Tình hình nghiên cứu cao su trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su với sự trợ giúp của viễn thám và GIS ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 28)

Tại Thái Lan

Thái Lan di nhập cao su từ Java, Indonesia vào trồng tại tỉnh Trang, vùng Tây - Nam vào năm 1899, từ đó cây cao su được mở rộng sang phía Nam và phía Đông nước này, tính từ năm 1966 đến năm 1993 diện tích cao su Thái Lan đã tăng thêm 880.000 ha với các vườn cây trồng các giống cao sản như RRIM 600 năng suất đạt bình quân 1.375kg/ha. Hàng năm, Thái Lan tái canh được 40.000 ha, với cơ cấu diện tích là 28%

19

cao su kiến thiết cơ bản, 30% là cây cạo mủ dưới 6 năm, 16% là cây cạo mủ từ 6 - 12 năm còn lại là cây trên 20 tuổi, cây đạt năng suất cao nhất vào lúc cây được 13 tuổi, cao su tiểu điền của Thái Lan chiếm 95% tổng diện tích cao su cả nước. Ngày nay, Thái Lan đã phát triển cao su ra phía Bắc và Đông Bắc nước này lên đến vĩ tuyến 190 là những vùng đất cao ít thích hợp cho cây cao su nhưng vẫn đạt năng suất 1.500kg/ha. Thái Lan cũng có các tổ chức hỗ trợ cho việc phát triển cao su tiểu điền như ORRAF (Office of the Rubber Aid Fund - Văn phòng vốn tái canh cao su), CRAM (Central Rubber Auction Market - Chợ đấu giá trung tâm)

Viện nghiên cứu cao su Thái Lan đã tiến hành lai tạo và chọn giống theo một số hướng: giống cho năng suất cao, giống cao su mủ - gỗ và giống cao su có khả năng kháng bệnh và thích nghi với điều kiện môi trường. Công tác lai tạo bắt đầu từ lai hoa nhân tạo, lựa chọn trong vườn ươm, nhân bản quy mô thử nghiệm nhỏ và thử nghiệm quy mô lớn.

Những dòng vô tính đầu dòng ở Brazil từ nguồn IRRDB81 đã được Viện nghiên cứu Cao su Thái Lan đánh giá. Thí nghiệm được tiến hành năm 1988 ở Trung tâm dịch vụ kỹ thuật sản xuất Phuket, tỉnh Phuket, Thái Lan. Gồm có 96 dòng vô tính đầu dòng có nguồn gốc Brazil cùng với các dòng vô tính RRIC 121, BPM 24, GT1 và RRIM 600 được so sánh trong một thí nghiệm bố trí theo kiểu bình phương la tinh với 2 lần nhắc. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về sinh trưởng và sản lượng, nhiều dòng vô tính Brazil cho sản lượng thấp. Chỉ có MT/I/215 là có mủ trong thí nghiệm này. Ba dòng vô tính có sản lượng cao nhất là RRIC 121, RRIM 600 và MT/I/215. Khi cây ở 17 năm tuổi, có 20 dòng vô tính Brazil có mức sinh trưởng cao hơn dòng vô tính đối chứng RRIM 600 (76,63cm). Những dòng vô tính sinh trưởng nhanh trước khi được mở cạo và trong khi cạo là CNSAM 7701 (102,14 cm; 4,56cm/năm); RO/I/6386 (94,23cm; 3,85cm/năm) và RO/I/2461 (91,56; 3,94cm/năm). Hầu hết các dòng vô tính này đều mẫn cảm với bệnh rụng lá mùa mưa.

Bảng 1.1.Bảng khuyến cáo giống cao su trồng tại Thái Lan năm 2007

Nhóm 1: Dòng vô tính (DVT) cho mủ

Bảng 1 RRIT 251, RRIT 226, RRIT 24, RRIM 600

Bảng 2 RRIT 209, RRIT 225, RRIT 250, RRIT 319, RRIT 405, RRIT 406, RRIT 410, RRIT 411, RRIT 416, HAIKEN2, PR 302, PR 305, RRIC 100, RRIC 101 Nhóm 2: DVT mủ - gỗ Bảng 1 PB 235, RRIC 110

20 Bảng 2

RRIT 312, RRIT 325, RRIT 403, RRIT 404, RRIT 407, RRIT 408, RRIT 409, RRIT 412, RRIT 413, RRIC 121

Nhóm 3: DVT lấy gỗ

Bảng 1 Chachoengsao 50 (RRIT 402), AVROS 2037, BPM 1

Bảng 2 RRIT 401, RRIT 414, RRIT 415, RRII 118, RRII 203

(Nguồn: country report: RRIT - Training Course on Natural Rubber Production and Processing Technology in Hainam, China 2009 Tại Trung Quốc)

Từ năm 1991 - 2006, có 3.035 - 55.600 hoa cao su đã được thụ phấn bằng tay. Tỷ lệ đậu quả giao động từ 1,09 - 8,87% (trung bình 4,43%). Những hạt này được lựa chọn trồng trong các túi polyetylen và được gạn lọc qua các bước: Tuyển non, sơ tuyển và khảo nghiệm quy mô lớn. Một số dòng vô tính đã được lựa chọn sau khi khảo nghiệm quy mô lớn năm 2008 gồm có: RRIT223, RRIT300, RRIT303, RRIT304, Haiken2, RRI-CH-35-1396 và RRI-CH-35.

Tại Trung Quốc

Trung Quốc là nước trồng cao su rất đặc thù so với các nước khác. Diện tích cao su của Trung Quốc nằm hoàn toàn ngoài vùng truyền thống từ vĩ tuyến 180 vĩ độ Bắc đến 240 vĩ độ Bắc và tập trung ở các tỉnh: Vân Nam, Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây ... Trung Quốc đã thành công trong việc phát triển cây cao su có hiệu quả trong điều kiện môi trường không thuận lợi (tới hạn) đối với cây cao su. Các yếu tố bất lợi cơ bản đối với cây cao su ở Trung Quốc là khí hậu mùa đông lạnh, cao trình cao, đối với một số vùng như đảo Hải Nam thì thường xuyên đối diện với sự gây hại của gió bão, để hạn chế tác hại của các yếu tố này Trung Quốc đã nghiên cứu và áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh tác và tạo hình thích hợp đối với từng vùng trồng cao su cụ thể.

Chương trình cải tiến giống cao su ở Trung Quốc được thực hiện do SCATC (South China Academy of Tropical Crops) nay là Chinia Academy of Tropical Science (CATAS) ở đảo Hải Nam và YRITC (Yunan Reaserch Institute and Tropical Crops) ở tỉnh Vân Nam. Trung Quốc đã tạo tuyển một số dòng vô tính chịu lạnh đạt năng suất cao và được khuyến cáo diện rộng: Yunan 2777-5 (2.036 kg/ha/năm), SCATC 7-33-97

21

(1.977 kg/ha/năm), Dfeng 95 (1.619 kg/ha/năm), SCATC 88-13 (1592 kg/ha/năm). Năm 1999, Ủy ban kiểm tra đánh giá giống cây trồng Trung Quốc công nhận và cho phép mở rộng sản xuất hai giống cao su chịu lạnh mới là Vân Nghiên 77-2 và Vân Nghiên 77-4 do Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt đới Vân Nam tuyển chọn, năm 2002 hai giống này được khuyến cáo phát triển trên diện rộng ở các địa phương phía tây nam tỉnh Vân Nam.

Tại Campuchia

Yêu cầu đầu tiên cửa Viện Nghiên cứu cao su Campuchia (CRRI) là kiểm tra những dòng vô tính chọn lọc từ nước ngoài để tìm vật liệu trồng phù hợp nhất. Chương trình chọn tạo giống tại Campuchia mới chỉ bắt đầu những năm gần đây. Các thí nghiệm qui mô lớn đã được thiết lập tại viện nghiên cứu cao su campuchia. Kết quả so sánh về sinh trưởng và sản lượng của 29 dòng vô tính thu được những kết quả khác biệt so với các nước khác: PB 235, PB 280, PB 330, IRCA 111 và IRCA 230 ở giai đoạn kiến thiết cơ bản sinh trưởng khỏe. Ngược lại PB 260, PB 314 và IRCA 109 sinh trưởng kém hơn GT1. Sinh trưởng của dòng vô tính PB 217 tương đối tốt để cho phép phát triển dòng vô tính này ở Campuchia. Ở giai đoạn đầu, dòng vô tính PB 217 chưa cho thấy có tiềm năng sản lượng mủ cao. Hai dòng vô tính PB 330 và IRCA 230 là những dòng vô tính có thể phát triển cao su tiểu điền.

Tại Ấn Độ

Viện nghiên cứu cao su Ấn Độ RRII (Rubber Research Institute of India) đã bắt đầu chương trình lai tạo giống từ 1954, mục tiêu là chọn giống cao sản và chống hạn, kháng bệnh lá. Những dòng vô tính lai tạo có kết quả cao được khuyến cáo trong sản xuất là RRII 105 (Tj x GL1) RRII 2008 (MIL 3/2 x AVROS 255), RRII 308 ...

Công tác đánh giá những dòng vô tính có thể trồng cho vùng Đông Bắc

Ấn Độ đã được bắt đầu từ cuối những năm 1970. Vùng này phải chịu nhiều điều kiện bất lợi như nhiệt độ thấp, nhiều gió, cao trình cao và sự hoành hành của nấm Oidium hevea. Các chương trình nhân giống cho khu vực này bao gồm: đánh giá dòng vô tính, nhân giống tái tổ hợp, đánh giá con lai đa giao và đánh giá đa dạng di truyền. PB 235, RRIM 600, RRII 2003, RRRII 208, RRIM 703, RRII 118 và HAKEN 1 được xem là những dòng vô tính cao sản ở Trpura. Kết quả so sánh với cùng dòng vô tính trồng ở Assam (cao trình thấp) và Meghalava (cao trình cao) thấy có sự biểu hiện rất khác biệt: các dòng vô tính RRIM 600, RRII 118 và RRII 105 có thành tích cao tại Assam nhưng chỉ là những dòng vô tính có tiềm năng tại Meghalava. Nhân giống bằng phương pháp tái tổ hợp ở Tripura sử dụng nguồn vật liệu Wickam và Amazon đã tạo

22

được 52 và 642 con lai tương ứng trên cả hai nguồn vật liệu. Kết quả đánh giá con lai tại Tripura đã thu được 10 con lai có sản lượng cao và có đặc tính phụ mong muốn như khả năng kháng bệnh rụng lá phấn trắng và kháng gió.

Chương trình cải tiến giống tại Ấn Độ đem lại lợi ích rất lớn bằng việc gia tăng sản lượng gấp vài lần, từ năng suất thấp (300 kg đối với cây trồng từ hạt bình thường) đến khoảng 3.000 kg đối với các dòng vô tính lai tạo. Hiện nay ở Ấn Độ, 127 dòng vô tính Wickham được lấy từ các nước Malaysia, Indonesia,

Srilanka, Thái Lan, Trung Quốc và Bờ Biển Ngà chính là một phần các nguồn di truyền có nguồn gốc ngoại nhập. Sử dụng nền tảng di truyền này đã thu được những kết quả tiến bộ về năng suất. Năng suất cao đạt được ở Ấn Độ hiện nay chính là nhờ vào những dòng vô tính lai cao sản, trong đó dòng vô tính phổ biến nhất là RRII 105 với tiềm năng sản lượng lên đến 2.000 kg/ha/năm. Ngoài ra, còn hơn 100 dòng vô tính là con lai tiềm năng trên các vườn chọn lọc cây đầu dòng và lai tự do đang được đánh giá ở các giai đoạn khác nhau.

Hàng loạt các dòng vô tính hiện tại được phát triển ở Viện nghiên cứu cao su Ấn Độ là những dòng vô tính thuộc seri RRII 400, đây là những thành tựu rất đáng ghi nhận. Năm dòng vô tính trong số này gồm có RRII 414, RRII 417, RRII 422, RRII 429 và RRII 430 có sản lượng cao hơn 20% và khả năng phát triển cao hơn so với các dòng vô tính cao sản RRII 105 và đã được Hiệp hội cao su khuyến cáo trồng. Trong tổng số 46 dòng vô tính được khuyến cáo tại 3 bảng đang được khuyến cáo trồng hiện nay có 15 dòng vô tính của Ấn Độ, trong khi đó 31 dòng vô tính cao su còn lại có nguồn gốc ngoại nhập từ Malaysia, Indonesia, Srilanka, Trung Quốc, Thái Lan và Bờ Biển Ngà. Các dòng vô tính được Hiệp hội cao su Ấn Độ khuyến cáo được thể hiện tại các bảng 2.7, 2.8 và 2.9

Bảng 1.2. Khuyến cáo giống trồng tại Ấn Độ năm 2006

Bảng I RRII 105, PB 260, RRII 414 và RRII 430 (RRIM 600 và GT1 cho vùng ngoài truyền thống)

Bảng II RRIM 600, GT1, PB 28/59, PB 217, RRII 5, RRII 203, RRII 417 và RRII 422

23 Bảng III

RRII 50, RRII 51, RRII 52, RRII 118, RRII 176, RRII 208, RRII 300, RRII 429, PR 107, PR 255, PR 261, PR 86, PB 5/51, PB 235, PB 280, PB 311, PB 312, PB 414, PB 330, RRIM 605, RRI 701, RRIM 703, RRIM 712, RRIC 100, RRIC 102, RRIC 130, KRS 163, IRCA 111, IRCA 130, SCATC 88/13, SCATC 93/114, HAKEN 1, BPM 24 và hạt của cây lai đa dòng

(Nguồn: Hiệp hội cao su Ấn Độ, 2006) Bảng 1.3. Khuyến cáo giống trồng vùng Đông Bắc, Ấn Độ năm 2006

Bảng I RRIM 600

Bảng II GT1, PB 235, RRII 105, RRII 203, RRII 208

Bảng III RRII 5, RRII 118, RRII 417, RRII 422, RRII 429, RRII 429 PB 260, PB 310, PB 311, RRIM 703, SCATC 88/13, SCATC

(Nguồn: Hiệp hội cao su Ấn Độ, 2006) Bảng 1.4. Khuyến cáo giống tại Ấn Độ cho những trường hợp đặc biệt

Đặc điểm vùng Dòng vô tính khuyến cáo

Bệnh Phytophthora nghiêm trọng RRII 105 PB 217, RRII 203, RRII 422, RRII 430

Tỷ lệ bệnh phấn trắng cao RRIM 703, RRIM 600, PB 260, RRII 203

Bệnh nấm hồng nghiêm trọng GT1, RRII 5, RRII 203, RRII 414, RRII 422, RRII 430

Gió mạnh PB 217, PB 260, PB 5/51, RRIM 600, RRII 430 Khô hạn RRIM 600, GT 1, RRII 208, PB 311, RRII 430

Bệnh Crynesspora nghiêm trọng GT 1, RRIM 600, RRII 414, RRII 430

24

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su với sự trợ giúp của viễn thám và GIS ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)