Tình hình nghiên cứu cao su tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su với sự trợ giúp của viễn thám và GIS ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 34)

Chương trình cải tiến giống của Việt Nam bắt đầu do Công ty Pháp Terres Rouges từ 1932, tiếp theo là các viện nghiên cứu của Pháp: IARFI (Viện nghiên cứu Nông nghiệp Đông Dương) và Viện nghiên cứu cao su Việt Nam thực hiện.

Năm 1935, Công ty cao su Terres Rouges bắt đầu chương trình lai tạo giống bằng thụ phấn nhân tạo, các hạt lai được trồng trực tiếp trên vườn sản xuất và làm vật liệu để tuyển chọn cây mẹ đầu dòng. Năm 1936, Viện IRAFI cũng thực hiện chương trình lai tạo giống cao su mới. Năm 1941, Viện nghiên cứu cao su Đông Dương (Institute des Recherchers surle Caoutchouc en Indochine - IRCV) được thành lập, kế thừa các kết quả tuyển chọn giống của IRAFI. - Năm 1954, Việt Nam tham gia đợt trao đổi giống Quốc tế với 40 dòng vô tính, gồm 30 dòng vô tính của Terres Rouges và 10 dòng vô tính của IRCI.

Năm 1955, Chương trình cải tiến giống ngừng vì chiến tranh và chuyển sang Viện IRCA ở Cote d’Ivorie.

Năm 1976, Viện nghiên cứu cao su tiếp nhận những kết quả về cải tiến giống rất hạn chế của giai đoạn trước. Chương trình cải tiến giống của Viện IRCI, IRCV thực hiện đã ngừng từ 1955. Quỹ gen chỉ còn vài trăm giống, phần lớn nhập từ Malysia, Indonesia và một ít tạo ra ở Việt Nam. Phương thức tạo giống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chọn giống tốt về kiểu hình để làm cha mẹ cho chu kỳ kế tiếp.

Năm 1977, Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam sưu tập các giống lai tạo trước 1975, chỉ còn 5 dòng vô tính có giá trị sản lượng khá (ký hiện VQ và IR). Từ năm 1977 - 1978, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã nhập một số giống ưu tú để phục vụ trước mắt kế hoạch phát triển những năm 1980. Đã có 17 dòng vô tính RRIC từ Srilanka (1977) và 56 dòng vô tính (ký hiệu RRIM, PB, PBIG) từ Malaysia. Từ năm 1983 - 1987, Việt Nam được Pháp tài trợ nhận từ Viện nghiên cứu cao su Cote d’Ivorie 116 dòng vô tính, trong đó 38 dòng vô tính từ đợt giống sưu tập 1974 của IRCA, 40 dòng vô tính do IRCA lai tạo, còn lại là các giống tạo tuyển tại Nam Mỹ (CD, F, FX, IAN, MDF, MDX, PFB,P) và Trung Mỹ (GU, TU).

Từ năm 1979, Chương trình lai tạo giống của Việt Nam bắt đầu được thực hiện nhằm sản sinh nguồn vật liệu giống tiến bộ, đáp ứng kịp thời các yêu cầu đặc thù của ngành cao su Việt Nam.

Phương pháp tạo, tuyển giống được vận dụng từ kinh nghiệm của RRIM và IRCA ở Cote d’Ivorie nhưng có những cải tiến. Phương pháp tạo giống: chủ yếu là lai hóa hữu tính từ cha mẹ chọn lọc, kế đó là lai tự do. Phương pháp tuyển giống gồm các

25

bước cơ bản: lai hữu tính, tuyển non, sơ tuyển, chung tuyển, sản xuất thử. Lai hữu tính nhân tạo là phương pháp chủ yếu để sản sinh con lai từ cha mẹ được chọn lọc có định hướng. Các cây lai F1 được nhân thành dòng vô tính để đưa vào những bước khảo nghiệm trước khi khuyến cáo cho sản xuất. Hướng lai tạo giống hiện nay là thực hiện các kiểu tổ hợp lai giữa nguồn di truyền Wickham (W) đã được thuần hóa ở châu Á và nguồn gen hoang dại Nam Mỹ (A), nhằm kế thừa các thành tựu cải tiến năng suất ở cây cao su và khai thác tiềm năng di truyền phong phú của các nguồn gen mới, đặc biệt khả năng sinh trưởng khỏe, ít bệnh và tính thích nghi cao. [15]

Lê Mậu Túy, Vũ Văn Trường, Lê Đình Vinh và Trần Thị Thúy Hoa khi đánh giá các dòng vô tính mới lai tạo giai đoạn 1987 - 1990 tại Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã tạo ra một số dòng vô tính rất triển vọng cho sản xuất. Các giống đầu sổ về sản lượng đồng thời cũng có sinh trưởng khỏe. Trong số này, dòng vô tính ưu tú nhất là LH 90/952 có thể vượt ngưỡng năng suất 4 tấn/ha/năm và trữ lượng gỗ ở năm thứ 13 sau trồng đã đạt nửa mét khối cho một cây. Các dòng vô tính LH 88/72, LH 88/236 và LH 90/61 cũng cho sản lượng cao sớm và trữ lượng gỗ cao ở giai đoạn cây tơ. Những dòng này có thể khuyến cáo vào sản xuất ở qui mô trung bình cho vùng thuận lợi. Tất cả các dòng vô tính chọn lọc cần được khảo nghiệm khu vực hóa cho các vùng trồng cao su khác nhau trong nước.

Từ năm 1994, Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam tiến hành thử nghiệm giống ở vùng ngoài truyền thống (Phủ Quỳ - Nghệ An và Phú Hộ - Phú Thọ) nhằm xác định được giống có khả năng thích nghi với điều kiện vùng miền núi phía Bắc. Hai vườn sơ tuyển được thiết lập từ năm 1994 với số lượng 30 dòng vô tính/vườn. Các dòng vô tính này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Srilanka, Braxil và một số dòng vô tính được lai tạo trong nước.

Từ năm 1982 đến năm 2001, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã thực hiện được 208.417 hoa lai, thu được 12.126 cây lai từ 546 tổ hợp lai. Những cây lai được khảo nghiệm và chọn lọc qua các bước chọn giống; phần lớn những cây sinh trưởng khỏe có nguồn gen hoang dại Nam Mỹ (A) và đa số những cây lai có sản lượng cao có cha mẹ thuộc nguồn gen được tạo tuyển nhiều thế hệ ở châu Á (W). Một số cây lai xuất sắc đã vượt hơn giống đối chứng PB 235 từ 15 - 55% về sinh trưởng và gấp 2 - 3 lần về sản lượng.

Kết quả tuyển chọn giống cao su khuyến cáo giai đoạn 1999 - 2001 của Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam cho thấy: một số dòng vô tính sinh trưởng nhanh hơn và năng suất cao hơn các giống cũ GT 1, RRIM 600, tương đương hoặc vượt hơn các

26

giống phổ biến trong sản xuất PB 235, VM 515. Những giống ưu tú này được khuyến cáo ở giai đoạn năm 1999 - 2001 với qui mô lớn hơn lần khuyến cáo trước và thích nghi theo vùng sinh thái. Đáng chú ý là các giống nhập nội như PB 255, PB 260, RRIC 121 và các giống do Viện nghiên cứu cao su Việt Nam lai tạo như LH 82/156 (RRIV 2), LH 82/158 (RRIV 3) và LH 82/182 (RRIV 4). Trong đó LH 82/156 và RRIC 121 có triển vọng là giống có trữ lượng gỗ cao. Kkhi đánh giá giống cao su nhập nội RRIC 100 trên một số vùng cao su chính cho thấy: RRIC 100 sinh trưởng ban đầu chậm sau tăng nhanh ở Đông Nam Bộ, sinh trưởng tốt ở Tây Nguyên và miền Trung, tăng trưởng trong khi cạo khá; năng suất của RRIC 100 khởi đầu chậm nhưng tăng dần về sau, vượt GT 1 và gần bằng PB 235 ở Đông Nam Bộ, hơn PB 235 và GT 1 tại Tây Nguyên; RRIC 100 ít nhiễm bệnh phấn trắng, ít khô mủ, nhiễm bệnh nấm hồng trung bình và chống chịu gió khá. Trần Thúy Hoa, Lại Văn Lâm và cộng sự (2005) khi đánh giá khả năng phát triển của một số dòng vô tính cao su trên vùng ít thuận lợi cho thấy: Trong điều kiện thuận lợi của vùng Tây Nguyên cao 450 - 600m, các giống PB 235, RRIC 121, VM 515 có thể mở cạo sau 7 năm trồng và đạt năng suất 1,4 - 1,5 tấn/ha/năm trong 8 - 9 năm đầu; PB 255, RRIM 600, GT1 mở cạo sau 8 năm trồng và đạt khoảng 1,2 tấn/ha. Trong điều kiện ít thuận lợi của vùng Tây Nguyên cao 600 - 700m, sinh trưởng của các dòng vô tính chậm hơn và chỉ có thể mở cạo sau 9 năm trồng. PB 235 rất mẫn cảm với bệnh lá phấn trắng và tỏ ra không thích ứng ở những vùng Tây Nguyên có bệnh phấn trắng nặng. Các giống ít nhiễm phấn trắng hơn có năng suất cao hơn PB 235 là RRIV 1, PB 260, RRIC 121, RRIM 712 bình quân đạt 900 – 1.000 kg/ha/năm trong 5 năm đầu. Các giống mới RRIV 3 và RRIV 4 sinh trưởng khỏe hơn có thể mở cạo sau 8 năm trồng ở vùng cao 600 - 700m. Ở miền Trung, PB 255, PB 235, RRIM 600, RRIM 712 và GT 1 được mở cạo sau 8 - 8,5 năm trồng, PB 235 và RRIM 600 có thể đạt 1,4 tấn/ha/năm trong 4 năm đầu. Các giống mới RRIV 1, RRIV 3 và RRIV 4 có thể mở cạo sớm hơn GT 1 và RRIM 600 khoảng 1 năm và năng suất cao hơn, tỏ ra có triển vọng cao sản về cả mủ và gỗ [7].

Kết quả khảo nghiệm giống của Viện nghiên cứu cao su Việt Nam ở một số vùng trên 15 vĩ độ Bắc (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa) cho thấy có thể khai thác mủ cây cao su sau 6 - 8 năm trồng (chu vi thân ≥ 50 cm). Một số dòng vô tính do Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam lai tạo (ký hiệu LH) có vị trí trong nhóm dẫn đầu về sinh trưởng và sản lượng cùng với những giống nhập nội ưu tú, vượt xa các giống truyền thống GT 1, RRIM 600 và cả các giống nhập gần đây PB 235, PB 260.

Trong tổng số có khoảng 88% diện tích cao su được trồng bằng các giống khuyến cáo của Tổng công ty cao su Việt Nam đó là PB 235, GT 1, RRIV 4, PB 260,

27

RIMM 600. Các giống GT1 và RIMM 600 là những giống cũ nhập vào Việt Nam trước năm 1975 và năng suất trung bình các giống này đạt khoảng 1,2 - 1,5 tấn/ha/năm. Các giống PB 235, PB 260 được nhập vào Việt Nam sau GT1 và RRIM 600; các giống này cho năng suất bình quân 1,5 - 2 tấn /ha. Giống RRIV 4 được tạo ra tại Việt Nam và được sử dụng nhiều nhất trên diện tích trồng mới vì có năng suất cao có thể đạt từ 2 - 2,5 tấn/ha/năm.

Bảng 1.5.Cơ cấu giống cao su giai đoạn 2006 – 2010, hiệu chỉnh 2008

Đông Nam Bộ

Tây Nguyên 1 Tây Nguyên 2

Nam Trung Bộ Bắc Trung Bộ (< 600 m) (600 – 700m) Bảng I RRIV 3 PB 260 PB 260 PB 260 RRIM 712

PB 255 RRIM 600 RRIC 121 RRIM 600 RRIM 600

PB 260 RRIV 3 GT 1 RRIV 3 GT 1

RRIV 1

Bảng II

LH 83/85 RRIC 121 RRIM 600 RRIC 100 RRIC 100

LH 83/87 PB 312 PB 312 RRIC 121 RRIC 121

LH 88/72 RRIV 1 RRIC 100 RRIM 712 PB 255

LH 88/236 RRIV 2 LH 82/92 PB 255 PB 260

LH 90/952 RRIV 4 LH83/732 PB 312 PB 312

IRCA 130 LH 83/732 RRIV 1 RRIV 1

RRIV 2 LH83/85 RRIV 2 RRIV 3

RRIV 5 LH83/87 RRIV 5 LH 82/92

28

LH 83/29, LH 83/75, LH 83/150, LH 83/289, LH 88/61, LH 88/251, LH 88/326, LH 89/1640, LH 90/90, LH 90/231, LH 90/276, LH 90/311, LH 90/137, LH 90/348, LH 90/1094, LH 91/1029, IAN 873, IRCA 41, IRCA 230, PB 280, PB

311, PB 324, PB 330... và những dòng vô tính khác VRG cho phép bổ sung

Cơ cấu giống cho vùng Camphuchia và Nam Lào: Áp dụng như khuyến cáo cho vùng Đông Nam Bộ.

Cơ cấu giống cho vùng Trung Lào; như khuyến cáo cho vùng Tây Nguyên I

(Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ban hành ngày 29/01/2008 theo Quyết định số 82/QĐ-CSVN, về việc điều chỉnh cơ cấu giống cao su khuyến cáo giai đoạn 2006-2010). 1.5.3. Tình hình phát triển cao su ở vùng núi phía Bắc

Trong 7 năm qua, (2006 - 2013) cây cao su được đưa vào trồng ở Tây Bắc và trồng thí điểm diện hẹp ở Đông Bắc đã đạt được một số kết quả có tính chất tiền đề. Hơn 19.000 ha cây cao su được trồng mới bước đầu đã góp phần thay đổi phương thức sản xuất. Người dân ở một số địa phương miền núi phía Bắc từ chỗ sản xuất mang tính tự cấp tự túc là chính, đã chuyển sang sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cây cao su được trồng tại nhiều địa phương đã góp phần khai thác và sử dụng tốt hơn tài nguyên đất đai và nguồn lao động tại chỗ. Từ đó, thu nhập và đời sống của người dân trong vùng đã được cải thiện đáng kể. Qua việc thử nghiệm các giống cây mới, bước đầu đã xác định được một số giống cây cao su có khả năng chịu lạnh, phù hợp với điều kiện của vùng, có thể chủ động sản xuất giống ở trong nước, làm tiền đề để phát triển vững chắc hơn ở giai đoạn tiếp theo. Tại Hội nghị, Cục trồng trọt - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển hiệu quả và bền vững cây cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Cục trồng trọt đề nghị, từ nay đến năm 2015 chưa đưa vấn đề điều chỉnh tăng quy mô diện tích trồng cây cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Sau năm 2015, trên cơ sở kết quả và hiệu quả sản xuất thực tế sẽ đề xuất chính phủ điều chỉnh quy hoạch phát triển cho phù hợp. Ngoài ra, không quy hoạch trồng cao su ở độ cao trên 600m so với mực nước biển; những vùng có độ cao dưới 600m nhưng thường xuyên xuất hiện sương muối, có gió mạnh trong mùa đông hay tầng đất mỏng cũng không bố trí trồng cao su.Từ kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử giống cây cao su ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đề nghị các địa phương cần cập

29

nhật các giống mới thích hợp với điều kiện sinh thái vung Tây Bắc như IAN 873, RRIV 124… để đảm bảo việc phát triển cây cao su mang lại hiệu quả cao.

Ông Nguyễn Hồng Phúc, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết, để phát triển có hiệu quả cây cao su tại khu vực miền núi phía Bắc, Tập đoàn đã đưa ra định hướng phát triển đến năm 2015 với hai vùng chính là Tây Bắc và Đông Bắc. Đối với các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu) sẽ hoàn thành diện tích trồng cao su giai đoạn một tối đa là 10.000ha/tỉnh. Sau đó tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm quá trình trồng cao su giai đoạn một trước khi triển khai giai đoạn hai. Khu vực các tỉnh Đông Bắc (Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ) sẽ triển khai trồng thí điểm ở mỗi tỉnh từ 500 đến 1.000 ha trên quỹ đất công, khi thử nghiệm thành công sẽ đưa vào vùng quy hoạch trồng cao su cả nước, và đưa vào trồng chính thức với quy mô lớn hơn

1.5.4. Tình hình sản suất cao su tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Cây cao su được đưa vào trồng trên địa bàn huyện Mường La từ năm 2007 tại Thị trấn Ít Ong. Từ đó đến nay, diện tích trồng cây cao su ngày càng tăng lên. Tính đến năm 2012, cây cao su trên địa bàn huyện Mường La chưa cho thu hoạch, đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Tuy nhiên, việc phát triển cây cao su trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung và huyện Mường La nói riêng, điều kiện thời tiết hết sức khó khăn cho việc trồng mới và trồng dặm cao su, lượng mưa ít, rét đến sớm và có dấu hiệu của rét đậm, rét hại, sương muối. Đặc biệt, mùa khô và mùa rét trùng vào một thời điểm, vì vậy việc chăm sóc cây cao su một cách khoa học, hợp lý là hết sức quan trọng. Vì vậy, để cây cao su sinh trưởng, phát triển thuận lợi thì cần có những nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất trong việc trồng, bảo vệ và chăm sóc cây cao su.

1.6. Cơ sở dữ liệu, các phương pháp nghiên cứu

1.6.1. Cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu thành lập bản đồ phát triển cao su

Để thành lập bản đồ phát triển cây cao su huyện Mường La, tỉnh Sơn La cần có những dữ liệu sau:

Bản đồ hành chính huyện Mường La, tỉnh Sơn La,

DL địa hình, cụ thể là DL về đường bình độ (khoảng cao đều 10m), DL thổ nhưỡng huyện Mường La, tỉnh Sơn La,

30 DL khí hậu huyện Mường La, tỉnh Sơn La,

DL sương muối và nhiệt độ thấp huyện Mường La, tỉnh Sơn La Ảnh Landsat huyện Mường La độ phân giải 30m

1.6.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp cổ truyền cũng như các phương pháp mới trong nghiên cứu địa lý như sau:

- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập, thừa kế các số liệu phân tích các

bản đồ đơn tính, bản đồ chuyên đề về các điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, khí

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su với sự trợ giúp của viễn thám và GIS ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)