Hiện trạng phân bổ và phát triển cây cao su ở huyện mường la

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su với sự trợ giúp của viễn thám và GIS ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 74)

3.1.1.Đánh giá hiện trạng trồng cao su tại Mường La, Sơn La

Tại Mường La, bắt đầu trồng cao su từ năm 2007, đầu tiên trồng ở thị trấn Ít Ong (được 70 ha), đến năm 2008 trồng được 265 ha. Đến năm 2009 - 2010, mở rộng trồng tại xã Mường Bú và Tạ Bú và đạt được 752 ha năm 2010 ở cả 3 xã điều tra. Sau đó từ năm 2011- 2012, ở thị trấn Ít Ong không trồng mới thêm diện tích mà mở rộng ở xã Mường Bú, Tạ Bú. Tổng diện tích trồng cao su tính đến năm 2012 của 3 xã điều tra đạt 2117 ha, với 1626 hộ trồng. Thực hiện chủ trương của tỉnh Sơn La về phát triển cây cao su, đến năm 2014 huyện Mường La có ba xã, 23 bản, với 1.626 hộ dân tham gia góp đất trồng 2.373 ha cây cao su, chiếm một phần ba diện tích cao su toàn tỉnh. (khu vực khoanh vi trong bản đồ dưới là khu vực trồng cao su theo trung tâm tư vấn lâm nghiệp năm 2010)

Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng rừng Mường La – Sơn La

65

Tới đây Công ty cao su Sơn La phối hợp huyện Mường La sẽ trồng mới thêm khoảng 1.400 ha (giai đoạn 2013 - 2015) trên địa bàn các xã Tạ Bú, Mường Chùm, Chiềng Hoa, Chiềng San.

Tuy diện tích rừng trồng cao su rải rác ở nhiều nơi trong huyện như Ít Ong, Mường Bú, Tạ Bú ….. nhưng trên thực tế, rừng trồng cao su bước đầu có thể cho mủ, rừng khép tán chỉ ở khu vực của đội cao su Ít Ong.

Đội cao su Ít Ong đã trồng trên 460 ha, với tổng số 191 công nhân, trong đó 187 công nhân là người dân của bản Tìn và Nà Trang, 100% công nhân của đội được ký hợp đồng lao động, tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật, thu nhập bình quân công nhân năm 2012 đạt trên 2,5 triệu đồng/tháng. Diện tích cây cao su đã trồng được chăm sóc, bảo vệ và phát triển tốt, diện tích trồng năm 2007 dự kiến sẽ đưa vào khai thác vào giai đoạn 2014 – 2015.

Bảng 3.1.Diện tích trồng cao su từ năm 2007 – 2012 tại 3 xã điều tra của huyện Mường La, Sơn La

Tên xã, thị Diện tích trồng cao su từ 2007 - 2012 (ha) Số hộ TT trấn 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 1 Ít Ong 70 265 127 15 477 123 2 Mường Bú 350 723 321 45 1439 1347 3 Tạ Bú 154 14 11 22 201 156 Tổng 70 265 631 752 332 67 2117 1626

66

3.1.2.Đánh giá chung về tình hình phát triển cao su đã trồng trên địa bàn huyện Mường La, Sơn La đến nay

 Giống

Hiện nay, bước đầu công ty lựa chọn được một số loại giống đưa vào trồng năm 2008, 2009 như: PB 260, GT1, RR1C121, RRIM600, LH90/952, 77-4.

Với những đặc thù về đất đai, thổ nhưỡng: thời tiết, khí hậu nên trong quá trình triển khai trồng mới và chăm sóc cao su, ngoài những biện pháp kỹ thuật truyền thống thì việc áp dụng những biện pháp mới là hết sức cần thiết.

Trong 5 năm triển khai trồng cao su, ngoài việc áp dụng những quy trình chung của tập đoàn, công ty luôn tìm tòi vận dụng những biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế, trong đó lưu ý đến các vấn đề sau:

 Chọn đất trồng cao su:

- Độ cao tuyệt đối: chi trồng ở độ cao dưới 600m so với mực nước biển và có thể lên đến 700m khi cần thiết đảm bảo liền vùng, liền khoảnh.

Để thực hiện việc này một cách tương đối chính xác, chính quyền đã mạnh dạn đầu tư hệ thống máy định vị GPS từ bộ môn quy hoạch của công ty đến từng đội sản xuất, kể cả yêu cầu các đơn vị khai hoang cũng phải trang bị GPS, tổ chức hướng dẫn sử dụng và áp dụng ngay khi khảo sát, quy hoạch và kể cả khi tiến hành khai hoang và kèm theo quy định sẽ không nghiệm thu diện tích nào trên 600m đến 700m nếu không phải liền vùng liền khoảnh. Tuy nhiên có một vấn đề phát sinh cần tìm hiểu thêm là còn tuỳ thuộc vào tiểu vùng khí hậu: nhiệt độ ở vùng nóng cùng thời điểm có thể chênh lệch khá lớn so với nhiệt độ ở vùng lạnh có cùng độ cao tương tự.

- Tránh vùng có sương muối truyền thống.

+ Cách phát hiện vùng có sương muối: qua tìm hiểu các cơ sở khoa học của địa phương và kinh nghiệm của nhân dân.

+ Hạn chế sương muối: đắp các hồ chứa nước để góp phần tăng lượng bốc hơi nước, đồng thời có nước dự trữ để phun tăng trưởng, thậm chí rửa lá nếu có sương muối.

Ngoài ra đất trồng cao su phải đảm bảo độ dầy tầng đất đạt trên 70cm sau khi đã đào đường đồng mức. Đất trồng cao su phải đảm bảo liền vùng, liền khoảnh, diện tích càng tập trung càng tốt, nhất là với điều kiện đồi dốc như ở Sơn la. Công ty cũng lưu ý không trồng ở các vùng có truyền thống sương muối.

67  Làm đường đồng mức:

Những khu vực có độ dốc > 100 thì tiến hành làm đường đồng mức. Hai đường đồng mức liền kề cách nhau 8m. Đường đồng mức rộng 2m, làm nghiêng vào trong 80. Trong quá trình thiết kế và làm đường đồng mức lưu ý tránh làm đường đồng mức bị nghiêng để nước không chảy dồn ở vị trí các khe hợp thuỷ hoặc chảy tập trung tại một điểm khi có trời mưa, mà nước phải chảy chia đều ở tất cả các vị trí trên đường đồng mức để tránh hiện tượng xói mòn đất. Trong việc sử dụng nguồn vốn để đào đường đồng mức, công ty đã chia ra làm nhiều lần để phù hợp với điều kiện lao động thực tế, đồng thời tạo việc làm cho những tháng mùa khô. Ngoài ra do sau mùa mưa đầu tiên đường đồng mức bị sạt lở một phần cần phải đào mở rộng thêm.

Làm đường lô cắt ngang độ dốc, vừa thuận tiện cho việc di chuyển và đặc biệt góp phần rất lớn vào việc làm giảm tốc độ dòng chảy, có không gian trồng cây theo hàng nanh sấu chống xói mòn.

Đào hố trồng cây trên đường đồng mức sát vào phía Taluy dương, từ tim hố đến Taluy dương bằng 1/3 bề rộng đường đồng mức nhằm tránh sạt lở cây, khi mở rộng đường đồng mức thì đảm bảo phía trong và ngoài cây cao su có bề rộng đủ lớn để có thể thuận tiện cho chăm sóc và khai thác mủ sau này.

 Giữ thảm thực vật hoặc trồng xen giữa hai hàng cao su:

Đối với các khu vực đất dốc cần phải duy trì thảm có tự nhiên giữa hàng trồng (chỉ khia hoang, đào gốc các loài cây thân gỗ).

Trong điều kiện phù hợp thì tiến hành trồng cây thảm phủ hoặc trồng xen các cây phù hợp. Cụ thể:

- Đối với những vùng đất nông nghiệp hiện đang làm nương rẫy thì phía công ty tạo điều kiện cho người dân trồng xen trong lô cao su bằng các cây họ đậu, lúa nương, ngô, dứa, có chăn nuôi.v.v....

- Đối với các vùng đất đã chịu ảnh hưởng của xói mòn đất hiện canh tác cây ngắn ngày không có hiệu quả nữa thì tiến hành trồng các cây thảm phù như đậu Kuszu, Mucuna, cỏ voi....và để bảo đảm lâu dài tác giả đang tìm hiểu loại cỏ có khả năng sống trong điều kiện cao su khép tán để hỗ trợ chăn nuôi và đặc biệt chống xói mòn lâu dài trên đất dốc.

Đánh giá chung:

Cây cao su được trồng với diện tích lớn trong 7 năm vừa qua trên địa hình tương đối phức tạp, độ dốc lớn gây ảnh hưởng đến công tác khai hoang và trồng cây

68

cao su. Mùa khô hanh kéo dài, có gió lào, thường xuyên có giá rét và đôi khi có sương muối ở một số tiểu vùng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, trình độ dân trí còn hạn chế, khả năng tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển cây cao su sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên vùng diện tích trồng nằm sâu trong đất liền ít chịu ảnh hưởng của gió lớn và bão, Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, các cấp uỷ chính quyền các cấp từ tỉnh đến huyện, xã và bản có sự đồng thuận cao, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Diện tích đất lâm nghiệp kém hiệu quả rất lớn, trong đó có nhiều diện tích phù hợp để phát triển cao su tập trung với quy mô lớn. Cây cao su phát triển tốt như mong muốn.

3.2. Thành lập bản đồ đánh giá thích nghi của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây cao su

3.2.1. Đánh giá tính phù hợp của điều kiện tự nhiên huyện Mường La cho việc phát triển cao su phát triển cao su

Đánh giá tính phù hợp của điều kiện tự nhiên là cơ sở khoa học để xác định việc phát triển diện tích cao su tiểu điền của huyện Mường La so với yêu cầu về điều kiện tự nhiên như điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai của cây cao su từ đó khẳng định và xây dựng vùng phát triển cao su tiểu điền phù hợp. Để đanh giá được tính phù hợp tác giả tiến hành so sánh giữa điều kiện tự nhiên của huyện với điều kiện sinh thái của các vùng trồng cao su lớn trong cả nước được thể hiện tại bảng:

Bảng 3.2.Đánh giá tính phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Mường La cho việc phát triển cây cao su

Một số vùng trồng cao su Yêu cầu của

Chỉ tiêu ĐKTN

Mường La

cây cao su Gia Lai Lai Châu Vân Nam TQ Cao trình (m) 200 - 400 200 - 240 550 - 900 Nhiệt độ (0C - TB/năm) 24 25 – 30 23 23 21,7 Nhiệt độ tối thấp (0C) 8 10 17 3,4 15,6

Nhiệt độ tối cao (0C) 41 40 32 36,5 27

69 Lượng mưa trung bình

(mm) 1.600 - 1.900 1.500 – 2.000 1.231 2.066 1.209 Số giờ nắng/năm 1.500 1.600 - 1.800 2.256 1.833 2.150 Tốc độ gió cực đại (m/s) 15 12 19 40 20 Độ pH 5,0 - 5,5 3,5 - 7,0 - 4,15-4,24 - Tầng canh tác (m) 0,5 - 1,5 0,8 - 1,0 - 0,5 - 1,5 - Độ dốc đất canh tác 0o 8 - 25o Dưới 30o - 15 - 25 -

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & MT huyện Mường La, 2011)

Qua bảng cho thấy, đặc điểm tự nhiên của huyện Mường La tương đối phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây cao su và một số vùng trồng cao su trong nước và thế giới như về vĩ độ cây cao su được trồng từ 3008’ Nam - 21052’ Bắc, cao trình, cao trình phù hợp là 200 m so với mặt nước biển, tuy nhiên nhờ công nghệ chon tạo giống hiện nay cây cao su đã được trồng với cao trình cao hơn nhiều như tại Vân Nam Trung Quốc cây cao su được trồng ở độ cao 550 – 900 m so với mặt nước biển.

Về đất đai huyện Mường La là huyện miền núi của các tỉnh Tây Bắc nên diện tích đất canh tác cây trồng lâu năm chủ yếu trên đất đồi có tầng sâu canh tác 0,5 - 1 ,5 m, độ dốc 8 - 250 trong đó yêu cầu của cây cao su về độ dốc canh tác dưới 300 tại vùng trồng cao su của tỉnh Lai Châu là 15 - 250 dốc. Cây cao su là cây thân gỗ, tuy nhiên rất dễ gãy do gió bão vì vậy tác giả đánh giá chỉ tiêu tốc độ gió cực đại của huyện Mường La là 15m/s tập trung chủ yếu vào tháng 9 - 10 hàng năm, trong khi đó tại Lai châu là 40 m/s, Gia Lai là 19 m/s, Vân Nam Trung Quốc là 20 m/s. Yêu cầu nhiệt độ TB trong năm là 25 - 300C, lượng mưa từ 1.500 mm - 2.000 mm thì tại huyện Mường La đo được nhiệt độ TB năm là 240C và lượng mưa là 1.600 mm. Theo tài liệu của Viện nghiên cứu cao su Việt Nam thì biên độ nhiện độ ngày/đêm khoảng 80C sẽ tạo cho cao su có năng suất mủ cao, tại huyện Mường La tác giả đo được biên độ chênh lệch ngày đêm dao động từ 7 - 90C.

Từ những chỉ tiêu so sánh đánh giá trên tác giả đưa ra kết luận, huyện Mường La có thể phát triển cây cao su tiểu điền điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp với các yêu cầu sinh thái của cây cao su, so sánh với một số vùng trồng cây cao su như Lai Châu, Điện Biên, Vân Nam Trung Quốc thì huyện Mường La có điều kiện phù hợp hơn về yêu cầu sinh thái của cây cao su. Tuy nhiên cần phải lựa chọn các giống cây cao su mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện để phát triển cao su hiệu quả hơn.

70

Từ kết quả phân tích đánh giá hiện trạng các cây trên tác giả tiến hành đánh giá cho các yếu tố được chia thành các nhóm như sau:

- Địa hình: Độ cao, độ dốc - Khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa - Thổ nhưỡng

- Sương muối - Thảm phủ thực vật

3.2.2. Thành lập bản đồ đánh giá thích nghi của địa hình với cây cao su

Địa hình là một trong những nhân tố quan trọng. Đối với cây cao su cả hình thái, độ cao và độ dốc địa hình đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển, năng suất và quá trình chăm sóc, khai thác mủ cao su.

a. Đối với độ cao

Địa hình núi cao và dốc: Phân bố ở phía Đông và Đông Bắc của huyện. Đây là một phần sườn Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài từ Quỳnh Nhai qua Mường La và kết thúc tại Phù Yên tạo thành ranh giới giữa Sơn La, Lào Cai và Yên Bái. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh bởi các con suối lớn và các đỉnh nhọn có độ cao từ 1000m đến gần 3000m.

Bảng 3.3.Bảng phân cấp mức độ thích nghi độ cao địa hình huyện Mường La

Chỉ tiêu Phân cấp thích nghi

S1 S2 S3 N

Độ cao (m) 0 – 300 300 – 500 500 – 700 >700 Ghi chú: S1: Rất thích nghi S3: Ít thích nghi

S2: Thích nghi N: Không thích nghi

Từ bảng phân cấp mức độ thích nghi theo độ cao địa hình kết hợp với bản đồ dữ liệu độ cao địa hình (Hình 2.4 – trang 39) cho ra bản đồ kết quả phân cấp thích nghi cho yếu tố độ cao địa hình dưới sự trợ giúp của GIS như sau:

71

Hình 3.2. Bản đồ kết quả phân cấp thích nghi cho yếu tố độ cao địa hình b. Đối với độ dốc

Độ dốc là yếu tố có ảnh hưởng quyết định trong việc lựa chọn và phân bố loại hình sử dụng đất, đặc biệt trên vùng đất dốc, có nguy cơ rửa trôi và xói mòn đất cao.

Bảng 3.4. Phân cấp mức độ thích nghi độ dốc địa hình huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Chỉ tiêu

Phân cấp thích nghi

S1 S2 S3 N

Độ dốc (0) 0 – 5 5 – 15 15 - 30 >30

Ghi chú: S1: Rất thích nghi S3: Ít thích nghi S2: Thích nghi N: Không thích nghi

72

Từ bảng phân cấp mức độ thích nghi theo độ dốc địa hình kết hợp với bản đồ dữ liệu độ dốc địa hình (Hình 2.5 – trang 41) cho ra bản đồ kết quả phân cấp thích nghi cho yếu tố độ dốc địa hình dưới sự trợ giúp của GIS như sau:

Hình 3.3. Bản đồ kết quả phân cấp thích nghi cho yếu tố độ dốc địa hình 3.2.3. Thành lập bản đồ đánh giá thích nghi của khí hậu với cây cao su

Khí hậu là nhân tố sinh thái quan trọng không thể thiếu trong sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của sinh vật đặc biệt là thực vật. Mỗi một yếu tố khí hậu tác động đến thực vật theo từng loài, từng thời điểm khác nhau. Tùy vào đặc điểm sinh lý mỗi loài thực vật có khả năng thích ứng với những đặc điểm của khí hậu ở những cường độ nhất định.

Khi các đặc điểm của khí hậu nằm ngoài ngưỡng giới hạn của cây trồng thì sẽ

Một phần của tài liệu Đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển cây cao su với sự trợ giúp của viễn thám và GIS ở huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)