Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su với sự trợ giúp của viễn thám và GIS ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 65)

Nền kinh tế Mường La trong những năm gần đây có bước phát triển theo hướng tích cực. Giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 13,05%. Giai đoạn 2011 - 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13,33% tăng 0,28% so với giai đoạn 2006 - 2010. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 25,03%, tổng GDP đạt 287,9 tỷ đồng tăng 1,84 lần so với năm 2010, thu nhập bình quân đầu người 3,7 triệu đồng tăng 0,6 triệu đồng so với năm 2012.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp- xây dựng và thương mại- dịch vụ, từng bước giảm dần tỷ trọng ngành nông- lâm nghiệp. Tỷ trọng GDP ngành nông- lâm nghiệp giảm từ 62,22% năm 2010 xuống còn 44,48% năm 2012, ngành công nghiệp- xây dựng tăng từ 12,77% năm 2010 lên 24,45% năm 2012, ngành thương mại- dịch vụ tăng từ 25,01% năm 2010 lên 30,71% năm 2012.

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. - Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp của huyện đã có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất của ngành tăng từ 64,265 tỷ đồng năm 2010 lên 146,156 tỷ đồng năm 2012 (tính theo giá hiện hành). Về cơ cấu, trồng trọt vẫn là ngành chủ yếu chiếm tỷ trọng từ 84,22% (năm 2010) xuống 75,78% (năm 2012) trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; ngành chăn nuôi tuy có chuyển biến song còn chậm, chỉ chiếm tỷ trọng từ 15,75% (năm 2010) lên 24,22% (năm 2012); hoạt động dịch vụ nông nghiệp chậm phát triển.

 Về trồng trọt: đã có những chuyển biến tích cực và có hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá với những cây trồng chủ lực như: lúa, ngô, cây ăn quả.... Giá trị sản xuất của ngành đều tăng qua các năm

56

từ 54,127 tỷ đồng năm 2010 lên 110,754 tỷ đồng năm 2012. Sản lượng lương thực có hạt năm sau tăng hơn năm trước, năm 2006 đạt 17.662 tấn, đến năm 2012 đạt 27.616 tấn, tăng bình quân 11,27%/ năm.

Hình thành vùng ngô hàng hoá ở một số xã như: Mường Chùm, Chiềng Lao, Mường Bú,... đây là sản phẩm chủ lực và có giá trị hàng hoá lớn góp phần không nhỏ phụ vụ nhu cầu lương thực ngày càng tăng của nhân dân.

Bước đầu đưa vào trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như rau sạch ở Nặm Păm, Mường Bú, Ngọc Chiến; hoa chất lượng cao ở Ngọc Chiến; mô hình 15 ha lúa 3 vụ ở Mường Bú từng bước nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha diện tích.

 Về chăn nuôi: Đã từng bước chuyển hướng tăng cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, tổng số gia súc, gia cầm của huyện có khoảng 376.600 con. Giá trị sản xuất của ngành tăng từ 12,127 tỷ đồng năm 2010 lên 39,402 tỷ đồng năm 2012, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

 Về lâm nghiệp: Hoạt động sản xuất lâm nghiệp chủ yếu tập trung vào công tác đầu tư khoanh nuôi bảo vệ đối với diện tích rừng tự nhiên hiện còn, trồng rừng mới và thu nhặt các sản phẩm từ rừng. Trong 10 năm qua đã trồng được hơn 3.300 ha rừng theo chương trình dự án 327, 661, 747, khoanh nuôi bảo vệ khoảng 14.000 ha nâng độ che phủ của rừng đạt 42,1% năm 2012.

Tuy nhiên, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện phát triển chậm, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp năm 2012 đạt 35,750 tỷ đồng với các sản phẩm chủ yếu là khai thác gỗ, củi, tre luồng các loại và chưa tạo ra được sự thu hút của người dân đối với nghề rừng.

 Về thuỷ sản: Ngành thuỷ sản của huyện chưa phát triển, giá trị sản xuất của ngành không đáng kể, năm 2012 đạt 4,717 tỷ đồng, sản phẩm chủ yếu là nuôi trồng và đánh bắt cá.

- Khu vực kinh tế công nghiệp:

Ngành công nghiệp, TTCN - xây dựng của huyện trong những năm gần đây đã từng bước phát triển. Giá trị sản xuất năm 2012 đạt 93,962 tỷ đồng.

57

Công nghiệp điện bước đầu được đầu tư, đưa điện về nông thôn, đến năm 2012 sản lượng điện thương phẩm đạt đạt 3,6 triệu KW/h đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Công nghiệp chế biến và khai thác vật liệu xây dựng phát triển khá mạnh với các sản phẩm chính như: đá, cát sỏi các loại, gạch đất nung. Ngoài ra còn có các ngành nghề như: nghề mộc, sản xuất công cụ cầm tay, sửa chữa, may mặc,... các ngành nghề truyền thống như thêu ren, dệt vải thổ cẩm, đan lát cũng được phục hồi và phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, hiện nay cơ sở sản xuất còn nghèo nàn, công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển mới chỉ dừng lại ở dạng sơ chế, quy mô nhỏ, sản lượng của các sản phẩm không lớn, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu địa phương.

- Khu vực kinh tế dịch vụ:

Trong những năm gần đây, hoạt động thương mại- dịch vụ của huyện đã có những bước phát triển. Tỷ trọng kinh tế của ngành dịch vụ- thương mại du lịch năm 2012 đã được nâng lên đáng kể chiếm 30,71% trong tổng GDP.

Các loại hình dịch vụ khá đa dạng phục vụ cho sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân dân với 269 cơ sở kinh doanh trong đó: Thương mại 203 cơ sở, khách sạn nhà hàng 36 cơ sở, dịch vụ 30 cơ sở. Nhìn chung các cơ sở thương mại dịch vụ khả năng phục vụ còn thấp, sự phát triển không đều và thiếu đồng bộ, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm huyện lỵ.

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su với sự trợ giúp của viễn thám và GIS ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)