Xuất giải pháp phát triển cây cao su ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su với sự trợ giúp của viễn thám và GIS ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 110)

Để đưa ra các giải pháp đề xuất phát triền cây cao su ở huyện Mường La đề tài đã dựa vào những căn cứ sau:

- Căn cứ vào việc phân tích điều kiện tự nhiên của huyện đối với sự thích nghi của cây cao su.

- Căn cứ vào tình hình phát triên cây cao su ở huyện Mường La.

- Căn cứ vào định hướng cây cao su ở địa phương để đưa ra các đề xuất.  Giải pháp về đất đai

Thực hiện tốt quy hoạch đất đai để trồng cao su: Rà soát lại và xác định cụ thể những diện tích có khả năng chuyển đổi sang trồng cao su.

Tập trung chuyển đổi những diện tích đất lâm nghiệp, rừng nghèo kiệt với những loại đất có tầng đất canh tác từ 0,7 m trở lên, có độ dốc dưới 25°, không bị động nước và mực nước ngầm dưới l m, chuyển những diện tích cây trồng khác trước đây không có hiệu quả sang trồng cao su, bố trí diện tích trồng ở các xã vùng thấp và ở những diện tích chuyển đổi các cây trồng ở các xã khác.

+ Cần tiến hành kháo sát những diện tích tương đối bằng phẳng có thể đưa cơ giới hóa vào khai hoang làm đất, cải tạo đất tơi xốp tăng độ phi cho đất, đảm bảo nâng cao chất lượng vườn cây. Việc thiết kế và bố trí theo lô theo yêu cầu diện tích cây trồng phải có ít nhất từ 1 ha trở lên, những diện tích nhỏ lẻ không bố trí trồng. Những diện tích lớn từ 3 ha trở lên cần phải thiết kế lô, mỗi lô từ 1,5 đến 2 ha.

+ Thực hiện tốt công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nhân dân trồng cao su đề phát triển kinh tế. Thu hồi đất sử dụng không hiệu quả, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích của mọi thành phần kinh tế để giao cho người có nhu cầu và khả năng đầu tư trồng cao su nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai.

101  Giải pháp về đầu tư

Đầu tư giống - phân bón

Bố trí các loại giống mới, có năng suất cao, có khả năng chống chịu gió bão tốt, thời gian kiến thiết cơ bản ngắn như các loại giống GT1,PB235, PB260, RRIV2, RRIV4, RRIM600, VNg-77-4.

Để đảm bảo đủ giống cao su trồng mới cần áp dụng 2 hình thức sản xuất và cung ứng sau:

+ Lựa chọn các đơn vị, cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện về đất đai, nước tưới và kỹ thuật để hỗ trợ đầu tư sản xuất giống tại chỗ.

+ Ký hợp đồng với các đơn vị sản xuất giống tại các tỉnh phía Nam để cung cấp giống cho trồng mới.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Quan tâm đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng, tăng cường đầu tư các loại máy móc, trang thiết bị kỹ thuật để đảm bảo thuận lợi cho việc chăm sóc cũng như thu hoạch mủ cao su như các loại máy cày, mày bừa, máy bơm...

Đầu tư, nâng cấp các công trình thủy lợi, trạm bơm, công trình tiêu nước chủ động để đảm bảo không thiếu nước vào mùa khô và thoát nước tốt vào mùa mưa.

Xây dựng các cơ sở chế biến và thu mua sản phẩm sau thu hoạch tại chỗ.

Đầu tư vốn

Cần tăng cường thu hút vốn từ các nguồn: vốn hỗ trợ của Tỉnh, Tập đoàn cao su Việt Nam, Ngân hàng thương mại, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, vốn chính sách xóa đói giảm nghèo, chương trình 135, chương trình 661, vốn chương trình định canh định cư...

Phần chi phí đầu vào người nông dân có thể đầu tư công trồng, chăm sóc, thu hoạch, làm phân hữu cơ đề giảm bớt chi phí.

Đề nghị các ngân hàng Tỉnh ưu tiên cho nhân dân vay vốn trồng cao su tiểu điền. Đồng thời, tranh thủ các cơ chế hỗ trợ như lãi suất tiền vay để hỗ trợ cho nhân dân trồng cao su. Tranh thủ tối đa nguồn viện trợ của nước ngoài, vốn ODA, vốn JBJC, vốn WB về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.

 Giải pháp kỹ thuật

Kỹ thuật canh tác

+ Cao su từ 4 năm trở đi mới khép tán, đến năm thứ 7 mới đưa vào khai thác lấy mủ, do đó thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, giải quyết đời sống khó khăn khi cây cao su chưa cho sản phẩm. Việc trồng xen canh chi có thể trồng các loại cây họ đậu, lạc dứa, cỏ voi phục vụ cho chăn nuôi. Không được trồng các loại cây họ đậu,

102

lạc dứa, cỏ voi phục vụ cho chăn nuôi. Không được trồng các loại cây trồng tranh chấp ánh sáng, các loại cây gây nấm bệnh cho cao su.

+ Đất trồng cao su: chủ yếu được chọn đất đỏ Bazan, đất sỏi cơm có tầng dày trên l,0m. Có mức nước ngầm trên l,5m, là đất phù hợp phát triển cao su. Mật độ cao su: cao su được bố trí theo khoảng cách 6m x 3m (555 cây/ha).

+ Đối với vườn cao su có trồng xen cây ngắn ngày, quy cách trồng là 7m x 2,5m, với mật độ 571 cây/ha.

+ Đối với vườn cao su không trồng xen, quy cách: 6m x 3m, mật độ 555 cây/ha. + Đất bố trí cao su phải có tầng dày trên 0,7 m; có mực nước ngầm trên lm và phải được bố trí liền vùng, liền khoảng (không bố trí trồng cao su phân tán như các loại cây trồng khác). Trên đất dốc ít hơn 8% hàng trồng theo hướng Bắc - Nam. Trên đất dốc hơn 8% hàng trồng theo đường đồng mức để giảm tránh xói mòn. Chú trọng xây dựng hệ thống đai rừng chắn gió, hệ thống chống xói mòn, rửa trôi đất.

+ Thời gian khai thác: Hướng dẫn giúp đỡ nông dân áp dụng quy trình kỹ thuật khai thác mới nhằm rút ngắn thời gian khai thác từ 25 - 30 năm xuống 18 - 20 năm để tăng sản lượng, có điều kiện tái cơ cấu cây trồng và bố trí bộ giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn.

Kỹ thuật giống, phân bón

+ Đưa vào trồng các giống cao su được viện nghiên cứu cây cao su khuyến cáo (PB235, PB255, RRIM600, GT1) giống có nguồn gốc và được kiểm định, kiểm nghiệm trước khi đưa vào trồng. Công tác bảo vệ thực vật trên cây cao su được chú trọng.

+ Khi trồng phải chọn giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, giống cho năng suất cao... Phối hợp với công ty cao su Ọuảng Trị cung cấp giống bảo đảm chất lượng và kịp thời cho nhân dân.

+ Tăng cường công tác đầu tư, thâm canh cho vườn cây, để đảm bảo hàm lượng phân bón cho vườn cây đúng với quy trình. Triển khai chi đạo hướng dẫn người nông dân tự làm phân hữu cơ và hạn chế sử dụng thuốc BVTV, sử dụng phân bón đúng qui định, nhằm giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và giảm chi phí cho nhân dân.

+Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chọn giống, nhân giống, trồng và chăm sóc vườn cao su; tập huấn hướng dẫn quy trình sử dụng phân bón.

103

Kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch

+ Yêu cầu các hộ thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật, tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích. Trung tâm dạy nghề, trạm khuyến nông phối hợp tổ chức tập huấn trực tiếp về kỹ thuật chăm sóc và lấy mủ cho các hộ nông dân và người lao động.

+ Thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân mua sắm công cụ phục vụ thu hoạch mủ cao su.

+ Hướng dẫn nhân dân ứng dụng khoa học công nghệ mới chọn giống, trồng chăm sóc cây cao su, khi đến khai thác mủ, huyện mở lớp đào tạo khai thác mủ cao su cho nhân dân.

+ Tổ chức cho người dân tham quan, có sự hướng dẫn cùa cán bộ kỹ thuật tại các địa phương đã phát triển loại cây trồng này đế học tập kinh nghiệm.

 Giải pháp vê thị trường tiêu thụ sản phẩm

Chế biến

Rà soát, đánh giá lại công suất, chất lượng máy móc thiết bị của các cơ sở chế biến cao su hiện có. Xây dựng chính sách hỗ trợ nâng cấp, đổi mới thiết bị lạc hậu của các cơ sở này để đảm bảo chất lượng cao su xuất khẩu sang các thị trường khó tính như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Bắc Mỹ.

Đầu tư xây dựng mới, hoặc mở rộng quy mô một số cơ sở, nhà máy, xí nghiệp chế biến mủ cao su. Đấy mạnh trang bị các thiết bị máy móc hiện đại cho các nhà máy chế biến.

Về thị trường tiêu thụ

Mở rộng thị trường tiêu thụ và trao đổi trên cơ sở quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, các cơ sở chế biến nhằm tạo ra thị trường sôi động trong việc tiêu thụ sản phẩm mủ cao su. Tăng cường tiếp thị, xây dựng các cơ sở thu mua buôn bán lẻ kết hợp với quản lý thị trường.

Hình thành vùng nguyên liệu tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc bao tiêu sản phẩm. Từng bước xác lập mới quan hệ buôn bán với các khu vực khác.

 Giải pháp về chính sách

Hỗ trợ vốn cho người có nhu cầu trồng cao su thông qua các kênh tín dụng như: hợp tác xã nông nghiệp, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên,... Ưu tiên phân bố

104

cho các đối tượng có khả năng về đất, trình độ sản xuất và lao động để khuyến khích mở rộng đầu tư phát triển cây trồng này.

Các Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức cho vay như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,... nên tổ chức các buổi tuyên truyền về chính sách cho vay, thủ tục vay, hình thức vay,... vào buổi tối tạo điều kiện cho nông dân tham gia, tìm hiểu, có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn. Cần đơn giản hoá các thủ tục vay, lãi suất ưu đãi. Đồng thời, hướng dẫn nông dân sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả, đúng mục đích vay thông qua việc thành lập các tổ, nhóm tín dụng. Phát huy hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp: Cung cấp vật tư, dịch vụ làm đất v.v... với hình thức trả chậm tạo điều kiện cho các xã viên yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

105 KẾT LUẬN

Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý để trồng và phát triển cây cao su tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và mang tính thực tiễn, thời sự.

Điều kiện khí hậu, đất đai của huyện Mường La thích hợp cho việc trồng và phát triển cây cao su. Tuy nhiên, vẫn còn gặp phải một số khó khăn cần phải có biện pháp khắc phục (rét đậm, rét hại và sương muối). Qua điều tra, đánh giá các xã phù hợp để phát triển cây cao su của huyện: Tạ Bú, Mường Bú và Thị trấn Ít Ong.

Nghiên cứu đã ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý kết hợp với viễn thám để xác định các yếu tố tự nhiên phục vụ cho việc phát triển cây cao su huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Các yếu tố tự nhiên được lựa chọn cho quá trình đánh giá gồm: sương muối, độ dốc, độ cao, lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ trung bình năm, thổ nhưỡng, thực vật, còn các nhân tố khác chỉ được phân tích định tính và mang tính chất tham khảo.

Kết quả đã phân vùng được mức độ thích nghi cho việc trồng cây cao su trong địa bàn huyện như sau:

 Vùng có mức thi nghi cao là 18.109,4 ha chiếm 12,6% diện tích toàn huyện.  Vùng có mức thích nghi là 35.381 ha chiếm 24,6% diện tích toàn huyện chủ yếu ở các xã Mường Chãi, Ti Phoong, Siềng Chan, Ít Ong, Chiềng Lao.

 Vùng ít thích nghi là 31.584 ha chiếm 22% diện tích toàn huyện. Đây là vùng có tồn tại hiện tượng thời tiết sương muối nhưng xảy ra ít, mặc dù vậy vẫn gây nhiều tác động đến sự phát triển của cây cao su.

 Vùng không thích nghi: là 58.475 ha chiếm 40,8% diện tích huyện Mường La. Đây là những khu vực có độ dốc cao, hiện tượng thời tiết tiêu cực là sương muối xảy ra liên tục, không thể trồng và phát triển cây cao su cho năng suất cao.

Để tạo điều kiện cho cây cao su sinh trưởng, phát triển tốt trước hết cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau:

 Sử dụng giống cao su có khả năng chịu lạnh như: VNg-77-4 và một số giống theo định hướng phát triển cây cao su của tỉnh Sơn La.

106

 Khi sử dụng phân bón qua lá, chúng đều ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển của cây cao su so với đối chứng phun nước lã. Trong đó, phân Ba lá Grow cho hiệu quả rõ rệt nhất, sau đó đến phân Romix - Rb và Đầu trâu 005. Phun 1 lần/1 tuần.

 Sử dụng phương pháp bón phân 3 lần chọc lỗ + 1 lần vun gốc cho hiệu quả cao nhất. Cây sinh trưởng, phát triển tốt, giảm được công lao động trong kỹ thuật bón phân.

 Việc trồng cây trồng xen trong giai đoạn KTCB là rất quan trọng, ngoài việc lấy ngắn nuôi dài còn có tác dụng hạn chế xói mòn, cung cấp dinh dưỡng cho đất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

 Tuỳ theo mục đích, có thể lựa chọn cỏ Ghi Nê, ngô LVN10, đậu tương làm cây trồng xen.

Một số giải pháp khác để phát triển cây cao su theo hướng bền vững tại Mường La:

 Tạo nguồn vốn ban đầu cho nông dân;  Chú ý chăm sóc tuổi cây giai đoạn KTCB.

 Tăng cường khả năng che phủ đất bằng trồng xen hoặc thảm thực vật che phủ để giảm thoát hơi nước trong mùa khô, giảm xói mòn,...

 Tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ, mủ cao su trong thời gian tới và thị trường cho sản phẩm cây trồng xen.

Kiến nghị:

 Tiếp tục đánh giá, đề xuất các giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào phát triển cây cao su tại Mường La.

 Tiếp tục thử nghiệm các loại cây trồng xen khác nhau phù hợp với điều kiện của huyện Mường La.

107

TÀI LIỆU THAM KHẢO  Trong nước

1. Nguyễn Ngọc Thạch và nnk. Áp dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) để nghiên cứu và dự báo tai biến tự nhiên ở tỉnh Hoà Bình. 2002.

2. Nguyễn Ngọc Thạch. Áp dụng mô hình modelbuilder để lựa chọn đất phát triển cây cao su tỉnh Hòa Bình.

3. Ngô Kinh Luân. Báo cáo ngành cao su thiên nhiên năm 2013.

4. Vũ Thế Hải. Báo cáo kết quả điều tra tính toán cân bằng nước Tỉnh Hoà Bình

.1995.

5. Đinh Xuân Trường. Cao su Tiểu điền. Viên nghiên cứu Cao su Việt Nam, 2000.

6. Nguyễn Thị Huệ 2006, Cây Cao su. NXB TP HCM 2006

7. Lê Hưng Quốc, Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng đất gò đồi Hà Tây, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viên KHKYNN, 1994.

8. Nguyễn Ngọc Thạch. Địa thông tin .nxb ĐHQG. 2011.

9. Trần Quang Định. Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Mường La, tỉnh Sơn La. 2010.

10. Trấn Đức Hạnh, Lý thuyết về khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu nông nghiệp. NXB NN Hà Nội 1997.

11. Lê Duy Thước, Nông – lâm kết hợp, Giáo trình cao học. Viện KHNN Việt Nam, 1994.

12. Mai Văn Quyền, Nghiên cứu và phát triển hệ canh tác, hệ thống nông nghiệp,

Viện KH nông nghiệp Viêt Nam, 1996.

13. Đặng Văn Đức (2001), Hệ thống thông tin địa lý, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ

thuật.

14. Nguyễn Văn Trương. Hệ canh tác nông nghệp và vấn đề định canh định cư. Tạp chí lâm nghiệp, 1983.

15. Đào Vọng Đức, Ngô Đạt Tam, Nguyễn Ngọc Thạch và nnk. Hoàn thiện bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội và xây dựng ngân hàng dữ liệu điều tra cơ bản Tỉnh Hoà Bình. 1994.

108

16. Thái Phiên, Quản lý đất dốc và sử dụng lâu bền cho phát triển nông nghiệp. Tạp chí khoa học đất, 1993.

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su với sự trợ giúp của viễn thám và GIS ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)