chính sách đối nội và đối ngoại. Đồng thời phải ra sức cùng cố, tăng cường hệ thống chính trị, trong đó:

- Xây dng Đảng Nhân dân Cách mng Lào vng mnh

Trong hiện tại và tương lai, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục là Đảng cẩm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng một nước Lào hoà bình, độc lập, thống nhất, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong hoàn cảnh mới với những nhiệm vụ mới, để thực hiện vai trò nêu trên, yêu cầu phải xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong của Đảng; nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng; vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác –Lênin, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp và tổ chức thực hiện đường lối đó trở thành hiện thực. Phải đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, công tác tư tưởng cho phù hợp với điều kiện và đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trong đó chú ý nâng cao năng lực lý luận của Đảng“chỉĐảng nào có lý lun tiên phong dn đường mi có th làm nhim v vai trò chiến sĩ tiên phong được”(50.tr.32). Phát huy dân chủ trong Đảng; nâng cao sức sángtạovà sự hấp dẫn của Đảng đối với quần chúng nhân dân. Kiện toàn và đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở đảng; thể chế hoá về mặt nhà nước vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng; đổi mới tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ theo hướng tinh gọn, thiết thực, hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; tăng cường quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân. Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên để mỗi đảng viên thật sự tiên phong,

123

gương mẫu, có phẩm chất đạo đức, có ý thức tổ chức, kỷ luật và có năng lực hoàn thành nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp, tình trạng không rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan và người đứng đầu. Cụ thể hoá và thể chế hoá nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Phân biệt rõ chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý của Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng chủ trương, đường lối, quan điểm và được thể hiện ở các Nghị quyết của các tổ chức đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước. Mọi đảng viên của Đảng đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, không đặt chủ trương của Đảng ở các cấp ngoài quy định của pháp luật. Trong sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nươc phải phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước trong quản lý xã hội.

-Nâng cao năng lc qun lý ca Nhà nước

Trong chế độ dân chủ nhân dân, sự quản lý của Nhà nước có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì rằng, Nhà nước là người đại diện cho quyền lực của nhân dân, có trách nhiệm tổ chức triển khai biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trở thành hiện thực, đem lại lợi ích chính đáng cho nhân dân. Để đảm nhiệm chức năng đó, Nhà nước phải có năng lực về tổ chức và quản lý đất nước, quản lý kimh tế - xã hội. Do đó, phải hoàn thiện sự quản lý của Nhà nước.

Để hoàn thiện sự quản lý của Nhà nước, cần phải xác lập các hình thức tổ chức và cơ chế để thực hiện quyền dân chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cần đổi mới triệt để hơn trong việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, như xóa bỏ cơ chế xin cho vẫn hiện hữu khá rõ, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng; định hướng và điều chỉnh các ngành và lĩnh vực kinh tế một cách đồng bộ, hài hòa; điều phối nhịp nhàng giữa tăng trưởng với phát triển và bảo vệ môi

124

trường, đảm bảo phát triển bền vững. Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp. Hệ thống luật của Nhà nước dân chủ nhân dân phải phản ánh được ý chí và nguyện vọng của nhân dân; phản ánh đúng xu thế phát triển khách quan của từng lĩnh vực trong đời sống xã hội; thúc đẩy tiến bộ xã hội. Bên cạnh việc hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, cần phải làm cho luật pháp có địa vị tối cao trong xã hội. Người dân sẽ cảm nhận được sự công bằng, giá trị và sự ưu việt của chế độ dân chủ nhân dân thông qua việc đảm bảo cho luật pháp giữ vị trí tối thượng; đảm bảo cho Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Người dân được làm tt c nhng gì pháp lut không

cm; nhân viên nhà nước chỉđược làm nhng gì mà lut cho phép.

Để pháp luật giữ vị trí tối thượng trong xã hội, cần tổ chức Nhà nước theo nguyên tắc phân quyền, dùng quyền lực để kiểm tra và giám sát quyền lực. Trong thực tế, chưa có mô hình chung cho Nhà nước dân chủ nhân dân, nhưng các Nhà nước dân chủ nhân dân đều hướng đến Nhà nước pháp quyền. Trong bối cảnh hiện nay, chiều hướng đó càng trở nên mạnh mẽ hơn.Nghị quyết đại hội IX của Đảng Nhân Dân Cách mạng Lào nhấn mạnh

“kin toàn Nhà nước dân ch nhân dântng bước tr thành Nhà nước pháp quyn ca dân, do dân và vì dân, phùhp viphát trin kinh tế theo cơ

chế th trường và hi nhp quc tế”(65.tr.46).

Trong Nhà nước pháp quyền, quyền lực của Nhà nước được phân chia thànhquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm khắc phục tình trạng lạm quyền, độc đoán, chuyên quyền. Việc hoàn thiện Nhà nước dân chủ nhân dân theo hướng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải kiện toàn đồng thời bộ máy của cả ba nhánh quyền lực là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp; phải xác định rõ chức năng nhiệm vụ, phân công trách nhiệm, quyền hạn. Công tác cán bộ có vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả của việc chuyển đổi và hoàn thiện Nhà nước dân chủ nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc tạo ra được một cơ chế tuyển chọn, bố trí, sử dụng và đãi ngộ cán bộ trong bộ máy nhà nước một cách hợp lý và hiệu quả có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

125

Song song với các biện pháp trên đây, việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp trở thành nhiệm vụ trực tiếp của việc hoàn thiện Nhà nước dân chủ nhân dân. Bộ máy Nhà nước cần tinh gọn, năng động, hiệu quả. Cùng với quá trình đổi mới đó, phải tiến hành cải cách các thủ tục hành chính như một nội dung độc lập của việc hoàn thiện Nhà nước dân chủ nhân dân. Việc chuyển từ cơ chế quản lý tập trung, hành chính sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước cùng với việc hoàn thiện Nhà nước dân chủ nhân dân đều đòi hỏi phải tiến hành cải cách hành chính để thay đổi phương thức vận hành và xử lý các quan hệ xã hội.

-Phát huy vai trò ca các đoàn th qun chúng

Trong chế độ dân chủ nhân dân, các đoàn thể quần chúng bao gồm: Mặt trận Lào xây dựng Tổ Quốc, Đoàn thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào,Hội liên hiệp phụ nữ, Hội liên hiệp công đoàn, Hội cựu chiến binh. Các tổ chức đoàn thể quần chúng này có vai trò quan trọngtrong việc tăng cường khối đoàn kết toàn dân; trong truyền đạt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với các giai cấp, các tầng lớp nhân dân trong xã hội; là nơi tập trung đông đảo quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời là nơi giáo dục tư tưởng, rèn luyện phẩm chất và là nơi sinh hoạt của quần chúng nhân dân. Cho nên, phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng là hết sức cần thiết.

Để tăng cường vai trò của các đoàn thể quần chúng, Đảng phải có chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các đoàn thể hoạt động theo chức năng của mình; đồng thời phải quan tâm giáo dục chính trị, tư tưởng và củng cố tổ chức sao cho phủ hợp, không nên hành chính hóacác đoàn thể quần chúng. Phải đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các đoàn thể sao cho phù hợp với từng đối tượng, phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới; lôi kéo mọi giai cấp, mọi tầng lớp nhân dân, các giới, các ngành nghề tham gia sinh hoạt ở những đoàn thể xã hội nhất định.

126

Mt trn Lào xây dng T quc: phải phát huy vai trò tập hợp khối

đoàn kết toàn dân; vận động nhân dân các bộ tộc, các giai cấp, các tầng lớp, kể cả người Lào sinh sống ở nước ngoài tham gia sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước; là nơi tiếp thu ý kiến và phản ánh những nguyện vọng của người dân đối với các cơ quan của Đảng và Nhà nước, nhằm đem lại lợi ích chính đáng đối với mọi người dân.

Đoàn thanh niên Nhân dân Cách mng Lào: phải phát huy vai trò là thế hệ

kế tiếp sự nghiệp cách mạng của thế hệ trước. Cho nên, phải ra sức giáo dục thanh thiếu niên về đạo đức, phẩm chất, về truyền thống cách mạng của đảng, của dân tộc; tạo lập cho thế hệ trẻ những tinh thần yêu nước, yêu quê hương, say mê trong học tập, hăng hái và sáng tạo trong lao động; sẵn sàng đứng ở hàng đầu trong mọi hoạt động, mọi công tác theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.

Hi liên hip ph n: phải phát huy vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước phải có chính sách thoả đáng để phụ nữ có điều kiện phát triển về mọi mặt; đồng thời Hội liên hiệp phụ nữ và bản thân những người phụ nữ phải tự phấn đấu vươn lên để tham gia những công tác trong sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ.

Hi liên hip công đoàn: Phải phát huy vai trò của Hội liên hiệp công

đoàn với tư cách là người đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao đọng. Đảng và Nhà nước phải có chính sách thoả đáng để giai cấp công nhân có điều kiện phát triển toàn diện; đồng thời phải củng cố về tổ chức, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn ở các cấp cho phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, bảo đảm thực hiện vai trò bảo vệ quyền lợi chính đáng của giai cấp công nhân và những người lao động. Hội liên hiệp công đoàn phải chăm lo giáo dục chính trị, tư tưởng cũng như nghiệp vụ chuyên môn cho giai cấp công nhân và những người lao động để họ giác ngộ về giai cấp, có ý thức

127

kỷ luật và trở thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Hi cu chiến binh: là một tổ chức quần chúng có vị trí vai trò quan

trọng trong giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước cho quần chúng nhân dân và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các hội viên. Do đó, phát huy vai trò của Hội cựu chiến binh là cần thiết. Để phát huy vai trò của Hội cựu chiến binh, Đảng và Nhà nước phải có chính sách hợp lý để tạo điều kiện cho Hội hoạt động theo chức năng của mình. Trong đó coi trọng việc phát huy truyền thống cách mạng, giữ gìn đoàn kết, thực hiện chính sách đầy đủ đối với người có công, vận động các hội viên tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước theo khả năng.

Một vấn đề quan trọng nữa trong giải pháp về chính trị, là cần phát huy dân chủ. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển chế độ dân chủ nhân dân. Nhân dân phải được biết, được tham gia ý kiến, được kiểm tra việc thực hiện các công việc liên quan đến lợi ích của mình. Phát huy dân chủ phải gắn với bảo đảm kỷ cương; dân chủ không có nghĩa là nhân danh nhân dân để làm bất kỳ việc gì. Mặc dù mọi người dân đều có quyền làm chủ của mình, nhưng ai cũng phải thực hiện quyền đó theo quy định của pháp luật. Vì vậy, cần có các quy chế về dân chủ (bao gồm dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp, chế độ tự quản của cộng đồng, dân chủ trong Đảng, dân chủ trong Nhà nước, dân chủ trong các tổ chức chính trị - xã hội). Người dân có quyền được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra. Các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân có vai trò quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tổ chức và động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, làm kinh tế giỏi, phát triển văn hoá - xã hội; tổ chức và động viên mỗi người dân phấn đấu làm giàu cho mình, cho cộng đồng, cho đất nước. Để phát huy dân chủ, cần phát huy vai trò tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội. Nhà nước cần xây dựng cơ chế phù hợp để các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.

128

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay [full] (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)